Big C đã thật sự ghi điểm trong khía cạnh này ghi tổ chức thành công cuộc thi
“Big C cộng đồng”. Đây là một chương trình hoàn toàn mới với Big C cũng như với
nhiều doanh nghiệp khác tại Việt Nam. Trên thực tế, nhiều hoạt động vì cộng đồng đã
được thực hiện tại nhiều công ty nhưng hiếm có công ty nào tổ chức một cuộc thi về
cộng đồng với quy mô lớn và triển khai ngay những ý tưởng ấy vào cuộc sống như
Big C. 8 giải thưởng dành cho 8 dự án được đánh giá mang tính chất vì xã hội nhất đã
được tiến hành với tổng kinh phí 320 triệu đồng. Mỗi dự án là một niềm ấp ủ của người thực hiện với mong muốn gây dựng một điều gì đó có ý nghĩa, đem đến một
điều gì đó mới trong cuộc sống của những con có cuộc đời kém may mắn hoặc chịu
thực hiện các dự án đôi khi vẫn vấp phải một số khiếm khuyết. Đơn cử như việc thực
hiện dự án: Tập huấn kỹ năng sống cho thanh thiếu niên khiếm thị. Với mục đích
trang bị cho thanh niên khiếm thị những kỹ năng cần thiết để họ tự đứng vữngtrên đôi
chân của mình, một danh sách các bài học đã được đưa ra gồm kỹ năng tìm kiếm việc
làm, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng quản lý thời gian…Thế nhưng, nếu so sánh số tiền 40
triệu dành cho dự án với số lượng kiến thức học được thì có vẻ quá khập khiễng bởi đây cũng chỉ là kiến thức lý thuyết trên sách vở, thiếu tính thực tiễn. Điều quan trọng
nhất và thiết thực nhất nên làm cho họ là giới thiệu họ vào làm việc ở những doanh
nghiệp, những công ty có tiêu chí tuyển dụng người lao động khuyết tật. Với số tiền
như trên, Big C có thể dành cho một việc làm khác có tính hiệu quả cao hơn như xây
dựng một căn nhà tình nghĩa hoặc mở một xưởng dạy nghề cho chính những trẻ em
khuyết tật vừa đào tạo.
Bên cạnh đó, chương trình mà các dự án tham gia dự thi vẫn chưa có sự đa
dạng ở nhiều lĩnh vực, nhiều vấn đề nổi cộm trong xã hội. Trong số 8 dự án được trao
giải, có tới 6 dự án liên quan đến vấn đề hướng nghiệp và trang bị kiến thức cho người
khuyết tật, khiếm thị, chỉ có hai dự án là hướng tới việc phát triển đời sống cộng đồng.
Vẫn biết rằng người khuyết tật, người khiếm thị là những đối tượng rất cần có sự quan
tâm, hỗ trợ từ phía cộng đồng. Thế nhưng không phải lúc nào sự quan tâm thể hiện
qua việc hỗ trợ, nâng cao kiến thức, kỹ năng cũng là quan trọng tốt. Có lẽ điều mà họ
cần hơn cả là sự giang rộng vòng tay của xã hội đón nhận họ, đưa họ sống và làm việc
trong một môi trường như bất cứ những người bình thường khác. Ban lãnh đạo Big C đã có chính sách rất tiến bộ là tuyển dụng những người khuyết tật vào làm việc tại siêu thị, vậy tại sao chỉ dừng lại ở việc mở ra các khóa học lý thuyết mà không tạo điều
kiện cho họ làm việc ngay tại công ty? Tại sao những người đứng đầu Big C với ý tưởng đầy nhân văn khi tổ chức cuộc thi này không kết hợp sáu dự án đó thành một
hoặchai chương trình thực tế, điều đó sẽ giúp cho công ty bớt được chi phí và có thể
dùng số tiền đó làm nhiều hoạt động có ý nghĩa hơn. Ban giám đốc Big C nên rút kinh nghiệm để các cuộc thi trong các năm tiếp theo được diễn ra một cách hiệu quả hơn.
Nói chung, mục đích vì cộng đồng vẫn luôn là mục đích cao cả và luôn được
để tổ chức một cuộc thi có diện rộng trên toàn quốc, phủ khắp các siêu thị trong hệ
thống để hướng tới đích ngắm cuối cùng là phát triển xã hội. Thế nhưng, hiệu quả của
những chương trình đó vẫn còn là câu hỏi ngỏ mà Big C cần có lời giải đáp. Chỉ khi nào đưa ra một câu trả lời hợp lý Big C mới có thể tổ chức những cuộc thi khác,
những chương trình khác mà lợi ích hoàn toàn hướng tới cộng đồng và tạo hiệu quả
cao nhất. Dù sao Big C cũng rất đáng được ngợi ca khi trở thành doanh nghiệp đầu