Thiết bị kiểm tra tích cực khi mài khôn

Một phần của tài liệu Luận án - Tự động hóa sản xuất pps (Trang 151 - 153)

Mài khôn là nguyên công tinh để gia công các lỗ trụ với độ chính xác cấp IT6, IT7 và độ nhám đạt Ra = (0,32 ữ 0,02) àm. Mài khôn đ−ợc thực hiện bằng các thanh mài với các chuyển động quay và chuyển động tịnh tiến đi lại, còn chi tiết ga công đ−ợc gá cố định trên đồ gá. Trong quá trình mài khôn, các thanh mài mòn không đều, do đó đầu khôn có vị trí không cố định so với tâm của lỗ gia công. Điều này gây khó khăn cho việc dùng thiết bị kiểm tra tích cực trong những tr−ờng hợp cần gá thiết bị kiểm tra này lên đầu khôn. Các sơ đồ kiểm tra tích cực khi mài khôn đ−ợc trình bày trên hình 4-23.

Trên hình 4-23a: cơ cấu đo với phần tử nhạy cảm 1 đ−ợc lắp trực tiếp trên đầu khôn. Phần tử nhạy cảm 1 là một ống tiết l−u đ−ợc nối với ống khí nén. Từ phần tử 1 này thông tin về kích th−ớc gia công đ−ợc truyền tới đat-tric, tiếp sau đó thông tin này đ−ợc chuyển thành tín hiệu - lệnh để truyền tới các cơ cấu chấp hành của máy hoặc tới cơ cấu chỉ thị 3 để quan sát quá trình gia công. Cơ cấu kiểm tra này cho phép kiểm tra liên tục toàn bộ chiều dài bề mặt gia công (đó là −u điểm chính của thiết bị). Tuy nhiên, kết cấu của thiết bị phức tạp và đầu đo 2 khi làm việc bị mòn nhanh.

Hình 4-23. Các sơ đồ kiểm tra tích cực khi mài khôn

1. Phần tử nhạy cảm; 2. Đầu đo; 3. Cơ cấu chỉ thị; 4. Đat-tric tiếp xúc điện; 5. Ca-líp cứng; 6. Tay đòn; 7. Đat-tric chuyển đổi.

Trên hình 4-23b: cơ cấu đo với ca-líp cứng 5 thực hiện chuyển động thẳng đi lại cùng với đầu khôn và khi kích th−ớc gia công đạt yêu cầu thì ca-líp

cứng 5 lọt vào lỗ và đóng công tắc của đat-tric tiếp xúc điện 4 để truyền tín hiệu - lệnh cho dừng máy. Cơ cấu đo này đ−ợc dùng rộng rãi trong sản xuất. Bề mặt làm việc của ca-líp đ−ợc chế tạo hình cầu để tăng khả năng tự định vị vào lỗ gia công.

Trên hình 4-23c là cơ cấu đo dạng tay đòn lại đ−ợc lắp ở phía tr−ớc đầu khôn, cho nên nó cho phép chỉ kiểm tra đ−ợc một đầu của lỗ gia công (đầu d−ới của lỗ). Hai tay đòn 6 của thiết bị đo chỉ lọt vào lỗ gia công sau khi đầu khôn đã ra khỏi lỗ gia công. Khi kích th−ớc gia công đạt yêu cầu, phần trên của hai tay đòn 6 đ−ợc mở rộng hết cỡ, còn phần d−ới của hai tay đòn này đóng công tắc tiếp xúc của đat-tric chuyển đổi 7. Từ đat-tric chuyển đổi này tín hiệu - lệnh cần thiết đ−ợc truyền tới các cơ cấu chấp hành của máy để ngừng quá trình gia công. Cơ cấu kiểm tra dạng tay đòn có thể lắp ở phía sau đầu không. Trong tr−ờng hợp này nó sẽ chỉ kiểm tra đ−ợc kích th−ớc ở đầu trên của chi tiết.

Hình 4-24. Kết cấu của thiết bị kiểm tra tích cực không tiếp xúc khi mài khôn 1. Khớp nối bản lề; 2. ống dẫn; 3. ống đầu ra; 4. Thân đầu khôn; 5. Thanh giữ;

Trong các thiết bị kiểm tra tích cực khi mài khôn thông th−ờng ng−ời ta sử dụng các hệ thống đo khí nén không tiếp xúc. Hình 4-24 là kết cấu của một thiết bị kiểm tra dạng này. Đầu khôn đ−ợc kẹp chặt với trục chính của máy bằng hai khớp nối bản lề 1. Khí nén đi vào ống 2, sau đó theo hai ống dẫn, khí nén đi xuống ống đầu ra 3. ống đầu ra 3 đ−ợc ép chặt vào thân của đầu khôn 4. Các thanh 5 có tác dụng giữ cho các đầu ra không bị hỏng (không bị mòn), đồng thời chúng có tác dụng dẫn h−ớng đảm bảo độ chính xác định tâm khi các thỏi khôn mòn không đều. Khi kích th−ớc lỗ gia công 6 tăng thì khe hở giữa mặt đầu của ống đầu ra và bề mặt gia công cũng tăng, do đó áp lực khí nén ở nhánh (ống nhánh) đo của xi-phông vi sai giảm. Xi-phông vi sai phải có kết cấu sao cho khi kích th−ớc lỗ gia công đạt yêu cầu thì áp lực ở cả hai phía phải nh− nhau và lúc này công tắc điện đ−ợc đóng lại và truyền lệnh ngừng gia công.

Một phần của tài liệu Luận án - Tự động hóa sản xuất pps (Trang 151 - 153)