Phát triển các cơ sở dạy nghề cho LĐNT

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại thị xã Quảng Yên, Quảng Ninh (Trang 83 - 85)

1.

4.3.6.Phát triển các cơ sở dạy nghề cho LĐNT

Cần chú trọng phát triển các cơ sở dạy nghề cho LĐNT (bên cạnh các cơ sở dạy nghề công lập, cần chú ý xây dựng các cơ sở dạy nghề phi công lập, tư nhân (dạy nghề tại các HTX, doanh nghiệp, các trang trại, nông lâm trường, vùng chuyên canh, cơ sở sản xuất kinh doanh và các cơ sở dạy nghề tiểu thủ công nghiệp), nhằm tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh trong đào tạo, nâng cao chất lượng đào tạo.

Chủ động chủ trì tổ chức những lớp dạy nghề tại mỗi làng nghề; Ví dụ như nghề mộc, nghề đan lưới, nghề chạm trổ. Cách học cũng rất thiết thực; không phải là truyền khẩu, dạy chay như trước đây mà nay các đơn vị dạy nghề phối kết hợp với sở LĐTBXH tỉnh Quảng Ninh xây dựng chương trình đào tạo cho ngành nghề và xây dựng các giáo trình bài bản, có thêm băng đĩa hình để hỗ trợ dạy nghề; các nghệ nhân cũng được tham gia các lớp kỹ năng dạy nghề do Sở tổ chức. Các nghệ nhân có điều kiện trực tiếp truyền đạt kiến thức thực tế, đúc rút kinh nghiệm trong quá trình LĐ của mình.

Cần phải đa dạng hóa hoạt động đào tạo nghề, cần phải thu hút sự tham gia của các tổ chức XH - Nghề nghiệp ( như các hội, hiệp hội) cũng tức là “xã hội hóa” việc đào tạo, đào tạo không chỉ dựa vào hệ thống trường, lớp của các cơ sở công lập mà còn huy động sự tham gia của các tổ chức xã hội.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Trong thời gian qua một số tổ chức xã hội nghề nghiệp như các hiệp hội như hội Phụ nữ tỉnh , Đoàn Thanh niên tỉnh đã chủ động tổ chức nhiều lớp dạy nghề cho LĐNT đạt kết quả tốt. Những trường lớp này đã gắn được nội dung đào tạo với nhu cầu của đơn vị sử dụng LĐ; Sau khi học người LĐ sớm có chỗ làm việc phù hợp với thu nhập đủ sống.

4.3.7. Tăng cường -

Mặc dù các cơ sở dạy nghề cũng đã có những cơ sở vật chất thiết bị cần thiết để phục vụ giảng dạy, nhưng so với nhu cầu đào tạo nghề ngày càng nâng cao cả về số lượng và chất lượng thì những cơ sở -kỹ thuật và

trang thiết bị dạy nghề ở các trường công lập còn thiếu thốn và chưa hiện đại. Vì vậy, việc -kỹ thuật, tra

công lập là rất cần thiết trong thời gian tới. để thực hiện nhiệm vụ trên, thị xã cần tích cực sử dụng đầu tư của Đề án 1956, sử dụng hiệu quả dự án tăng cường năng lực dạy nghề, dự án đầu tư đổi mới dạy nghề của tỉnh và thị xã….Bên cạnh đó, các cơ sở đào tạo nghề cũng cần thực hiện tự chủ, bổ sung kinh phí nhằm thực hiện nhiệm vụ trên.

Hoạt động dạy nghề cho nông dân và lao động nông thôn không chỉ huy động giáo viên các cơ sở chuyên dạy nghề, mà còn thu hút được sự tham gia của các nhà khoa học tại các viện nghiên cứu, giáo viên các trường đại học; sự tham gia giảng dạy của những lao động kỹ thuật cao từ các doanh nghiệp; những nghệ nhân, người có tay nghề cao trong các làng nghề…

Tăng cường và bổ sung thêm đội ngũ giáo viên dạy nghề cơ hữu cho các trung tâm đào tạo nghề.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Nâng cao trình độ của giáo viên dạy nghề ở cả các trường dạy nghề lớn cũng như ở các trung tâm dạy nghề, để nâng cao chất lượng đào tạo nghề.

Cần có cơ chế chính sách hỗ trợ nhất định để nâng cao thu nhập cho giáo viên dạy nghề ở nông thôn, có như vậy, họ mới yên tâm và dốc sức cho công tác đào tạo nghề một cách lâu dài.

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại thị xã Quảng Yên, Quảng Ninh (Trang 83 - 85)