Nhận thức tầm quan trọng của yếu tố con người trong công tác kiểm soát chi NSNN. Để công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN ngày càng hoàn thiện hơn thì trước hết đội ngũ cán bộ công chức KBNN nói chung và cán bộ kiểm soát chi thường xuyên nói riêng cũng phải được hoàn thiện. Để làm được điều đó, Kho bạc phải thực hiện tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn và phẩm chất cán bộ KBNN, nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ có đạo đức, đủ phẩm chất của người cán bộ công chức là cần - kiệm - liêm - chính - chí công - vô tư, đồng thời được đào tạo trang bị đủ kiến thức, đủ khả năng, kỹ năng để xây dựng làm chủ vận hành Kho bạc điện tử trong thời gian tới. Đây là nhân tố giúp KBNN Hiệp Hòa nâng cao năng lực, hoàn thành nhiệm vụ nói chung và hoàn thành nhiệm vụ kiểm soát chi nói riêng trong tình hình thực hiện Luật NSNN hiện nay.
Việc bố trí cán bộ làm công tác kiểm soát chi, không chỉ chú trọng khả năng chuyên môn mà còn phải chọn người có đạo đức tốt, liêm khiết, công minh, cần chú trọng mở các lớp tập huấn ngắn hạn để bồi dưỡng chuyên sâu kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, cập nhật kiến thức mới, phải bồi dưỡng cho cán bộ kiểm soát chi kiến thức về văn hóa, văn minh công sở, nâng cao kỹ năng giao tiếp, ứng xử với khách hàng, làm cho cán bộ kiểm soát chi ý thức được trách nhiệm phục vụ khách hàng của một công chức Nhà nước từ đó sẽ có thái độ lịch sự, hòa nhã, tôn trọng khách hàng giao dịch tại Kho bạc, tiến tới xây
105
dựng đội ngũ cán bộ công chức KBNN chuyên nghiệp, hiện đại.
Xuất phát từ thực trạng, cán bộ làm nhiệm vụ KSC còn hạn chế về chuyên môn do thiếu kinh nghiệm, không tự ý thức nghiên cứu, cập nhật các văn bản của ngành, địa phương để áp dụng vào công việc kiểm soát, những cán bộ KSC còn gây khó khăn cho đơn vị đến giao dịch. Ban lãnh đạo KBNN Hiệp Hòa cần có kế hoạch luân phiên nhiệm vụđịnh kỳ giữa các cán bộ làm kế toán để họ am hiểu được nhiều nghiệp vụ và học hỏi được kinh nghiệm lẫn nhau trong quá trình kiểm soát chi, cần ra quy chế trong tuần bắt buộc cán bộ nghiệp vụ KSC phải dành vài giờ hoặc tranh thủ lúc đầu giờ làm việc phải xem qua các văn bản chế độ hướng dẫn về nghiệp vụ KSC, có vậy mới trang bị được cho họ những kiến thức cần thiết trong quá trình thực hiện KSC. Đồng thời, trong các cuộc hợp của cơ quan cần đóng góp phê bình những cán bộ đã bị khách hàng phản ảnh không hài lòng về các vấn đề trong quá trình giao dịch với họ, để có biện pháp xử lý chấn chỉnh kịp thời các sai phạm. Ngoài ra, cần phát huy khen thưởng những mặt tốt của cán bộ làm KSC khi họđạt được kết quả, thành tích tốt trong công tác chuyên môn. Trong công tác lãnh, chỉ đạo, Ban lãnh đạo nên nắm bắt được tâm tư nguyện vọng của từng cán bộ trong đơn vị để giúp họ giải quyết được vấn đề, từđó họ mới có thái độ và tinh thần công tác tốt hơn vì được lãnh đạo quan tâm và giúp đỡ. Tạo nên môi trường làm việc thoải mái không bị áp lực, góp phần nâng cao hiệu quả và năng suất trong công tác kiểm soát chi.