Việt Nam trong tương lai
Sự tồn tại của các siêu thị trong môi trường cạnh tranh khốc liệt ngày nay vẫn
là một câu hỏi mở đòi hỏi một hướng giải quyết đúng đắn. Quả thật, nhiều siêu thị đã
ghi điểm trong mắt người tiêu dùng thông qua những chương trình mang đến nhiều lợi
ích cho cộng đồng. Điều đấy chứng tỏ rằng việc thực hiện TNXHDN là điều kiện cần để các siêu thị có thể thâm nhập , mở rộng thị trường cũng như tạo được lợi thế cạnh
tranh so với các đối thủ.
Trong báo cáo nghiên cứu về “Dự báo thị trường bán lẻ của Việt Nam đến năm
vẫn đầy sức hút nhờ quy mô thị trường và số lượng người tiêu dùng. Theo thống kê của tổ chức này, mặc dù nền kinh tế khó khăn nhưng thị trường bán lẻ năm 2011 tại
Việt Nam vẫn đạt được quy mô khá, đóng góp 15-16% GDP của cả nước. Dự báo của
tổ chức này là đến năm 2014, doanh số bán lẻ tại Việt Nam có thể tăng 23%/năm.
Tiềm năng phát triển thị trường bán lẻ trong nước tạo điều kiện cho nhiều siêu thị mở
rộng chuỗi hệ thống của mình. Cụ thể như tập đoàn Metro Cash & Cary trong năm 2011 đã mở thêm 10 trung tâm nâng tổng số 17 trung tâm hoạt động hiện nay, Parkson cũng tăng thêm 7 trung tâm mua sắm ở các thành phố lớn. Vấn đề đặt ra là liệu sự gia tăng nhanh chóng về số lượng siêu thị có góp phần vào tiến trình nhận thức và thực
hiện TNXHDN hay không. Chắc chắn là có. Dẫu biết rằng thị trường Việt Nam là rộng lớn và tiềm năng, nhưng không vì thế mà sự cạnh tranh lại mất đi phần gay gắt
và quyết liệt. Siêu thị phải tự tạo cho mình một dấu ấn khác biệt mới mong tìm được
chỗ đứng trên thị trường. Vì vậy, bên cạnh các chiến lược cạnh tranh về giá, về chất lượng sản phẩm và dịch vụ, các siêu thị chắc chắn sẽ quan tâm đến nhiều vấn đề liên
quan đến TNXHDN bởi vì chính TNXHDN chứ không phải là một công cụ nào khác
sẽ đem đến cho doanh nghiệp một thế đứng thạch bàn vững chắc trong trái tim người
tiêu dùng.