Chi trả chế độ hưu trí, tử tuất

Một phần của tài liệu công tác chi trả bhxh bắt buộc tại cơ quan bhxh tỉnh cao bằng thực trạng và giải pháp (Trang 44 - 46)

L : tiền lương đóng BHXH liền kề trước khi nghỉ.

Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHI TRẢ BHXH TẠI BHXH TỈNH CAO BẰNG

2.5 Chi trả chế độ hưu trí, tử tuất

2.5.1 Tổ chức chi trả

Đối với các chế độ dài hạn hưu trí, tử tuất thì BHXH tỉnh sẽ thực hiện giải

quyết chế độ chính sách đối với hồ sơ từ BHXH các huyện, thị gửi lên và từ các đơn vị SDLĐ do BHXH tỉnh trực tiếp quản lý.

Đồng thời, BHXH tỉnh còn nhận hồ sơ từ các nguồn khác, cụ thể: từ Bộ công an, từ BHXH quân đội, từ Ban cơ yếu của Chính phủ, từ các đơn vị BHXH tỉnh ngoài chuyển về. Hồ sơ này sau khi giải quyết sẽ chuyển về nơi cư trú để nhận trợ cấp

Sau khi giải quyết chế độ xong thì lập danh sách chuyển phòng kế hoạch tài chính để xét duyệt kinh phí. Kinh phí sẽ được chuyển khoản về các đơn vị. Nhận được danh sách chi trả, các đơn vị SDLĐ sẽ trực tiếp chi trả cho các đối tượng hưởng và thân nhân của đối tượng. Còn BHXH huyện sẽ giữ lại một phần tiền để chi trả trực tiếp cho các đối tượng, đồng thời giao tiền cho các đại diện chi trả xã. Sau đó ban đại diện xã căn cứ vào danh sách đối tượng hưởng do BHXH tỉnh cấp để làm căn cứ chi trả và thanh toán. Sau khi thực hiện chi trả xong thì sẽ báo lại cơ quan BHXH tỉnh theo đúng quy định và trình tự.

Tại các đơn vị BHXH trong tỉnh đều sử dụng cả hai mô hình chi trả trực tiếp và gián tiếp. BHXH tỉnh không trực tiếp chi trả mà giao về BHXH các huyện, thị và các đơn vị SDLĐ do BHXH tỉnh trực tiếp quản lý. Tùy thuộc vào đặc điểm của các huyện, thị mà sử dụng mô hình chi trả cho phù hợp.

Ngoài ra đối với một số đối tượng là người có công, nếu không đến được đơn vị BHXH nhận trợ cấp thì cán bộ BHXH sẽ trực tiếp tới tận nhà để chi trả. Hình thức này mặc dù tốn công sức của cán bộ BHXH, nhưng lại đạt hiệu quả tích cực.

Hiện nay, năm 2011 tiến hành nhập dữ liệu và chi trả lương hưu qua the ATM. Tuy nhiên, hình thức này vẫn còn nhiều hạn chế, do đặc điểm địa hình còn nhiều bất cập.

2.5.2. Kết quả thực hiện

Mặc dù số đối tượng hưởng trợ cấp đông, số tiền chi trả lớn nhưng BHXH tỉnh đã chỉ đạo BHXH các huyện, thị quản lý tốt công tác chi trả, nhất là các đại diện chi trả, vì họ không phải là người trong ngành nên rất dễ xảy ra sai xót. Từ khi

qua công tác chi trả luôn được đảm bảo an toàn, không để xảy ra tình trạng chi sai. Cụ thể về số tiền chi trả hai chế độ này như sau:

Chế độ hưu trí

BẢNG 11: Chi trả hưu trí (2009- 2011)

Đơn vị lượt người, đồng

Năm Tổng số NSNN Quỹ

Người tiền Người tiền Người tiền

2009 17.537 376.603.090.70 376.603.090.70 9 12.713 255.752.067.090 4.824 120.851.023.619 2010 18.467 423.489.209.657 12.667 268.119.578.150 5.800 155.369.631.507 2011 21.392 463.267.531.60 0 13.793 279.837.604.500 7.599 183.429.927.100 (Nguồn BHXH tỉnh Cao Bằng)

Chi trả lương hưu luôn là khoản chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng chi BHXH các năm và của các đơn vị trong toàn ngành . Nhìn vào bảng số liệu trên cho ta thấy chi trả chế độ hưu trí lấy từ nguồn NSNN là chủ yếu.

Năm 2009, BHXH tỉnh đã thực hiện chi trả lương hưu cho 17.537 lượt người, bình quân là 1.461 người/tháng .Năm 2010 số người hưu trí tăng 930 người và số tiền chi trả tăng hơn 46 tỷ so với năm 2009. Năm 2011 thì số đối tượng hưởng chế độ này tăng lên đáng kể cụ thể là tăng lên 2925 người , số tiền chi trả tăng gần 40 tỷ đồng so với năm 2010. Sự gia tăng này một phần là do số người nghỉ hưu theo Nghị định số 132/NĐ-CP là tăng khá nhiều lớn, cộng thêm có sự thay đổi về lương tối thiếu, có sự điều chỉnh từ 650.000đồng và tháng 5 năm 2010 lên đến 730.000/tháng, đến tháng 5/2011 là 830.000 đồng.

Nhìn chung, nguồn chi trả từ NSNN giảm dần qua các năm, nguồn chi từ quỹ BHXH thì tăng lên. Nguyên nhân của việc tăng chi từ nguồn quỹ BHXH là do tỷ lệ cán bộ công chức Nhà nước nghỉ hưu tăng tương đối lớn. Và số cán bộ công chức nghỉ hưu trước tuổi tăng thực hiện tinh giảm biên chế và nghỉ theo các chế độ khác của Nhà nước.

Chế độ tử tuất: BHXH tỉnh giao cho BHXH các huyện, thị quản lý đối tượng là người về hưu, lão thành cách mạng. Khi đối tượng này chết thì thân nhân tiến hành làm hồ sơ xin hưởng chế độ tiền tuất tuỳ theo điều kiện hưởng một lần hay hàng tháng.

Chế độ tử tuất do NSNN chi chủ yếu. Điều này cho thấy đối tượng do NSNN đảm bảo đang có xu hướng giảm dần.Từ đó sẽ giảm gánh nặng cho NSNN nhưng cũng đòi hỏi nguồn quỹ BHXH phải có khả năng gánh vác trách nhiệm một khi NSNN không tham gia hỗ trợ.

Bảng 12: Chi trả chế độ tử tuất trong ba năm

Đơn vị: lượt người, đồng

Năm Tổng số NSNN Quỹ

Người tiền Người tiền Người tiền

2009 1.969 14.941.522.380 1.514 7.886.209.600 403 7.005.312.780 2010 2.033 19.272.689.17 9 1.576 9.437.519.500 457 9.835.169.697 2011 1.979 18.311.058.00 0 1.557 9.498.298.000 422 8.812.760.000 ( Nguồn BHXH tỉnh Cao Bằng )

Nhìn chung trong 3 năm, số đối tượng hưởng và số tiền chi trả từ nguồn NSNN và Quỹ BHXH cho chế độ này có xu hướng biến động năn 2010 so với năm 2009 là tăng lên 64 người nhưng đến năm 2011 so với năm 2010 thì giảm đi đáng kể giảm xuống 54 người nhưng số tiền chi trả lại tăng, đó là do lương tối thiểu của nhà nước tăng lên. Đối với chế độ tử tuất số đối tượng hưởng từ nguồn chi NSNN nhiều hơn từ quỹ BHXH nhưng số tiền chi từ hai nguồn này trong mấy năm gần đây gần như tương đương nhau. Nguyên nhân là do các đối tượng hưởng từ nguồn chi NSNN hầu hết đều hưởng chế độ tuất hàng tháng, số tiền trợ cấp tính trong một năm hầu như là ít hơn số đối tượng hưởng trợ cấp tuất một lần, còn số đối tượng hưởng từ quỹ BHXH đa số là các đối tượng hưởng trợ cấp tuất một lần, số tiền tính trong năm đó sẽ lớn hơn là các đối tượng hưởng trợ cấp tuất hàng tháng. Mức tăng cụ thể qua các năm như sau :

Trong chế độ này, thân nhân của các đối tượng tượng hưởng trợ cấp mai táng phí cũng tăng dần qua các năm với nguồn chi chủ yếu lấy từ NSNN: năm 2009 có 463 đối tượng đến năm 2010 tăng lên 545 đối tượng và năm 2011 là 412 đối tượng. Mai táng phí được tính bằng 10 tháng lương tối thiểu chung.

Một phần của tài liệu công tác chi trả bhxh bắt buộc tại cơ quan bhxh tỉnh cao bằng thực trạng và giải pháp (Trang 44 - 46)