Công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN trong thời gian qua đã thu được những kết quả nhất định, đáp ứng được yêu cầu đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, tài chính trong tình hình mới. Tuy nhiên, công tác chi và kiểm soát chi tại Kho bạc Hiệp Hòa vẫn còn một số tồn tại vướng mắc.
3.3.2.1. Về bộ máy tổ chức tại Kho bạc Nhà nước Hiệp Hòa
Do số lượng cán bộ còn thiếu nên một cán bộ phải kiêm nhiều việc, có cán bộ vừa thu vừa chi nên sẽ dẫn đến không chuyên. Kho bạc ưu tiên thu trước cho đối tượng khách vãng lai và chi sau cho đối tượng khách hàng thường xuyên nên nhiều khi khách hàng phải chờ đợi lâu, dễ gây phàn nàn.
Ngoài ra, việc phân công công việc không đều có những GDV chuyên làm khối xã, có những GDV chuyên làm khối trường việc này làm cho các GDV làm không đa dạng nghiệp vụ, khi có người nghỉ ốm hay nghỉ thai sản cán bộ khác làm thay khó tiếp cận nghiệp vụ ngay được.
3.3.2.2. Về quy trình nghiệp vụ kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN
87
Quy trình giao dịch “một cửa” trong KSC thường xuyên NSNN tại KBNN Hiệp Hòa thời gian qua đã nhận được sự đồng thuận và sự hài lòng của khách hàng khi đến giao dịch, tập trung tại một đầu mối là cán bộ kiểm soát chi trực tiếp nhận hồ sơ, thực hiện thanh toán và trả kết quả cho đơn vị nên thuận lợi trong quá trình giao dịch, hướng dẫn đơn vị và theo dõi chặt chẽ quá trình sử dụng kinh phí NSNN của đơn vị. Tuy nhiên, quy trình này vẫn còn vấn đề hạn chế đó là tình trạng cán bộ KSC khi mới chuyển từ chi thường xuyên sang chi đầu tư có nhiều công trình không theo dõi từ đầu mà nhận bàn giao từ người khác dễ dẫn đến không nắm bắt ngay được, chi sai kế hoạch vốn , đặc biệt đối với cán bộ trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm trong kiểm soát chi đầu tư, chưa nắm vững về chi đầu tư có thể dẫn đến kiểm soát không chặt còn nhiều lỗ hổng trong công tác kiểm soát chi. Đặc biệt thời điểm cuối năm và chi trong thời gian chỉnh lý quyết toán( hết 31/01/ năm sau) hồ sơ chứng từ nhiều, áp lực công việc lớn và chi đồng thời 2 niên độ ngân sách năm trước và năm sau, chính vì vậy dễ dẫn đến GDV kiểm soát không chặt, sai sót trong hồ sơ chứng từ, hạch toán nhầm, điều chỉnh nhiều lần, ảnh hưởng tới số liệu báo cáo. Ngoài ra, việc việc giao dịch một cửa dễ dẫn đến việc gây phiền hà, sách nhiễu cho đơn vị mà không được phản ánh lại, ảnh hưởng tiêu cực đến bộ máy kho bạc.
3.3.2.3. Về nội dung kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN
vTrong quản lý chi NSNN việc cấp phát theo phương thức tạm ứng các khoản chi NSNN cho ĐVSDNS trong trường hợp các khoản chi chưa đủ điều kiện để thực hiện bằng phương thức thanh toán, hoặc các khoản chi nhỏ lẽ mà ĐVSDNS cần rút về để chi trả tại đơn vị. Với quy định này đã tạo được điều kiện thuận lợi và đáp ứng kịp thời nhu cầu chi tiền mặt tại đơn vị. Tuy nhiên, đối với những quy định về việc cấp tạm ứng và thu hồi tạm ứng cũng được Bộ tài chính quy định cụ thể rõ ràng về thời hạn hoàn tạm ứng nhưng đến nay đơn vị vẫn còn nhiều ĐVSDNS chấp hành chưa đúng quy định về tạm ứng và thanh toán tạm ứng. Số dư tạm ứng còn cao ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn NSNN. Việc thanh toán tạm ứng dồn về cuối cuối, cuối năm, gây áp lực về thời
88
gian cho cán bộ KSC nên KSC không chặt chẽ, kịp thời theo đúng quy định, tình hình này có ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác KSC.
vViệc quy định chi tiết về sử dụng vốn NSNN để mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp,…quy định về các hình thức đấu thầu, thủ tục, quy trình đấu thầu. Quy định này nhằm giúp Nhà nước quản lý chặt chẽ hơn trong chi tiêu NSNN mà đối tượng trực tiếp thực hiện theo quy định này chủ yếu là các ĐVSDNS, với mục đích đấu thầu các khoản mua sắm tài sản, hàng hoá dịch vụđể tiết kiệm được kinh phí và mua sắm hàng hoá đảm bảo chất lượng hơn phục vụ cho công việc hay hoạt động của ĐVSDNS chất lượng hơn. Tuy nhiên, trong quá trình KSC qua KBNN Hiệp Hòa đối với các khoản chi thuộc diện phải thực hiện đấu thầu, còn xảy ra tình trạng ĐVSDNS chia nhỏ gói thầu để tránh đấu thầu. Thể hiện là cùng một loại hàng hóa, cùng một nhà cung cấp nhưng đơn vị lại thực hiện hợp đồng với nhà cung cấp nhiều lần trong một thời gian ngắn. Mặc dù Nhà nước đã ra nhiều văn bản nghiêm cấm việc này. Tuy nhiên hiện nay vẫn chưa có văn bản nào hướng dẫn cụ thể quy định như thế nào là chia nhỏ gói thầu cũng như việc xử lý vi phạm.
v Thanh toán không dùng tiền mặt qua KBNN Hiệp Hòa
Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước, giảm bớt thời gian cho cán bộ làm công tác kho quỹ trong việc chi bằng tiền mặt cho các đơn vị ĐVSDNS, đồng thời góp phần thực hiện chủ trương tăng cường thanh toán không dùng tiền mặt của Thủ tướng chính phủ, trong thời gian qua KBNN Hiệp Hòa đã từng bước ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại vào trong quy trình quản lý chi NSNN, tăng cường phối hợp với các NHTM trên cùng địa bàn thực hiện tốt phương thức thanh toán điện đử song phương, kết quảđã giảm bớt lượng giao dịch tiền mặt tại Kho bạc, chi chuyển khoản thanh toán kịp thời cho đối tượng thụ hưởng từ NSNN và đơn vị cung cấp hàng hoá dịch vụ thông qua hệ thống các NHTM. Tuy nhiên qua những năm gần đây, nhưng nhìn chung việc thanh toán bằng tiền mặt vẫn còn cao do đơn vị còn có thói quen thích sử
89
dụng tiền mặt và việc trang bị máy rút ATM chưa đủ trên địa bàn. Việc chi tiền mặt số lượng nhiều gây khó khăn trong công tác điều hành vốn, ngoài ra còn phải trả chi phí cho vận chuyển, bảo quản, kiểm điếm và lưu kho và quan trọng hơn làm suy giảm hiệu quả công tác quản lý và kiểm soát chi NSNN.
3.3.2.4. Ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ trong công tác kiểm soát chi
Thời gian qua, việc ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ cho công tác quản lý chi NSNN tại KBNN Hiệp Hòa đã góp phần đáng kể trong khâu hạch toán thanh toán qua kênh mạng máy tính trên cơ cở các chương trình thanh toán tập trung của KBNN như: chương trình TABMIS, chương trình TTĐTSP,..đã đưa hoạt động của KBNN Hiệp Hòa tiến đến việc công nghệ hoá tin học vào các nghiệp vụ chuyên môn. Nhưng đây là những chương trình nâng cao và cơ bản nhất được thực hiện trên toàn hệ thống đã đáp ứng được cơ bản các phần hành nghiệp vụ. Tuy nhiên, để quá trình KSC được hiệu quả hơn cần có thêm những chương trình phụ để hỗ trợ đắc lực thêm trong việc KSC, nhưng thực tế tại đơn vị KBNN Hiệp Hòa chưa xây dựng chương trình ứng dụng tin học để tiếp nhận, theo dõi hồ sơ,… KBNN Hiệp Hòa còn đang thực hiện thủ công chưa có chương trình tin học hỗ trợ đầy đủ nên việc quản lý giao dịch theo cơ chế “ một cửa ” vẫn còn xảy ra những tiêu cực trong quá trình giao nhận, xử lý hồ sơ, chứng từ, còn để khách hàng phản ánh trễ hẹn, công tác quản lý văn bản và quản lý hồ sơ đăng ký mẫu dấu còn thực hiện thủ công.
3.3.2.5. Trình độ chuyên môn của cán bộ làm công tác kiểm soát chi
Đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm soát chi của KBNN là những người trực tiếp vận dụng các chế độ, chính sách, quy trình nghiệp vụ của Nhà nước và của ngành thực hiện các bước kiểm soát cụ thể đối với từng khoản chi NSNN của các đơn vị sử dụng NSNN. Với trình độ như hiện nay, về cơ bản trình độ đầu vào của cán bộ Kho bạc đáp ứng phần nào phục vụ chuyên môn về KSC, thời gian qua bằng sự nỗ lực phấn đấu các cán bộ KSC cũng đã hoàn thành tốt nhiệm vụđược giao. Tuy nhiên, vẫn còn một số cán bộ làm công tác kiểm soát chi của KBNN Hiệp Hòa còn thụđộng trong việc tự nghiên cứu và cập nhật kịp thời các
90
văn bản, chế độ mới nên còn nhiều vấn đề chưa hiểu sâu, việc kiểm soát chi chậm trễ và còn để xảy ra nhiều sai phạm về điều kiện chi, về định mức chi, hạch toán mục lục ngân sách chưa chính xác, lưu hồ sơ còn thiếu, thừa theo quy định. Bên cạnh đó, vẫn còn tình trạng cán bộ KSC còn gây phiên hà, khó khăn, hướng dẫn chưa tận tình làm các đơn vị phải tới lui chỉnh sửa nhiều lần.