Về phương diện trách nhiệm đạo đức

Một phần của tài liệu luận văn trách nhiệm xã hội tại hệ thống siêu thị big c việt nam – bài học cho các siêu thị việt nam” (Trang 43 - 45)

Có thể khẳng định đây là lĩnh vực mà Big C thực hiện tốt nhất và đạt được

nhiều kết quả nhất trong công cuộc thực hiện TNXHDN. Một loạt kế hoạch mục, tiêu

được đưa ra và đã được tiến hành thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Big C đối với đời

sống và sự nghiệp của toàn thể nhân viên, với vấn đề bảo vệ môi trường đang là nỗi lo

lắng của toàn nhân loại, với thương hiệu của sản phẩm Việt Nam trên thị trường quốc

tế. Tất cả đều được Big C quan tâm, chú trọng, nỗ lực hết sức để đóng góp công sức

của mình vào sự phát triển đất nước.

Big C là một trong những doanh nghiệp đi đầu trong phong trào tạo điều kiện

tối ưu cho đội ngũ nhân viên phát triển tối đa sức sáng tạo cũng như thăng tiến trong

công việc. Điển hình là mô hình tự đánh giá nghề nghiệp ACM mang nhiều yếu tố

sáng tạo và đột phá. Hầu hết những chính sách ấy đều rất hợp lý nhưng đôi chỗ vẫn

còn nhiều hạn chế. Đơn cử việc trả lương cho nhân viên. Mức lương mà Big C trả cho người lao động khá cạnh tranh trên thị trường lao động nhưng với nhiều vị trí, mức lương ấy vẫn còn quá thấp. Ví dụ như lương của một nhân viên bảo vệ mới bắt đầu

làm việc tại siêu thị Big C Nam Định chỉ dao động trong khoảng 1,5 triệu đồng nhưng

tính chất công việc lại đòi hỏi người nhân viên phải đáp ứng nhiều tiêu chuẩn như

kinh nghiệm hay tình trạng sức khỏe. Không chỉ như vậy, Big C còn thường xuyên kéo dài thời gian làm việc của người lao động mà không có những chính sách như thưởng làm thêm ngoài giờ. Người lao động liên tục phải làm trong thời gian dài dưới

môi trường tiếng ồn của tạp âm khiến cho họ rất dễ bị mệt mỏi và suy kiệt sức khỏe.

Trong nhiều trường hợp, nhân viên của các bộ phận chịu trách nhiệm quản lý các sản

cùng căng thẳng để đạt được chỉ tiêu đề ra. Ví dụ của chị Trần Thị Duyên là một trường hợp điển hình. Chị Duyên gia nhập đội ngũ Big C từ khi Big C Nam Định mới

bắt đầu khai trương với vai trò là thư ký ban giám đốc. Sau một thời gian, chị đề đạt

nguyện vọng xuống cửa hàng để trực tiếp tham gia quản lý và bán sản phẩm. Ban

giám đốc Big C Nam Định đã đồng ý với nguyện vọng trên. Chị trực tiếp đảm nhận

vai trò mới với tư cách là trưởng quầy quần áo trẻ em. Vốn là một ngành khó tiêu thụ,

kết hợp với nhiều yếu tố khác, số lượng của quầy quần áo trẻ em là tương đối thấp.

Chị Duyên luôn phải chịu những lời chỉ trích gay gắt từ người lãnh đạo trực tiếp cũng như ban giám đốc Big C Nam Định. Cuối cùng, sau quãng thời gian 3 tháng làm việc,

chị đã quyết định xin thôi việc chính thức từ tháng 5/2012. Mặc dù đã đóng góp rất

nhiều cho công ty và đã nỗ lực rất nhiều, nhưng chị vẫn phải đưa ra quyết định khó khăn trên. Thiết nghĩ rằng, doanh số là yếu tố quan trọng, nhưng tấm lòng nhiệt thành của người lao động với công ty mới là điều đáng quý. Big C nên tìm hiểu và đưa ra

những biện pháp thích hợp để nâng cao doanh số của các mặt hàng khó tiêu thụ chứ

không thể đặt hết gánh nặng đó lên vai người lao động. Đôi khi, dù lương bổng có cao đến đâu chăng nữa nhưng môi trường làm việc quá gò bó, quá căng thẳng cũng không

thể níu chân những nhân tài giỏi. Đây là bài học đắt giá cho những nhà lãnh đạo Big C để họ tự suy ngẫm và đưa ra nhiều biện pháp quản trị nhân lực có hiệu quả cao nhất.

Đối với chuỗi chương trình bảo vệ môi trường, tất cả đều mang tính xây dựng

thiết thực đối với công ty và cộng đồng. Trong đó phải ghi nhận nỗ lực và quyết tâm

của ban lãnh đạo trong việc quyết định xây dựng tòa nhà tiết kiệm điện năng tại các

siêu thị Big C Nam Định, Big C Vĩnh Phúc, Big C Hải Dương…Đây là dự án được

thực hiện đầu tiên trong hệ thống siêu thị Big C tại Việt Nam. Với khối lượng tiêu thụ điện khổng lồ, chi phí mà Big C bỏ ra cho dự án là rất lớn. Đổi lại Big C nhận được

kết quả lâu dài. Đó mới chính là cái đích mà doanh nghiệp muốn hướng tới. Còn với

dự án thu gom pin đã qua sử dụng, kết quả đạt được cũng rất khả quan khi số lượng

pin thu gom lên tới hơn 100 kg trong một đợt phát động. Tích cực hơn nữa là Big C chủ động đặt các thùng đựng pin tại siêu thị để tạo thói quen cho người tiêu dùng và

đội ngũ nhân viên có ý thức loại bỏ pin không sử dụng nữa một cách an toàn với môi

trường và sức khỏe con người nhất. Thế nhưng, dường như sự có mặt của các thùng

khi nhớ đến việc mang pin đi bỏ vào thùng mỗi lần đến siêu thị, thậm chí đến nhân

viên hằng ngày làm việc tại siêu thị cũng khó lòng tạo cho mình thói quen có ích đó.

Một giải pháp cho vấn đề này là siêu thị nên tổ chức nhiều hơn nữa các chương trình

thu gom pin để giúp cho người tiêu dùng hình thành thói quen bỏ pin đúng chỗ. Có

như vậy, mục đích của chương trình này mới đạt được những kết quả khả quan.

Một vấn đề nữa mà Big C cũng cần quan tâm là việc kiểm soát chặt chẽ hơn nữa

quy trình vệ sinh an toàn thực phẩm. Đơn cử như việc Big C vẫn bày bán một số sản

phẩm không được khuyến cáo tiêu dùng. Trong năm 2011, các phương tiện thông tin

đại chúng liên tục đưa tin về việc thạch rau câu hương vị khoai môn Taro chứa chất

tạo đục DEHP có nguy cơ gây ung thư. Nhiều siêu thị lớn đã lập tức thu hồi sản phẩm

này. Tuy nhiên siêu thị Big C Nam Định vẫn bày bán công khai. Khi được hỏi về vấn đề này, nhân viên phụ trách bán cửa hàng tại siêu thị vẫn còn trả lời thiếu trách nhiệm

“tùy từng đại lý mới thu hồi” (Thạch Taro vẫn được bán ở Big C Nam Định 2011). Sự

vô tình của siêu thị khiến cho người tiêu dùng cảm thấy lo ngại. Bởi theo suy nghĩ của

nhiều người, các sản phẩm trong siêu thị đã được kiểm soát gắt gao, nên khi đi mua

hàng, khách hàng chỉ chủ yếu xem màu sắc cũng như ngày tháng sử dụng chứ không

mấy khi để ý sản phẩm có được bày bán hay không. Siêu thị Big C cần có những biện

pháp triệt để hơn nữa để bảo vệ danh tiếng công ty, tránh những hậu quả đáng tiếc xảy

ra.

Một phần của tài liệu luận văn trách nhiệm xã hội tại hệ thống siêu thị big c việt nam – bài học cho các siêu thị việt nam” (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)