Về phương diện trách nhiệm kinh tế

Một phần của tài liệu luận văn trách nhiệm xã hội tại hệ thống siêu thị big c việt nam – bài học cho các siêu thị việt nam” (Trang 41 - 42)

Trách nhiệm kinh tế được Big C thể hiện rõ qua chính sách về giá, các sản

phẩm thuộc nhãn hàng riêng và chương trình đưa hàng về nông thôn. Ngay từ chiến lược cạnh tranh về giá đã thể hiện một ý nghĩa đối với người tiêu dùng. Một lẽ dĩ

nhiên là lợi nhuận luôn là yếu tố quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của một

doanh nghiệp, nhưng với Big C, lợi nhuận lại chính xuất phát từ lợi ích của người tiêu dùng. Phải khẳng định rằng người tiêu dùng là người được hưởng lợi nhiều nhất từ

chính sách này. Họ vừa có cơ hội mua sắm những sản phẩm giá rẻ phù hợp với thu

nhập của mình vừa được tiếp cận với nguồn hàng phong phú, đảm bảo chất lượng.

Mặt khác, người tiêu dùng còn được sử dụng nhiều dịch vụ ưu đãi, tiện ích như dịch

vụ xe buýt, chở hàng miễn phí. Lợi ích quả thật không chỉ dừng lại ở yếu tố giá cả mà trọn vẹn trong rất nhiều việc làm khác mà Big C đang theo đuổi.

Những chương trình trên được thực hiện rất bài bản và chuyên nghiệp bởi nó

gắn liền với mục tiêu sống còn của một doanh nghiệp. Nhưng đôi khi cũng vì do lợi

nhuận mà mục đích cuối cùng của nó nhằm hướng tới cộng đồng không còn được vẹn

toàn và hoàn hảo. Vẫn biết rằng Big C liên tục ra các chương trình khuyến mại nhằm

thực hiện những cam kết về giá, tuy nhiên đôi khi kết quả của nó chỉ dừng lại ở những

con số chứ không hẳn ở chất lượng chương trình. Khách hàng thường xuyên đến siêu thị mua sắm chắc hẳn nhận ra rằng Big C lúc nào cũng có những mặt hàng được thông

báo giảm giá. Thế nhưng, vì diễn ra quá thường xuyên nên đôi khi những thông tin về

các mặt hàng giảm giá trên các tờ catologue đôi khi cũng chỉ nhằm mục đích thông

báo. Ý nghĩa chính của nó trong việc đem đến những thông tin giúp người tiêu dùng

định hướng mua sắm dường như bị nhạt phai. Thêm vào đó, những phản hồi của

khách hàng về những sai sót của siêu thị trong việc niêm yết gia, gia một số sản phẩm

vẫn còn cao hơn so với các cửa hàng bên ngoài gây ra nhiều nghi ngờ cho người tiêu dùng.

Bên cạnh đó, chương trình đưa hàng về nông thôn cũng có những hạn chế của

nó. Số lượng của những chuyến đi này là không nhiều thế nên không thể cung ứng hết

nhu cầu lớn của người dân địa phương. Trong khi đó, thời gian diễn ra chương trình là rất ngắn, thông thường chỉ khoảng 1 đến 2 ngày kết hợp với việc tuyên truyền còn hạn

chế nên rất nhiều người tiêu dùng nông thôn vẫn không biết tới sự có mặt của những

chuyến hàng này.

Tuy nhiên, không thể phủ nhận những lợi ích tích cực mà chính sách về giá, về chương trình đưa hàng về nông thôn đem lại. Những bất cập mà người viết vừa đề cập ở trên chắc hẳn đã được ban lãnh đạo Big C biết được và sẽ sớm có cách giải quyết.

Với đường lối phát triển đúng đắn, Big C sẽ tiếp tục đóng góp nhiều những hoạt động

có ý nghĩa hơn để đem đến thêm nhiều lợi ích cho người tiêu dùng, cho cộng đồng và toàn xã hội.

Một phần của tài liệu luận văn trách nhiệm xã hội tại hệ thống siêu thị big c việt nam – bài học cho các siêu thị việt nam” (Trang 41 - 42)