Các bước thực hiện và kết quả

Một phần của tài liệu công nghệ chuyển mạch nhãn đa giao thức mpls (Trang 79 - 85)

Ta sẽ xem xét ảnh hưởng của các yếu tố đến quá trình lựa chọn đường từ R0 đến R4 bắt đầu tại R0

Khi chưa thiết lập đường hầm mà chỉ chạy giao thức định tuyến OSPF, kết quả của quá trình lựa chọn đường đến các đích hiển thị tại R0 như sau:

Hình 4-3: Kết quả chọn đường tại R0

Ảnh hưởng của TE metric

Ban đầu đường hầm được thiết lập đi từ R0 đến R4 có thể đi qua 1 trong 3 đường như trong topology của R0 ở hình trên (do các giao tiếp và liên kết ở đây có tính chất như nhau)

Sau đó ta cấu hình thay đổi giá trị TE metric trên các liên kết R0-R1 thành 2 và R0-R2 là 3. Kết quả của quá trình lựa chọn đường cho đường hầm như sau:

R0# show mpls traffic-eng tunnels tunnel 0

Hình 4-4 : Các thơng tin của tunnel 0

Dựa vào kết quả thu được từ bảng ta thấy rằng khi thay đổi giá trị TE metric thì R0 đã chọn đường hầm qua cổng g3/0.

 Nhận xét

Nếu chỉ xét đến TE metric trong q trình tính tốn đường, đường đi của tunnel 0 sau khi thiết lập là R0-R3-R4 với metric là 2 (trong bài mô phỏng này sử dụng liên kết GigaEthernet do đó metric trên mỗi liên kết mặc định là 1). Đây chính là giá trị metric thấp nhất so với 2 đường cịn lại R0-R1-R4 có metric là 3 và R0-R2-R4 có metric là 4.

TE metric có thể được sử dụng để đại diện cho độ trễ liên kết và cấu hình các đường hầm mang lưu lượng thoại trong khi IGP metric được sử dụng trong cấu hình các đường hầm mang dữ liệu.

Tiếp theo ta sẽ cấu hình tunnel 1 trên R0 sử dụng IGP metric để tính tốn đường nhằm có được 1 kết quả độc lập vì ở trên ta đã thay đổi TE metric nên bất kì đường hầm nào khi được thiết lập động cũng sử dụng đường đi như tunnel 0 . Kết quả cấu hình như sau:

R0# show mpls traffic-eng tunnels tunnel 1

Hình 4-5:Các thơng tin của tunnel 1

Lúc này đường hầm Tunnel 1 tại R0 chọn ngẫu nhiên g1/0 làm đường đi vì lúc này R0 sử dụng IGP metric mặc định nên các đường tới đích R4 bằng nhau

Tiếp theo ta sẽ thay đổi băng thơng sẵn có trên liên kết R2-R4 và R1-R4 sao cho nó nhỏ hơn tất cả các liên kết khác (trong bài mô phỏng này thay đổi từ 750 Mbps, là giá trị mặc định trên liên kết GigaEthernet có tốc độ 1Gbps thành 600 Mbps). Kết quả như sau:

Hình 4-6: Kết quả của tunnel 1 với ảnh hưởng của băng thông dự trữ

Kết quả là tunnel 1 trên R0 sẽ chọn đường đi qua cổng g3/0 tới R3-R4 là con đường có băng thơng dự trữ lớn nhất.

 Nhận xét

Quá trình cấu hình thay đổi băng thơng sẵn có này chỉ là 1 cách thực hiện (thay vì phải cấu hình thêm các đường hầm khác đi qua các liên kết nêu trên và chiếm 1 phần băng thơng sẵn có trên liên kết) để thấy rằng đường hầm sẽ lựa chọn đường mà các liên kết có băng thơng sẵn có lớn hơn. Qua đó ta có thể thấy rằng kỹ thuật lưu lượng MPLS có xu hướng sử dụng hết tất cả các đường có thể để đến đích hay nói cách khác là nó trải lưu lượng trên tồn bộ mạng thay vì chỉ tập trung trên đường có metric nhỏ nhất.

Ảnh hưởng của affinity bit (Attribute Flag)

Sau đó ta tiếp tục cấu hình Affinity bit trên tunnel 1 là 0x1, mask 0x1 đồng thời thay đổi Attribute Flag trên các liên kết R0-R2, R2-R3 và R3-R4 thành 0x1. Kết quả của q trình tính tốn đường đi như sau

Hình 4-7 : Kết quả của tunnel 1 với ảnh hưởng của affinity bit

Kết quả là tunnel 1 chọn đường đi qua cổng g2/0 và tuyến là R0 -R2 - R3 - R4  Nhận xét

Ta nhận thấy rằng mặc dù đường R0-R3-R4 đã được lựa chọn ở trên nhưng khi ta cấu hình thêm bit quan hệ (Affinity bit) trên đường hầm thì q trình tính tốn đường sẽ chỉ lựa chọn những liên kết có cờ thuộc tính (Attribute Flag) trùng với Affnity bit ở các bit được quy định trong mặt nạ (mask). Trong kết quả tính tốn đường thu được ta có thể thấy rằng mặc dù đường ngắn nhất để đi từ R0 đến R4 được tính tốn là R0-R3-R4 nhưng kết quả của quá trình chọn đường lại là R0-R2- R3-R4 mặc dù đường này dài hơn tất cả các đường khác.

Vấn đề lấn chiếm

Ta tiếp tục cấu hình thêm tunnel 2 có băng thơng 600Mbps, đường đi giống như tunnel 1 nhưng với độ ưu tiên cao hơn là 5/5. Kết quả thu được như sau:

Hình 4-8 : Kết quả thu được tại R0 khi tunnel 2 lấn chiếm tunnel 1

Kết quả thu được là có 2 đường hầm up là tunnel 0 và tunnel 2 có thể tới đích R4, lúc này tunnel 2 đã lấn chiếm tunnel 1 vì có độ ưu tiên cao hơn.

Sau đó tat hay đổi độ ưu tiên của tunnel 1 thành 4/4 kết quả là: R0# show mpls traffic-eng tunnels destination 10.10.10.103 brief

Hình 4-9 : Kết quả thu được tại R0 khi tunnel 1 tái lấn chiếm tunnel 2

Kết quả thu được là 2 đường hầm up là tunnel 0 và tunnel 1 có thể tới đích R4, lúc này tunnel 1 tái lấn chiếm tunnel 2 vì có độ ưu tiên cao hơn.

 Nhận xét

( băng thông của tunnel 1 là 200 Mbps và băng thông dự trữ tối đa trên liên kết là 750 Mbps) nên tunnel 2 khi được thiết lập với băng thông yêu cầu là 600Mbps sẽ chiếm lấy tài nguyên đã được dự trữ trước cho tunnel 1 nhờ có độ ưu tiên cao hơn. Tunnel 1 do khơng có đủ tài ngun u cầu nên lúc này phải ngừng hoạt động. Nếu khơng có q nhiều ràng buộc trong việc thiết lập đường thì tunnel 1 có thể được tái tối ưu hóa sang 1 đường khác có khả năng đáp ứng u cầu về băng thơng để đi đến đích. Sau đó, ngay khi ta thay đổi độ ưu tiên trên tunnel 1 trở thành 4/4 đường hầm này lại lấn chiếm trở lại tunnel 2. Tunnel 2 lúc này lại ngừng hoạt động.

4.2.2. Hoạt động bảo vệ liên kết, bảo vệ nút và bảo vệ đường

Một phần của tài liệu công nghệ chuyển mạch nhãn đa giao thức mpls (Trang 79 - 85)