2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lƣu động
2.2.3. Nội dung thực hiện giải pháp
Để giảm bớt khoản phải thu, trong đó 99% là phải thu từ khách hàng, xí nghiệp nên sử dụng chiết khấu thanh toán trong bán hàng, nhằm khuyến khích khách hàng thanh toán nhanh, hạn chế thanh toán chậm dẫn đến nợ nần dây dưa khó đòi. Để làm được điều đó thì tỷ lệ chiết khấu phải được đặt sao cho phù hợp, phát huy được hiệu quả của nó. Theo em, để có thể xác định tỷ lệ chiết khấu hợp lý cần phải đặt nó trong mối liên hệ với lãi suất vay vốn hiện hành của ngân hàng. Bởi vì, khi bán hàng trả chậm, xí nghiệp sẽ phải đi vay vốn để đáp ứng nhu cầu
Lê Nguyên Nhung _ QT1101N 74 vốn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh được tiến hàng liên tục. Vì vậy, việc xí nghiệp giảm cho khách hàng một tỷ lệ nhất định tính trên tổng số tiền hàng mà tỷ lệ đó nhỏ hơn lãi suất vay vốn để thu hồi tiền hàng ngay, làm như vậy vẫn có lợi hơn là không chiết khấu để cho khách hàng nợ một thời gian và trong thời gian đó xí nghiệp lại phải đi vay vốn để chịu tiền lãi.
Giả sử thời hạn phải thu tiền kể từ ngày giao hàng của xí nghiệp cho khách hàng là 30 ngày.Tại thời điểm 31/12/2010 khoản phải thu khách hàng của xí nghiệp là 21.836,717 triệu đồng. Và giả sử trong thời gian này, để phục vụ sản xuất xí nghiệp sẽ phải đi vay ngân hàng một khoản tương ứng với lãi suất vay vốn giả định là 1,6%/ tháng. Lúc này, tiền lãi xí nghiệp phải bỏ ra để vay ngân hàng 21.836,717 triệu đồng trong vòng 30 ngày là:
21.836,717 x 1,6% = 349,387 triệu đồng.
Nếu như khách hàng có thể thanh toán ngay cho xí nghiệp tại thời điểm giao hàng thì xí nghiệp sẽ không phải đi vay ngân hàng và không phải chịu số lãi như trên. Do đó, để khuyến khích khách hàng thanh toán ngay, xí nghiệp có thể áp dụng chiết khấu thanh toán cho khách hàng thanh toán khi giao hàng là 1,2% giá trị hàng bán. Khi đó số tiền chiết khấu cho khách hàng là:
21.836,717x 1,2% = 262,041 triệu đồng.
Số tiền tiết kiệm được do áp dụng chiết khấu thay vì vay ngân hàng là: 262,041 - 349,387 = - 87,347 triệu đồng.
Tuy nhiên, không hẳn doanh nghiệp nào cũng có khả năng thanh toán ngay cho xí nghiệp khi nhận được hàng, vì thế xí nghiệp có thể sử dụng nhiều mức tỷ lệ chiết khấu thanh toán cho khách hàng như sau:
+ Nếu khách hàng thanh toán ngay khi mua hàng, xí nghiệp có thể sử dụng chiết khấu thanh toán cho khách hàng là 1,2% giá trị hàng bán.
+ Nếu khách hàng thanh toán chậm trong vòng 15 ngày đầu sau khi giao hàng, xí nghiệp sẽ chịu mức lãi vay nếu vay trong thời gian tương ứng là:
Do đó xí nghiệp có thể chiết khấu thanh toán 0,6% giá trị hàng bán cho khách hàng. Sẽ tiết kiệm được số tiền tương ứng so với vay ngân hàng là:
Lê Nguyên Nhung _ QT1101N 75 + Nếu khách hàng thanh toán chậm trong vòng từ ngày thứ 15 tới ngày 30 sau giao hàng, xí nghiệp sẽ chịu mức lãi vay ngân hàng trong thời gian tương ứng là 1,6%. Do đó xí nghiệp sẽ không cần áp dụng chiết khấu thanh toán cho khách hàng thanh toán trong thời gian này.
+ Đối với những khách hàng trả chậm tiền hàng quá 1 tháng kể từ ngày giao hàng, xí nghiệp có thể áp dụng chính sách phạt vi phạm. Chính sách này phải được nêu rõ trong hợp đồng bán hàng, nếu khách hàng vượt quá thời hạn thanh toán thì xí nghiệp có thể sẽ thu lãi xuất tương ứng với lãi xuất vay ngân hàng (1,6%/ tháng).
Việc sử dụng chiết khấu bán hàng như trên sẽ khuyến khích khách hàng thanh toán nhanh hơn và tỷ lệ chiết khấu có thể điều chỉnh dễ dàng khi lãi suất ngân hàng thay đổi. Ngoài ra, xí nghiệp cần kết hợp với 1 số biện pháp sau nhằm tăng hiệu quả thu hồi nợ từ khách hàng:
- Trước khi kí kết hợp đồng tiêu thụ xí nghiệp cần phải xem xét từng đối tượng khách hàng. Cần từ chối các khách hàng khi phát hiện ra họ không có khả năng thanh toán. Với những khách hàng mua lẻ với số lượng nhỏ xí nghiệp tiếp tục thực hiện chính sách “ mua đứt, bán đoạn”, nhất quyết không để nợ.
- Trong các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm phải quy định rõ thời hạn thanh toán, phương thức thanh toán... và yêu cầu các bên phải chịu trách nhiệm một cách đầy đủ, nghiêm túc các điều khoản đã quy định trong hợp đồng phù hợp với chế độ chính sách tài chính quy định. Chẳng hạn, nếu thanh toán chậm so với thời hạn quy định phải chịu vi phạm hợp đồng, phạt nợ quá hạn hoặc phải chịu lãi theo lãi suất vay nợ của ngân hàng.
- Mở sổ theo dõi chi tiết các khoản nợ phải thu trong và ngoài xí nghiệp, thường xuyên đôn đốc để thu hồi đúng hạn. Nếu xí nghiệp có nhiều khách hàng mua chịu, các tài khoản kế toán phải được thiết kế sao cho chúng nêu lên được mỗi khách hàng đã mua được bao nhiêu, đã trả được bao nhiêu và xí nghiệp còn phải thu của mỗi khách hàng là bao nhiêu nữa. Định kỳ xí nghiệp nên tổng kết công tác tiêu thụ, kiểm tra những khách hàng đang nợ về số lượng và thời gian thanh toán, tránh tình trạng các khoản phải thu trở thành nợ khó đòi.
- Xí nghiệp cần áp dụng các biện pháp từ mềm mỏng như gọi điện, viết thư yêu cầu,.. hoặc các biện pháp cứng rắn hơn như là điều động nhân viên trực tiếp đi thu nợ,... Có thể dùng hình thức hàng đổi hàng để bù trừ công nợ và xí nghiệp cũng
Lê Nguyên Nhung _ QT1101N 76 có thể dùng hàng để đổi nguyên vật liệu để sản xuất (áp dụng hình thức thanh toán bù trừ ).
- Nếu như với các chính sách trên đều thực hiện không có hiệu quả, xí nghiệp nên để các cơ quan chức năng can thiệp giải quyết. Đồng thời xí nghiệp cũng nên trích lập quỹ dự phòng các khoản phải thu khó đòi nhằm đảm bảo sự ổn định về mặt tài chính.
Nói tóm lại, trong việc chấn chỉnh lại chính sách bán hàng, thanh toán tiền hàng và thu hồi công nợ, xí nghiệp cần quan tâm đến vấn đề chiết khấu, giảm giá hàng bán. Vấn đề này cần phải được ghi thật rõ trong hợp đồng tiêu thụ sản phẩm giữa khách hàng và xí nghiệp. Có như vậy kì thu tiền sẽ rút ngắn, vốn luân chuyển nhanh, tiết kiệm được nhiều vốn hơn và do đó việc sử dụng vốn nói chung và sử dụng vốn lưu động nói riêng sẽ đạt hiệu quả cao hơn.