1.
1.2.1. Kinh nghiệm quốc tế
1.2.1.1. Kinh nghiệm Hàn Quốc
Hàn Quốc là một nước phát triển, cùng với điều đó, hệ thống đào tạo nghề ở nước này cũng rất phát triển. Hệ thống đào tạo nghề của Hàn Quốc đã trải qua 3 giai đoạn phát triển: giai đoạn trước 1975, sau 1975 và từ thập kỷ 1990 đến nay. Giai đoạn từ thập kỷ 1990 đến nay, hệ thống dạy nghề của Hàn Quốc đã có nhiều cải cách. Năm 1992, Hàn quốc thực hiện cải cách giáo dục với nhiều đổi mới. Thứ nhất, gắn chặt hệ thống đào tạo nghề với với hệ thống giáo dục, nhằm mục đích cung cấp người lao động tốt nhất cho doanh nghiệp. Thứ hai, mục tiêu tái cấu hệ thống giáo dục hiện có thành một hệ thống giáo dục mới, bảo đảm cho người dân được học suốt đời. Thứ ba, đào tạo gắn liền với tuyển dụng. Vấn đề “đầu ra” của học viên học nghề luôn được quan tâm hàng đầu. Đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp, phù hợp với nhu cầu công việc của doanh nghiệp, vì vậy sinh viên ra trường thường không phải đi tìm kiếm việc làm mà được các doanh nghiệp sử dụng luôn, doanh nghiệp Hàn Quốc cũng cũng ít gặp khó khăn trong tuyển dụng. Thứ tư, chính sách hỗ trợ dạy nghề của chính phủ Hàn Quốc rất tốt, cả về mặt tiền bạc và tinh thần. Đi đôi với chính sách hỗ trợ dạy nghề là các chương trình tạo việc làm được chính phủ thường xuyên cung cấp, khiến cho học viên học nghề sau khi tốt nghiệp có nhiều cơ hội tìm được việc làm. Thứ năm, hình thức đào tạo nghề khá đa dạng: đó là đào tạo nghề cơ bản luôn kết hợp với nâng cao, đào tạo nghề luôn kết hợp giữa trường công và trường tư, đào tạo thực hành luôn gắn chặt với đào tạo lý thuyết… Thứ sáu, xây dựng hệ thống đánh giá và quản lý
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
kiến thức, kỹ năng và công việc; xây dựng kết cấu hạ tầng thông tin cho phát triển nguồn nhân lực…
Kết quả của hệ thống đào tạo nghề ở Hàn Quốc là đã góp phần to lớn vào việc đưa nền kinh tế Hàn Quốc nhanh chóng trở thành một nền kinh tế phát triển ở khu vực và trên thế giới, với tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao và tỉ lệ thất nghiệp thấp.
1.2.1.2. Kinh nghiệm Trung Quốc
Trung Quốc đang có nhiều các chính sách đào tạo nghề cho lao động và nông dân mà Việt Nam của chúng ta chưa có được cụ thể như: Luật nông nghiệp, luật khuyến khích áp dụng công nghề trong nông nghiệp, luật giáo dục nghề nghiệp và nhiều quyết định khuyến khích đổi mới giáo dục nghề nghiệp.
Sau khi gia nhập WTO năm 2001, Trung Quốc đưa tiêu chí hàng đầu là lĩnh vực phát triển nông nghiệp với đội ngũ nông dân hùng hậu. Trung Quốc áp dụng đào tạo nghề theo 4 nguyên tắc: Đưa giáo dục việc làm đến tận làng xã, giáo dục nghề nghiệp dạy theo nhu cầu; các hoạt động giáo dục được chuẩn hóa và quản lý chặt chẽ công tác đào tạo nghề gắn với việc làm…
Các nguyên tắc đó đã tạo ra nhiều điều kiện thuận lợi cho nông dân. Không chỉ giúp họ có thời gian để học, mà còn tạo nhiều cơ hội để thực hành . Khác với Việt Nam, chương trình đào tạo nghề của Trung Quốc được thiết kế để phục vụ nông nghiệp theo mùa vụ, theo lĩnh vực nuôi trồng…và nhu cầu của nông dân gắn với việc làm. Có như vậy mới tạo động lực và kích thích sự sang tạo của người học. Học viên được quản lý theo các tiêu chí cực kỳ nghiêm khắc, chặt chẽ để đảm bảo hiệu quả dạy học. Trung Quốc cũng thực hiện chương trình một triệu học sinh tốt nghiệp trung cấp nghề về việc làm ở nông thôn. Chương trình tiến hành trong 2 năm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Trung Quốc quản lý nông dân chuyên nghiệp sau khi ra trường như thế nào? khi đã có trình độ nghề nhất định, nông dân dễ dàng kiếm được thu nhập cao từ chính nghề mình học. Chính quyền địa phương sẽ đánh giá, kiểm định tay nghề của nông dân chuyên nghiệp có phù hợp với quy mô canh tác, nuôi trồng hay không? Đặc biệt tất cả “dữ liệu” này sẽ được tập hợp thành “file’’để quản lý và kiểm soát.
1.2.2. am
1.2.2.1. , Quảng Ninh
Huyện Đông Triều nằm ở phía Tây tỉnh Quảng Ninh với 21 xã, thị trấn. Tuy là huyện miền núi- trung du nhưng Đông Triều có sự nghiệp giáo dục phát triển đáp ứng ở mức khá cao nhu cầu của thanh thiếu niên trong độ tuổi phổ cập. Có hệ thống giáo dục chính quy trên địa bàn huyện phát triển tương đối hoàn chỉnh. Quy mô trường lớp phát triển khá mạnh và bước đầu đã đa dạng hoá, tạo điều kiện cơ bản thuận lợi cho thanh thiếu niên tham gia học tập. Tỷ lệ người đi học đạt mức cao chiếm khoảng trên 25% tổng số dân.
Huyện có một Trung tâm GDTX, hàng năm kết hợp với các trường THCS, THPT tổ chức dạy nghề phổ thông cho học sinh trong huyện. Ngoài ra còn có trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh đóng trên địa bàn, hàng năm tuyển sinh học sinh của huyện vào học hệ Đại học, Cao đẳng, TCCN và dạy nghề cho học sinh của địa phương. Như vậy ở trong huyện đã có các cơ sở phần nào đáp ứng được nhu cầu về học tập của học sinh góp phần vào việc xây dựng xã hội học tập. Huyện Đông Triều có phong trào "Toàn dân chăm lo xây dựng sự nghiệp giáo dục" phát triển sớm và đã đạt được kết quả tốt, hình thành và duy trì hoạt động được nhiều cơ sở hội, gia đình hiếu học, dòng họ khuyến học, huy động được nhiều lực lượng trong xã hội hưởng ứng tham gia, ủng hộ nhiệt tình cho công tác giáo dục. 100% các thôn, khu của các xã,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
thị trấn có nhà văn hoá, có Trung tâm sinh hoạt cộng đồng. Phong trào “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ”, xây dựng làng, khu phố văn hoá, cơ quan văn hoá tiếp tục được duy trì và đạt hiệu quả cao.
Đặc biệt trong công tác dạy nghề cho lao động nông thôn, thực hiện Quyết định 1956 của chính phủ về đề án dạy nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 Huyện Đông Triều luôn đi đầu trong tỉnh của đề án này. Từ năm 2010 đến nay huyện đã đào tạo được hàng nghìn lao động có tay nghề vững chắc để vào các doanh nghiệp trên địa bàn, huyện đã phát huy được thế mạnh của vùng, đào tạo nghề có trọng điểm, chính quyền địa phương luôn quan tâm giúp đỡ tạo điều kiện và trong công tác tuyên truyền về dạy nghề huyện luôn, đặc biệt quan tâm xuống các cơ sở rà soát các nhu cầu của bà con nông dân, tìm hiểu và lấy các ý kiến để đánh giá khắc phục có giải pháp cho các năm tiếp theo. Bên cạnh đó huyện luôn phát huy được các ngành nghề truyền thống như; làm gốm nung, thủ công mỹ nghệ, đồ gỗ, chăn nuôi lợn rừng…Xây dựng mạng lưới các cơ sở liên kết đào tạo học nghề để từ đó mỗi người dân sẽ có ít nhất một nghề tăng thêm thu nhập xây dựng huyện Đông Triều ngày một phát triển.
1.2.2.2. Kinh nghiệm ở Thái Bình
Thái Bình là tỉnh có nhiều nghề và làng nghề. Có những làng nghề đã nổi tiếng khắp cả nước như: làng nghề chạm bạc Đồng Xâm, chiếu cói Tân Lễ, mây tre đan Thượng Hiền, thêu Minh Lãng… Tính đến đầu năm 2013, Thái Bình có 241 làng nghề đã được cấp bằng chứng nhận. Sáu tháng đầu năm, giá trị sản xuất khu vực làng nghề của Thái Bình đạt 140.079,4 tỷ đồng, tăng 6,5% so với cùng kỳ, giải quyết việc làm cho khoảng 150.000 lao động.
Sở Công Thương Thái Bình và sở Lao động Thương binh Xã hội của tỉnh đã tổ chức nhiều cuộc gặp gỡ, lắng nghe vướng mắc của DN, cơ sở sản xuất tại
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
các làng nghề và tìm hướng giải quyết. Theo đó, Thái Bình ưu tiên triển khai thực hiện dự án năng lượng nông thôn - RE2 đợt 1 và đợt 2, dự án cải tạo hệ thống lưới điện của điện lực Thái Bình cho những xã có làng nghề để đáp ứng nhu cầu điện sản xuất cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất. Đầu tư nâng cấp, cải tạo hệ thống giao thông nông thôn, trong đó ưu tiên cho tuyến giao thông những nơi có làng nghề truyền thống, làng nghề phát triển mạnh như: đường làng nghề xã Thái Phương, huyện Hưng Hà; đường làng nghề thêu Minh Lãng, huyện Vũ Thư; đường làng nghề chạm bạc Đồng Xâm, xã Hồng Thái….
Tăng nguồn vốn khuyến công hỗ trợ cho công tác đào tạo, truyền nghề cho người lao động tại các làng nghề. Hỗ trợ kinh phí cho doanh nghiệp mời nghệ nhân, thợ kỹ thuật ở tỉnh khác về dạy nghề tại làng nghề. Đặc biệt, để gỡ khó về nguồn vốn, Sở Công Thương hỗ trợ 50% lãi suất tiền vay của các tổ chức tín dụng, hỗ trợ 20.000 đồng/m2 tiền san lấp mặt bằng trên diện tích đất thuê tại cụm công nghiệp... cho DN, cơ sở sản xuất tại các làng nghề. Giải quyết những vướng mắc về cơ chế, tạo tối đa điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong làng nghề được vay vốn để hoạt động sản xuất kinh doanh.
Sở Công Thương Thái Bình đề xuất thông qua nguồn kinh phí khuyến công quốc gia hàng năm, Bộ Công Thương có hỗ trợ thêm việc xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng cụm công nghiệp nhằm tạo thêm mặt bằng, giải quyết vấn đề môi trường cho các làng nghề. Phát huy thế mạnh của vùng các làng nghề luôn được tỉnh quan tâm và chỉ đạo, bên cạnh đó công tác đào tạo nghề và truyền nghề luôn được phát huy, khai thác học tập các nghề khác mà phù hợp với tỉnh để phát triển kinh tế xã hội. Xây dựng các mô hình trang trại, đưa người học đi thăm quan các mô hình kinh tế có hiệu quả để nâng cao sức
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
mạnh cạnh tranh về nguồn LĐ nhất là lực lượng ở nông thôn, làng nghề đáp ứng yêu cầu sự nghiệp CNH-HĐH .
Chƣơng 2
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Câu hỏi - Yên ra sao? - nông thôn ? - Yên? 2.2.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Đề tài sử dụng đồng bộ các phương pháp nghiên cứu như phương pháp đồ thị thống kê, phân tích-tổng hợp thống kê… Trong nghiên cứu và phân tích đề tài.
Phương pháp lấy ý kiến của người dân và các ý kiến của các chuyên gia, ý kiến của các lãnh đạo tại các cơ quan nhà nước và đơn vị dạy nghề, đơn vị bao tiêu sản phẩm…
§Ò tµi sö dông nh÷ng sè liÖu chính thức của các cơ quan có uy tín như của , tổng cục Thống kê, S
N ên,
Chi (2012
...
Nhằm mục đích làm rõ thực trạng về năng lực hiện có và khả năng trong 5 năm tới của các cơ sở đào tạo nghề; Hiện trạng sử dụng LĐ và nhu cầu sử dụng LĐ qua đào tạo nghề của các cơ sở sản xuất kinh doanh trong huyện; Trình độ chuyên môn nghề nghiệp và nhu cầu học nghề, giải quyết việc làm của LĐNT thị xã Quảng Yên.
* Đối tượng điều tra
- Điều tra có chọn điểm
+ Các hộ nông dân tham gia học nghề: 70 hộ +
- Điều tra tổng thể
+ : 6 c
+
+ g trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
* Đây là phương pháp sử dụng trong suốt quá trình làm đề tài. Tác giả tiến hành gặp gỡ tra đổi phỏng vấn các chuyên gia về đào tạo nghề; Trưởng phòng thương binh xã hội thị xã Quảng Yên, Giám đốc các Trung tâm dạy nghề, Trạm khuyến nông, Hiệu trưởng Trường cao đẳng Nông lâm Đông Bắc và Trường trung cấp Xây dựng Quảng Ninh, giáo viên dạy nghề, lãnh đạo các xã phường và nhân dân tham gia công tác dạy nghề và học nghề.