Nhu cầu mở rộng mạng lưới xuất khẩu thuỷ sản

Một phần của tài liệu Giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực Thuỷ sản của VN thời kỳ hậu WTO (Trang 58)

I : ĐỊNH HƯỚNG THU HÚT FD VÀO NGÀNH THUỶ SẢN 1 Nhu cầu thu hút FD vào ngành thuỷ sản.

1.4 Nhu cầu mở rộng mạng lưới xuất khẩu thuỷ sản

Theo thông tin từ Bộ Thủy sản, hàng thủy sản Việt Nam đã có mặt tại 105 quốc gia và vùng lãnh thổ. Toàn ngành có 171 Doanh nghiệp được cấp code xuất hàng vào thị trường EU, 295 Doanh nghiệp được phép xuất khẩu hàng vào Hàn Quốc và 300 Doanh nghiệp đã áp dụng hệ thống tiêu chuẩn vệ sinh chất lượng quốc tế (HACCP) đủ điều kiện xuất khẩu hàng thuỷ sản vào thị trường Mỹ. Trong năm qua, Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc vẫn là 3 thị trường được xem là chủ lực; trong đó Bộ Thủy sản đánh giá cao thị trường Nhật Bản và đang ưu tiên xuất hàng, phấn đấu giai đoạn 2006 - 2010 chiếm thị phần không dưới 30%. Năm 2005, tổng giá trị kim ngạch XKTS vào EU chỉ đạt khoảng 300 triệu USD trong tổng số 2,65 tỷ USD. Tuy nhiên sự chấp nhận của EU đối với thủy sản Việt Nam đã tác động rất lớn đến các thị trường khác khi càng ngày, số lượng lô hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam bị giữ lại do phát hiện nhiễm dư lượng kháng sinh ở các nước càng ít đi. Đối với Mỹ, thị trường quen thuộc của thủy sản Việt Nam. Hiện xuất khoảng 25% thị phần và phấn đấu tăng lên 30% những năm tới. Có thể nói đây là thị trường lớn nhưng rất khó tính, do đó phải đa dạng các sản phẩm, xúc tiến thương mại, phương thức mua bán, thanh toán... nhất là bảo đảm VSATTP.

Nguồn vốn FDI được thu hút vào Việt Nam chủ yếu dùng vào việc nghiên cứu và phát triển mở rộng thị trường, tạo ra một mạng lưới thị trường rộng khắp, thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm Thuỷ sản của Việt Nam.

Một phần của tài liệu Giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực Thuỷ sản của VN thời kỳ hậu WTO (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w