Vào năm 1920, siêu thị đầu tiên của loài người xuất hiện tại nước Mỹ do
Michael Cullenn khởi xướng sau khi có sự xuất hiện khái niệm “tự phục vụ”. Đó là các cửa hàng được thành lập trong các nhà kho hay các sân trượt băng bị xuống cấp và bỏ phế. Thế nhưng do đặc điểm về lịch sử phát triển kinh tế, siêu thị Việt Nam lại ra đời khá muộn. Quá trình hình thành và phát triển của siêu thị trải qua 3 thời kỳ:
Thời kỳ 1993-1994: những siêu thị đầu tiên ra đời tại thành phố Hồ Chí Minh.
Thời kỳ 1995-1997: là giai đoạn mở rộng các thành phố lớn trên cả nước. Trong
thời kỳ này, bắt đầu có sự xuất hiện của các siêu thị ở Hà Nội vào đầu năm 1995
Từ năm 1998 đến nay: các siêu thị trải qua quá trình cạnh tranh và đào thải. Do
sự xuất hiện ồ ạt, kinh doanh không bài bản, thiếu kiến thức thương nghiệp và phải
cạnh tranh với các hình thức bán lẻ truyền thống như chợ, cửa hàng, hàng rong và cạnh tranh lẫn nhau nên rất nhiều siêu thị đó đã vỡ nợ, phá sản, làm ăn thua lỗ và có
nguy cơ phá sản. Những siêu thị còn tồn tại và phát triển là nhờ vào những nhà quản
lý biết nắm bắt xu hướng phát triển kinh tế và có hướng phát triển phù hợp.
Tính đến cuối năm 2011, cả nước có 638 siêu thị tại 59/63 tỉnh, thành phố (tăng 12,52% sơ với năm 2010) và 117 trung tâm thương mại tại 32/63 tỉnh thành phố (tăng 23,15% so với năm 2010). Chỉ tính trong 5 năm kể từ thời điểm Việt Nam gia
nhập WTO (2007-2011), số lượng siêu thị Việt Nam thành lập đã tăng hơn 20% so với giai đoạn 5 năm trước (2002-2006), từ 251 lên con số 303. Tương tự số lượng trung tâm thương mại thành lập mới tăng hơn 72% (62/36). Ngoài ra còn có hàng nghìn cửa
hàng chuyên doanh và cửa hàng tiện lợi theo mô hình hiện đại của các nước tiên tiến
phân bố rộng khắp cả nước.
Sự gia tăng nhanh chóng này đã góp phần thay đổi thói quen mua sắm của người tiêu dùng Việt Nam. Đó là điểm mới cũng là một điều đáng khích lệ và khẳng định hơn nữa sự đóng góp tích cực của các siêu thị Việt Nam trong định hướng tiêu