LSR đầu tiên của đường hầm dự phòng NHOP hoặc NNHOP được gọi là điểm sửa chữa cục bộ (PLR). Khi lỗi xảy ra trên LSP chính, PLR sửa chữa LSP bị hỏng bằng cách hướng lưu lượng đi qua liên kết hoặc nút bị lỗi đến các đường hầm dự phòng NHOP hoặc NNHOP. PLR có thể triển khai các đường hầm dự phịng NHOP hoặc NNHOP theo 2 cách:
• Dự phịng one-to-one : một đường hầm dự phòng được tạo ra chỉ để bảo vệ cho 1 đường LSP chính tại 1 PLR. Các đường hầm dự phòng này được gọi là đường hầm detour.
• Dự phịng facility : một đường hầm dự phòng được tạo ra để bảo vệ cho 1 hoặc nhiều đường LSP chính đi qua PLR và 1 LSR xi dịng
có khả năng xảy ra lỗi. Các đường hầm dự phòng facility còn được gọi là đường hầm bypass.
Để bảo vệ đầy đủ cho LSP chính, mỗi nút hoặc liên kết trên LSP chính phải được bảo vệ bằng các đường hầm bypass hoặc detour. Như vậy, nếu ta có N nút trên LSP chính thì cần phải có N-1 đường hầm bảo vệ. Tuy nhiên, đường hầm detour chỉ có khả năng bảo vệ cho 1 LSP chính cụ thể trong khi đường hầm bypass có khả năng bảo vệ 1 nhóm các LSP chính cùng đi qua 1 liên kết hoặc đường chung.
Hình 3-22 : Đường hầm bypass và detour
Dự phòng one- to-one :
Với mỗi LSP được bảo vệ với kĩ thuật one-to-one, 1 đường hầm detour được thiết lập. Trong ví dụ hình , LSP chính đi từ R21 đến R25. R22 (PLR) thực hiện bảo vệ lưu lượng bằng cách tạo ra 1 đường hầm detour hợp nhất với LSP chính tại R24. R24 được gọi là điểm hợp nhất (MP-merge point). MP chịu trách nhiệm ánh xạ nhãn ngõ vào của LSP chính và đường hầm dự phòng detour thành 1 nhãn ngõ ra duy nhất để giảm số lượng LSP trong miền MPLS. Đường hầm detour chỉ sử dụng 1 nhãn đơn.
Khi xảy ra lỗi tại R23 trên LSP chính, R22 sẽ chuyển lưu lượng đi trên LSP chính sang đường hầm detour bằng hốn đổi nhãn 22 bằng nhãn 57 để gói tin đi đến R26 thay vì nhãn 23 để đến R23. Khi gói tin đến R24 (MP) với nhãn 55 thì nhãn này sẽ được hoán đổi với 25 để tiếp tục đi trên LSP chính.
Hình 3-23: Dự phịng one-to-one
Dự phịng facility :
Trong kĩ thuật này, một đường hầm bypass đơn được sử dụng để bảo vệ cho một nhóm các LSP chính. Kĩ thuật này sử dụng chồng nhãn MPLS. Trong hình 3-24 R32 hình thành 1 đường hầm bypass để bảo vệ cho lỗi liên kết R32-R34. Đường hầm này cũng có thể bảo vệ cho bất kì đường hầm nào đi qua liên kết R32-R34 giúp cải thiện khả năng mở rộng. Khi xảy ra lỗi trên LSP chính, PLR sử dụng chồng nhãn để hướng lưu lượng đi trên đường hầm dự phịng thích hợp. Gói IP chuyển tiếp đến R35 sử dụng chồng nhãn 2 mức: nhãn trên cùng là nhãn của đường hầm dự phòng và nhãn ở dưới là nhãn của LSP chính (của MP).
Hình 3-24:Bảo vệ liên kết với dự phịng facility
Ví dụ trên cho thấy q trình bảo vệ liên kết giữa R32 và R34. Trung kế lưu lượng giữa R31 và R35 đi qua liên kết này khi liên kết hoạt động và cung cấp băng thông yêu cầu.
Đường hầm dự phòng giữa R32 và R34 là R32-R36-R37-R34 và sử dụng tất cả các cơ chế của MPLS TE (cấp phát nhãn, dự trữ băng thông). Đường hầm này được sử dụng khi liên kết R32-R34 hỏng. Lúc này chồng nhãn được sử dụng, tại
R32 chồng nhãn bao gồm nhãn của LSP chính (34) và nhãn của LSP bảo vệ (36). Khi gói tin đến R36, nó sẽ hốn đổi nhãn 36 thành 37 và chuyển gói tin đến R37. R37 gỡ bỏ nhãn 37 và chuyển gói tin đến R34. R34 lúc này nhận được gói tin có nhãn 34 như bình thường khi khơng có lỗi và sẽ chuyển tiếp gói tin này đến router kế tiếp trên LSP chính.
Hình 3-25: Bảo vệ nút dự phòng facility
Với kĩ thuật này, trường hợp bảo vệ nút phức tạp hơn bảo vệ liên kết. Trong trường hợp này R32 cần biết nhãn được sử dụng trên liên kết R33-R34 vì R34 mong nhận được nhãn này qua đường dự phòng khi R33 bị lỗi. Đối tượng Record_Route được bổ sung cho phép R32 học nhãn này khi cờ “label recording desired” trong đối tượng Session_Attribute được thiết lập. Vì vậy, các LSR trên đường này sẽ chèn vào đối tượng Record_Route thông tin giá trị nhãn và địa chỉ IP tương ứng. RRO được tổ chức theo dạng LIFO. R32 có thể kiểm tra bản tin RESV và học tất cả các ngõ vào được sử dụng bởi các LSR xi dịng của LSP này.