Hình 4-5 là các sơ đồ kiểm tra tự động các đ−ờng kính d và chiều dài l của chi tiết bằng các thiết bị khác nhau. Trên hình 4-5a ta thấy ca-líp 3 dịch chuyển theo h−ớng tới chi tiết cần kiểm tra 2 (hoặc 1) để kiểm tra kích th−ớc lớn nhất và kích th−ớc nhỏ nhất của d (hoặc l). Thanh 4 di chuyển cùng với ca-líp, cho nên thanh 4 sẽ tiếp xúc hoặc không tiếp với các công tắc 5 và 6. Nếu kích th−ớc của chi tiết nhỏ hơn kích th−ớc giới hạn nhỏ nhất (min) thì ca-líp tụt xuống qua nấc “không qua” và tiếp xúc với công tắc 6 để báo tín hiệu “phế phẩm”.
7 11 7 6 5 9 10 1 2 3 4 12 13 g) e) d) c) b) a)
Hình 4-5. Các sơ đồ kiểm tra tự động kích th−ớc ngoài bằng các ph−ơng pháp tiếp xúc trực tiếp
1, 2. Chi tiết kiểm tra; 3. Ca-líp; 4. Thanh di chuyển; 5, 6. Công tắc; 7. Ca-líp hình chêm; 8. Ca-líp phẳng; 9. Khối V; 10. Thanh kiểm tra; 11. Tay đòn lắc l−;
12. Cơ cấu dạng kéo; 12. Chi tiết kiểm tra.
Hình 4-5b là nguyên lý kiểm tra kích th−ớc bằng ca-líp hình chêm. Tuỳ theo kích th−ớc của chi tiết cần kiểm tra mà ca-líp 7 dịch chuyển để tiếp xúc hoặc không tiếp xúc với các công tắc và báo tín hiệu phế phẩm của chi tiết.
Trên hình 4-5c mô tả sơ đồ kiểm tra đ−ờng kính hoặc chiều dài của chi tiết nhờ ca-líp phằng 8. Hình 4-5d là sơ đồ kiểm tra đ−ờng kính của chi tiết hình trụ khi định vị trên khối V số 9 nhờ thanh kiểm tra 10. Sơ đồ kiểm tra kích th−ớc của chi tiết bằng tay đòn 11 chuyển động lắc l− đ−ợc trình bày trên hình 4-5e. Còn hình 4-5g là sơ đồ kiểm tra kích th−ớc của chi tiết bằng cơ cấu kiểm tra dạng “chiếc kéo”. Sơ đồ kiểm tra dạng này có −u điêm là dịch chuyển của chi tiết 13 theo ph−ơng thẳng đứng không ảnh h−ởng đến kết quả kiểm tra và nó đ−ợc dùng để kiểm tra các trục bậc.
Theo những sơ đồ kiểm tra trên hình 4-5 thì các bề mặt làm việc của ca- líp hoặc thanh kiểm tra luôn luôn tiếp xúc với bề mặt chi tiết cần kiểm tra, do đó chúng bị mòn nhanh và giảm độ chính xác cũng nh− độ ổn định của cơ cấu kiểm tra. Để khắc phục nh−ợc điểm này có thể dùng thiết bị kiểm tra tự động không tiếp xúc trực tiếp.