Sự cần thiết của việc kiểm soát chi thường xuyên NSNN tại KBNN

Một phần của tài liệu Kiểm soát chi thường xuyên ngân sách Nhà nước tại Kho bạc Nhà nước Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang (Trang 25 - 27)

KBNN

Thứ nhất, quỹ NSNN được hình thành chủ yếu từ tiền thuế của dân và khai thác tài nguyên quốc gia, ngoài ra còn có các khoản viện trợ (hoàn lại và không hoàn lại). Do đó, cần phải tổ chức quản lý chi NSNN một cách phân minh, tiết kiệm và thận trọng để phát huy hiệu quả của NSNN. Đặc biệt về phương diện tài chính, kiểm soát chi NSNN là điều cần thiết, vì quy mô chi tiêu NSNN rất lớn, có ảnh hưởng đến toàn bộ các vấn đề kinh tế, xã hội của đất nước. Mặt khác, lợi ích của các khoản chi NSNN mang lại thường ít gắn liền với lợi ích cụ thể, cục bộ dẫn đến sự quan tâm của người sử dụng vốn NSNN phần nào bị hạn chế. Do đó, kiểm soát chi NSNN nói chung và kiểm soát chi thường xuyên nói riêng sẽ hạn chế việc chi tiêu sai mục đích, lãng phí, nâng cao hiệu quả của chi tiêu NSNN đối với sự tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội.

Thứ hai, xuất phát từ chính nguyên tắc quản lý NSNN là “đảm bảo trách nhiệm”. Do đó, cần phải phân định rõ trách nhiệm của các cơ quan quản lý NSNN đối với hoạt động thu - chi NSNN. Qua đó, nâng cao trách nhiệm, cũng như phát huy được vai trò của các ngành, các cấp, các đơn vị, cơ quan liên quan đến công tác quản lý và sử dụng quỹ NSNN. Trong kiểm soát chi thường xuyên NSNN là một khâu không thể tách rời trong quy trình quản lý NSNN để đảm

16

bảo tính trách nhiệm trong quá trình phân phối, sử dụng quỹ NSNN.

Thứ ba, xuất phát từ yêu cầu nội tại của công cuộc đổi mới về cơ chế quản lý tài chính nói chung và đổi mới cơ chế quản lý NSNN nói riêng, đòi hỏi mọi khoản chi phải đảm bảo đúng mục đích, tiết kiệm và hiệu quả. Đặc biệt trong điều kiện khả năng NSNN còn hạn hẹp mà nhu cầu chi phát triển kinh tế - xã hội ngày càng tăng thì việc kiểm soát chặt chẽ các khoản chi nói chung và chi thường xuyên NSNN nói riêng thực sự là một trong những vấn đề trọng yếu trong công cuộc đổi mới quản lý tài chính, quản lý NSNN. Thực hiện tốt công tác này có ý nghĩa quan trọng đối với việc thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí, tập trung nguồn lực tài chính để phát triển kinh tế - xã hội, ổn định tiền tệ, lành mạnh hóa nền tài chính quốc gia; Đồng thời nâng cao trách nhiệm cũng như phát huy được vai trò của các ngành, các cấp, đơn vị liên quan đến công tác quản lý và điều hành NSNN. Đặc biệt là hệ thống KBNN sẽ kiểm soát, thanh toán trực tiếp từng khoản chi thường xuyên NSNN cho các đối tượng sử dụng đúng chức năng, nhiệm vụ đã được Nhà nước giao, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn NSNN.

Thứ tư, do đặc thù của các khoản chi NSNN thường không mang tính chất hoàn trả trực tiếp, các đơn vị sử dụng NSNN “hoàn trả” cho Nhà nước bằng “kết quả công việc” đã được Nhà nước giao. Tuy nhiên việc đánh giá kết quả các khoản chi NSNN bằng chỉ tiêu định lượng trong một số trường hợp gặp khó khăn và không toàn diện. Do vậy, cần thiết phải có cơ quan Nhà nước có chức năng, nhiệm vụ thực hiện kiểm tra, kiểm soát các khoản chi NSNN để đảm bảo cho việc chi trả của Nhà nước phù hợp với nhiệm vụđã giao.

Thứ năm, thông qua kiểm soát chi thường xuyên, KBNN đã góp phần quản lý tiền mặt, quản lý phương tiện thanh toán. KBNN tăng cường sử dụng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt và triệt để thực hiện nguyên tắc thanh toán trực tiếp cho người cung cấp hàng hóa, dịch vụ, hạn chế tối đa việc sử dụng tiền mặt, qua đó quả lý được mục đích chi tiêu đồng thời tiết kiệm các chi phí về kiểm đếm, đóng gói, bảo quản, vận chuyển, tiết kiệm được nhân lực của ngành.

17

Như vậy, xuất phát từ tình hình thực tế trong vấn đề chi NSNN, cũng như những lý luận được phân tích với nhiệm vụ là “trạm gác kiểm soát cuối cùng”, việc KBNN thực hiện kiểm soát chi NSNN nói chung và kiểm soát chi thường xuyên nói riêng là hết sức cần thiết và cấp bách.

Một phần của tài liệu Kiểm soát chi thường xuyên ngân sách Nhà nước tại Kho bạc Nhà nước Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)