Phân Tích Tính Khả Thi Các Giải Pháp SXSH

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất giải pháp sản xuất sạch hơn cho nhà máy sản xuất nước giải khát cao cấp yếu sào Khánh Hòa (Trang 55 - 62)

ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP SXSH ÁP DỤNG CHO CÔNG ĐOẠN CHẾ BIẾN NƯỚC GIẢI KHÁT CAO CẤP YẾN SAØO

4.4 Phân Tích Tính Khả Thi Các Giải Pháp SXSH

Giải pháp 1: Kiểm soát và nhắc nhở công nhân thu hồi triệt để yến sào vụn.

Trong công đọan xử lý, yến sào được ngâm trong nước và qua thao tác của công nhân không khỏi làm yến sào rời vụn ra. Lượng yến sào vụn này sẽ trôi theo nước khi làm vệ sinh bàn sơ chế. Vì vậy để hạn chế yến sào vụn trôi theo nước vệ sinh vào nguồn nước thải, thì phải thu gom toàn bộ yến sào vụn trên bàn sơ chế. Công việc này không yêu cầu kỹ thuật cao mà còn đem lại lợi ích về kinh tế và không cần vốn đầu tư.

Giải pháp 2: Trãi tấm nhựa vào khu vực mở miệng bao chứa đường, thu gom,

tận dụng đường rơi vãi.

Trong công đoạn nấu dịch đường, quá trình cắt mở miệng bao chứa đường để đổ vào bồn nấu dung dịch đường sẽ tạo ra lượng đường rơi vãi. Lượng đường rơi vãi mỗi ngày ước tính khoảng 3-5 kg, nếu ta thực hiện giải pháp này thì số tiền tiết kiệm được lên đến 14.500.000 đồng/năm (nhà máy hoạt động 300 ngày/năm, giá đường là 9.000 đồng/kg).Vì vậy ta cần trãi tấm nhựa để thu hứng lượng đường rơi vãi và tận dụng trở lại. Nếu lượng đường này không được thu gom và tận dụng thì sẽ gây lãng phí nguyên liệu và gây ô nhiễm môi trường. Giải pháp này hoàn toàn khả thi và cần thực hiện trong thời gian tới.

Giải pháp 3: Nhắc nhở công nhân rũ sạch đường trong bao bì sau khi đổ

đường vào bồn nấu đường.

Trong quá trình đổ đường từ bao bì vào bồn nấu dung dịch đường sẽ có một lượng đường còn sót lại trong bao bì, đây là một nguồn gây lãng phí và ô nhiễm môi trường. Vì vậy, cần nhắc nhở công nhân rũ thật sạch bao bì chứa đường sau khi đổ đường vào bồn nấu để tiết kiệm nguyên liệu cho nhà máy. Công việc này không yêu cầu kỹ thuật cao và không cần vốn đầu tư.

Giải pháp 4: Sử dụng lại đường sau khi thu hồi từ bao bì chứa đường.

Nếu ta sử dụng lại lượng đường sau khi thu hồi từ bao bì chứa đường sẽ giúp tiết kiệm nguyên liệu và góp phần giảm ô nhiễm cho nhà máy. Công việc này không yêu cầu kỹ thuật cao và không cần vốn đầu tư.

Giải pháp 5: Thu hồi nước tráng rửa lon, chai, lọ để tái sử dụng.

Lon, chai, lọ nhập về được tráng lại bằng nước Clo trước khi chiết sản phẩm vào lon, chai, lọ. Nhà máy sử dụng khoảng 3 m3/ngày cho công đoạn súc rửa lon, chai, lọ. Lượng nước thải tương ứng là khoảng 3 m3/ngày được dẫn về khu xử lý nước thải của nhà máy. Nếu xử lý và tái sử dụng số nước này thì số tiền tiết kiệm được có thể lên đến 1.980.000 đồng/năm (nhà máy hoạt động 300 ngày/năm, giá xử lý nước thải 2.200 đồng/m3). Để thực hiện giải pháp này nhà máy cần lắp 1 bơm công suất 2 m3/h và chọn mặt bằng để xây bể thu gom nước thải từ máy súc rửa và tái sử dụng trở lại. Ước tính chi phí đầu tư cho giải pháp này khoảng 4.350.000 đồng không bao gồm chi phí lắp đặt (giá ước tính cho 1 bơm 2 m3/h là 750.000 đồng, một bể chứa nước thải để xử lý là 3.600.000 đồng). Thời gian hoàn vốn khoảng 23 tháng. Việc lắp đặt này không tốn nhiều thời gian và không làm gián đoạn hoạt động của nhà máy nên hoàn toàn khả thi. Chi tiết tính chi phí đầu tư cho giải pháp này như sau:

Đầu tư ban đầu

1 bơm 2 m3/h = 750.000 đồng 1 bể = 3.600.000 đồng

Tổng chi phí đầu tư = 4.350.000đồng (không kể chi phí lắp đặt) Tiết kiệm

Lượng nước tái sử dụng =3 m3/ngày

Giá nước (bao gồm chi phí xử lý nước thải) = 2.200 đồng/m3 Chi phí tiết kiệm được = 3* 2.200

Thời gian hoàn vốn

R=I/S =4.350.000 / 6.600 = 659 ngày (23 tháng)

Giải pháp 6: Thu hồi nước thải từ thiết bị tiệt trùng để tái sử dụng.

Nhà máy sử dụng nồi tiệt trùng kín, tĩnh, đối áp theo quy trình kết hợp phun hơi trực tiếp lên sản phẩm. Nước sử dụng cho thiết bị tiệt trùng là nước máy và nhà máy sử dụng nguồn nước ngầm để làm mát sản phẩm. Nước thải từ công đoạn này được dẫn đến khu xử lý nước thải của nhà máy. Theo công suất hiện nay, thiết bị tiệt trùng tiêu thụ 3 m3/ ngày nước máy cho hoạt động của máy và 21 m3/ngày nước ngầm để làm mát sản phẩm sau khi khử trùng. Nước thải có nhiệt độ 45 – 470C được dẫn vào bể chứa (0,2 m3) rồi được lọc và được bơm (sử dụng bơm công suất 2 m3/h) vào bể làm mát để hạ nhiệt xuống 37 – 390C. Lượng nước này được cấp trở lại để sử dụng cho đầu vào của thiết bị tiệt trùng. Lượng nước dự kiến tiết kiệm được khoảng 24 m3/ngày. Việc lắp đặt này không tốn nhiều thời gian và không làm gián đoạn hoạt động của Nhà máy nên tính khả thi cao. Chi tiết tính chi phí đầu tư cho giải pháp này như sau:

Đầu tư ban đầu

1 bể làm lạnh 2 m3 = 5.700.000 đồng 1 bơm 2 m3/h = 750.000 đồng 1 lưới lọc = 1.200.000 đồng 1 bể trung gian 0,2 m3 = 2.080.000 đồng Tổng chi phí đầu tư = 9.730.000đồng

Tiết kiệm

Lượng nước tái sử dụng =24 m3/ngày

Giá nước (bao gồm chi phí xử lý nước thải) = 2.200 đồng/m3 Chi phí tiết kiệm được = 24 * 2.200

Thời gian hoàn vốn

R=I/S =9.730.000 / 57.200 = 170 ngày (6 tháng)

Giải pháp 7: Bão dưỡng thường xuyên van và đường ống nước.

Van và đường ống nước phải thường xuyên được kiểm tra và bảo dưỡng để tránh tình trạng bị rò rỉ gây lãng phí nước của nhà máy. Giải pháp này không cần vốn đầu tư nhiều mà lại có tính khả thi cao.

Giải pháp 8: Thay thế van và đường ống nước bị rò rĩ.

Theo tình hình thực tế tại nhà máy cho thấy có một số van và đường ống nước bị hỏng nặng. Với giải pháp này nhà máy cần đầu tư mua 5 van và 5 mét đường ống nước. Ước tính chi phí cho giải pháp này khoảng 184.715 đồng (giá chưa bao gồm tiền thi công lắp đặt, 1 van nước giá 33.000 đồng và 1 mét đường ống đường kính 60 mm x 3 giá 18.455 đồng). Công việc này không tốn nhiều thời gian mà còn giúp tiết kiệm nguồn nước cho Nhà máy.

Giải pháp 9: Thường xuyên súc rửa các bồn nấu dung dịch đường

Các bồn nấu đường lâu ngày không được súc rửa thì sẽ tạo ra một lớp đường bám bên trong bồn rất dày sẽ gây khó khăn cho việc vệ sinh. Vì vậy để dễ dàng cho công việc vệ sinh thiết bị ta nên thường xuyên súc rửa các bồn nấu dung dịch đường. Công việc này không yêu cầu kỹ thuật cao và không cần vốn đầu tư.

Giải pháp 10: Nhắc nhở công nhân khóa chặt các vòi nước sau khi sử dụng.

Việc công nhân không khóa chặt các vòi nước sau khi sử dụng sẽ gây lãng phí nguồn nước của nhà máy. Vì vậy nên nhắc nhở công nhân khóa chặt các vòi nước sau khi sử dụng. Công việc này không yêu cầu kỹ thuật cao và không cần vốn đầu tư.

Giải pháp 11: Nâng cao ý thức tiết kiệm nước, huấn luyện thêm về kỹ năng

Để tránh tình trạng lãng phí nguồn nước và thao tác làm việc bừa bãi của công nhân. Mỗi năm nhà máy có thể tổ chức 2 khóa học, mỗi khóa sẽ học vào 2 ngày chủ nhật của một tháng; để huấn luyện thêm về kỹ năng và thao tác cho công nhân. Ước tính chi phí cho mỗi khóa học khoảng 2.000.000 đồng cho việc giảng dạy của các chuyên gia về SXSH, còn tiền phụ cấp cho công nhân sẽ cộng vào tiền lương khoảng 100.000 đồng/năm. Mục đích của khóa học này sẽ giúp công nhân nâng cao tay nghề (xử lý yến sào), tiết kiệm nguồn nước và nguồn vật liệu cho nhà máy.

Giải pháp 12: Tận dụng nước thải đã xử lý để tưới cây, rửa xe.

Theo kết quả phân tích chất lượng nước thải sau quá trình xử lý tại nhà máy thì nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn thải nước loại B. Nước thải sau xử lý được thoát ra kênh dẫn. Phương án tận dụng lại nước thải sau quá trình xử lý để tưới cây, rửa xe giúp nhà máy tiết kiệm được 6% lượng nước cấp, tương đương khoảng 3m3/ngày. Tiết kiệm tiền từ xử lý nước sạch có thể lên đến 1.980.000 đồng/năm (nhà máy hoạt động 300 ngày/năm, giá xử lý nước 2.200 đồng/m3). Phương án này không đòi hỏi đầu tư nhiều, không ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất của nhà máy chỉ cần chọn mặt bằng để xây bể thu gom nước thải sau hệ thống xử lý nước thải của nhà máy và bố trí, lắp thêm các đường ống dẫn nước để tưới cây, rửa xe hoặc có thể sử dụng bồn chứa nước lưu động sẵn có tại nhà máy để thu nước thải và chuyển đến nơi sử dụng (tưới cây, rửa xe). Giải pháp hoàn toàn khả thi và cần thực hiện trong thời gian tới.

Giải pháp 13: Hạn chế việc sử dụng nước sạch để tưới cây.

Việc sử dụng nước sạch để tưới cây sẽ gây lãng phí nguồn nước sạch cho nhà máy. Vì vậy, cần hạn chế việc sử dụng nước sạch mà thay vào đó là dùng nước thải sau xử lý để tưới cây. Công việc này sẽ giúp nhà máy tiết kiệm được một lượng nước đáng kể, nên có tính khả thi cao.

Giải pháp 14: Bão dưỡng thường xuyên bộ sấy dầu và pet phun dầu của lò

hơi.

Việc kiểm tra bộ sấy dầu và pet phun dầu định kỳ sẽ giúp đảm bảo lò hơi hoạt động đúng hiệu suất, công suất thiết kế và tiết kiệm nguồn nguyên liệu cho nhà máy. Công việc này không cần đầu tư nhiều mà lại có tính khả thi cao.

Giải pháp15: Kiểm tra chất lượng bao bì trước khi mua.

Phải kiểm tra chất lượng bao bì trước khi mua. Nếu chất lượng bao bì kém thì sẽ rất dể vỡ, nứt (đối với chai, lo thủy tinh) trong khâu súc rửa và chiết rót sản phẩm gây tổn thất cho nhà máy. Vì vậy nên chọn mua các loại bao bì có chất lượng tốt và kiểm tra thật kỹ trước khi mua. Công việc này không cần vốn đầu tư mà lại có tính khả thi cao.

Giải pháp 16: Thường xuyên bảo trì máy đóng gói.

Thường xuyên kiểm tra và bảo trì máy đóng gói để tránh tình trạng máy đóng gói hư hỏng phải ngừng sản xuất gây tổn thất về kinh tế cho nhà máy. Công việc này không yêu cầu kỹ thuật cao và không cần vốn đầu tư.

Tổng hợp đánh giá tính khả thi của các giải pháp được thể hiện trong bảng 15, cách đánh giá tính khả thi về mặt kinh tế, kỹ thuật, môi trường như sau:

¾ Kỹ thuật

Cần ít nhân công và thiết bị sản xuất: xxx

Cần một lượng nhân công và thiết bị sản xuất vừa phải: xx Cần nhiều nhân công và thiết bị sản xuất: x

¾ Kinh tế:

Thời gian hoàn vốn < 1 năm: xxx Thời gian hoàn vốn < 3 năm: xx Thời gian hoàn vốn > 3 năm: x ¾ Môi trường:

Giảm một phần lưu lượng thải và ô nhiễm: xx Giảm được ô nhiễm nhưng rất ít: x

Bảng 15: Phân tích tính khả thi cho các giải pháp SXSH

Tính khả thi STT Giải pháp SXSH Kỹ Thuật Kinh Tế Môi Trường

1 1. Kiểm soát và nhắc nhở công

nhân thu hồi triệt để yến sào vụn xxx xxx xx

2

2. Trãi tấm nhựa vào khu vực mở miệng bao chứa đường, thu gom,

tận dụng đường rơi vãi xxx xxx xx

3 3. Nhắc nhở công nhân rũ sạch đường trong bao bì sau khi đổ đường vào bồn nấu đường

xxx xxx xx

4

4. Sử dụng lại đường sau khi thu hồi

từ bao bì chứa đường xxx xxx x

5 5. Thu hồi nước tráng rửa lon, chai,

lọ để tái sử dụng xx xx xxx

6 6. Thu hồi nước thải từ thiết bị tiệt

trùng để tái sử dụng xx xxx xxx

7 7. Bão dưỡng thường xuyên van và

đường ống nước xxx xx xxx

8 8. Thay thế van và đường ống nước

9 9. Thường xuyên súc rửa các bồn

nấu dung dịch đường xxx xxx x

10 10. Nhắc nhở công nhân khóa chặt

các vòi nước khi không sử dụng xxx xxx xx

11

11. Nâng cao ý thức tiết kiệm nước, huấn luyện thêm về kỹ năng thao tác cho công nhân

xxx xxx xx

12 12. Tận dụng nước thải đã xử lý để

tưới cây, rửa xe xx xxx xx

13 13. Hạn chế việc sử dụng nước sạch

để tưới cây xxx xxx x

14 14. Bảo dưỡng thường xuyên bộ

sấy dầu và pet phun dầu của lò hơi xxx xx xx 15 15. Kiểm tra chất lượng bao bì trước

khi mua xxx xxx x

16 16. Thường xuyên bảo trì máy đóng

gói xxx xx xx

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất giải pháp sản xuất sạch hơn cho nhà máy sản xuất nước giải khát cao cấp yếu sào Khánh Hòa (Trang 55 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)