Kết quả đạt được:

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại xí nghiệp Hùng Vương.pdf (Trang 77 - 79)

2. Phân tích thực trạng quản lý và sử dụng vốn lƣu động của xí nghiệpbao bì

2.6.1 Kết quả đạt được:

Năm 2010, xí nghiệp đã có được những thành tựu nhất định trong công tác mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Quy mô tài sản và nguồn vốn của xí nghiệp tăng hơn so với năm 2009, doanh thu và lợi nhuận thu về cũng cao hơn. 2.6.2 Khó khăn

- Năm 2010, cơ cấu tài sản trong tổng tài sản của xí nghiệp có tỷ lệ 75,94% TSLĐ và 24,06% là TSCĐ. Nếu xí nghiệp xác định nhu cầu VLĐ quá cao sẽ không khuyến khích sự khai thác các khả năng tiềm tàng, tìm mọi biện pháp cải tiến hoạt động sản xuất kinh doanh để nâng cao hiệu quả của VLĐ; gây nên tình trạng ứ đọng vật tư, hàng hóa, vốn chậm luân chuyển và phát sinh các chi phí không cần thiết làm tăng giá thành sản phẩm. Đồng thời, VCĐ thấp phần nào thể hiện tình hình cơ sở vật chất, công nghệ sản xuất, mày móc trang thiết bị ít được quan tâm chú trọng,... từ đó sức sản xuất sản phẩm giảm, thời gian sản xuất gia tăng kéo theo các chi phí tạo thành phẩm khác cũng tăng cao, ảnh hưởng sức cạnh tranh của xí nghiệp.

- Trong hình thái biểu hiện VLĐ của xí nghiệp còn thể hiện nhiều vấn đề cần quan tâm:

+Tiền và các khoản tương đương tại xí nghiệp năm 2010 chỉ chiếm tỷ trọng 1,64% trong tổng vốn lưu động. Lượng tiền dự trữ thấp có thể sẽ ảnh hưởng tới khả năng thanh toán tức thời của xí nghiệp, đe dọa xí nghiệp nếu xuất hiện nhu cầu về tiền mặt lớn.

+Nợ phải thu cửa xí nghiệp năm 2010 chiếm 62,34% tổng vốn lưu động; chủ yếu là phải thu từ khách hàng (chiếm 99,11% các khoản phải thu ). Trong cơ chế thị trường việc mua bán chịu cũng là một chính sách song nó cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Việc cho khách hàng nợ quá lớn gây ứ đọng vốn không thể sinh lời, góp phần làm chậm tốc độ luân chuyển vốn, mặt khác làm tăng các chi phí, tăng mức độ rủi ro, giảm lợi nhuận, ảnh hưởng hiệu quả sản xuất kinh doanh của xí nghiệp.

+Hàng tồn kho của xí nghiệp trong năm qua chiếm tỷ trọng 33,67% trong tổng vốn lưu động. Đã có dấu hiệu giảm so với năm 2009, từ 12.894, 461 triệu đồng xuống còn 11.900,082 triệu đồng. Theo như phân tích ở trên, giá trị hàng tồn kho cao chủ yếu tập trung ở thành phẩm dở dang và sản phẩm tồn kho. Nguyên do

Lê Nguyên Nhung _ QT1101N 67 có thể là ở trình độ tổ chức của xí nghiệp chưa chặt chẽ trong khâu quản lý sản xuất và sự phối hợp giữa sản xuất với tiêu thụ, dẫn tới sự chồng chéo, ách tắc khi sản xuất sản phẩm khiến sản phẩm dở dang ở mức cao. Bên cạnh đó, khâu tiêu thụ sản phẩm theo đơn hàng còn chậm trễ khiến hàng hóa sản xuất xong vẫn chưa tới tay khách hàng, tồn trữ trong kho làm phát sinh thêm chi phí. Nhìn chung, giá trị khoản mục hàng tồn kho này vẫn khá cao, sẽ gây lãng phí vốn và làm gia tăng các chi phí liên quan như: chi phí bảo quản, hao hụt mất mát, hỏng,...

-Qua những số liệu phân tích ở trên, phần nào cho thấy năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ công nhân viên tại xí nghiệp chưa thực sự tốt. Đặc biệt là tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động nói riêng và tài chính nói chung.

Trên đây là một số tồn tại chủ yếu của xí nghiệp bao bì Hùng Vương, yêu cầu đặt ra hiện nay là xí nghiệp cần nhanh chóng đưa ra biện pháp hữu hiệu nhằm khắc phục những tồn tại trên và nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn nói chung và vốn lưu động nói riêng, nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên của xí nghiệp, tăng tích luỹ mở rộng sản xuất kinh doanh.

Lê Nguyên Nhung _ QT1101N 68

Phần 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lƣu động tại xí nghiệp bao bì Hùng Vƣơng.

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại xí nghiệp Hùng Vương.pdf (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)