Tổ chức chi trả chế độ BHXH

Một phần của tài liệu công tác chi trả bhxh bắt buộc tại cơ quan bhxh tỉnh cao bằng thực trạng và giải pháp (Trang 39 - 40)

L : tiền lương đóng BHXH liền kề trước khi nghỉ.

Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHI TRẢ BHXH TẠI BHXH TỈNH CAO BẰNG

2.2 Tổ chức chi trả chế độ BHXH

Hàng năm cơ quan BHXH chủ động nguồn kinh phí chi trả các chế độ BHXH thường xuyên và đáp ứng được nhu cầu chi của các đơn vị trong ngành, với lượng kinh phí lớn nhưng toàn ngành quản lý chặt chẽ, không để mất, không để thiếu, không để thất thoát tiền của Nhà nước, chi trả đúng mục đích, tổ chức xét duyệt quyết toán hàng quý theo đúng chế độ kế toán hiện hành.

Bảng 8 : Bảng tổng hợp số tiền chi trả chế độ BHXH trong 3 năm

Đơn vị : đồng Năm Tổng tiền (đồng) NSNN (đồng) Quỹ BHXH (đồng) Tỷ lệ (%) NSNN Quỹ BHXH 2009 412.138.651.089 283.835.614.290 128.285.036.799 68,87 31,13 2010 463.435.268.254 297.800.204.450 165.636.063.804 64,26 35,74 2011 522.964.120.429 310.442.345.929 212.521.774.500 59,36 40,64 (Nguồn BHXH tỉnh Cao Bằng)

Theo quy định, những người hưởng BHXH từ ngày 31/12/1994 trở về trước do NSNN đảm bảo. Hàng năm, Nhà nước chuyển kinh phí từ NSNN vào Quỹ BHXH để chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH cho những đối tượng này, cơ quan BHXH có trách nhiệm chi trả các chế độ BHXH cho đối tượng này theo quy định của Nhà nước. Những người hưởng BHXH từ ngày 01/01/1995 trở đi thì sẽ do Quỹ BHXH đảm bảo.

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy tỷ lệ nguồn chi trả từ NSNN vẫn chiếm một tỷ trọng lớn. So với thời gian trước đây thì tỷ trọng chi từ NSNN giảm dần, nhưng tốc độ giảm còn chậm, điều này đồng nghĩa với việc giảm gánh nặng cho ngân sách. Xét trên tổng tỷ lệ chi thì số tiền chi trả của năm sau luôn cao hơn năm trước, một phần là do số đối tượng tham gia ngày càng tăng cộng thêm mức hưởng của các đối tượng cũng ngày một tăng theo.

Luật BHXH ra đời có nhiều thay đổi về chế độ BHXH đối với NLĐ, theo đó quy trình, hồ sơ thủ tục, giải quyết chế độ BHXH cũng có nhiều thay đổi, công tác

quản lý chi trả chế độ BHXH cũng thay đổi nhiều hơn so với trước và được thực hiện theo Quyết định số 845/QĐ-BHXH của Tổng giám đốc BHXH Việt Nam

Cụ thể, trong năm 2009 BHXH tỉnh Cao Bằng đã thực hiện chi trả lương hưu trợ cấp BHXH cho các đối tượng trên địa bàn tỉnh với tổng số tiền lên đến hơn 412 tỷ, trong đó số tiền chi từ NSNN chiếm hơn 68,87% và từ quỹ BHXH chiếm gần 31,13%. Sang năm 2010, tỷ trọng số tiền chi trả từ NSNN và từ quỹ BHXH có sự thay đổi, quỹ từ NSNN giảm xuống còn 64,26% và quỹ BHXH chiếm 35,74%. Và năm 2011, tỷ trọng chi từ hai nguồn này tiếp tục thay đổi, tỷ trọng tiền chi từ NSNN giảm xuống còn 59,36% còn quỹ BHXH tăng lên, chiếm 40,64%. Điều này dễ lý giải là do sự biến động về các đối tượng hưởng, Đối tượng hưởng chế độ được NSNN đảm bảo là những đối tượng được hưởng trước ngày 01 tháng 01 năm 1995, trở về sau là do Quỹ BHXH đảm bảo, như vậy các đối tượng hưởng từ nguồn NSNN ngày càng giảm, còn các đối tượng hưởng chế độ do quỹ BHXH ngày càng tăng lên, do đó làm cho tỷ trọng chi từ hai nguồn này có sự thay đổi, dù tổng số tiền chi trả vẫn tăng do sự gia tăng về số lượng đối tượng hưởng, mức tiền lương tối thiểu tăng, mức trợ cấp cũng tăng lên.

Một phần của tài liệu công tác chi trả bhxh bắt buộc tại cơ quan bhxh tỉnh cao bằng thực trạng và giải pháp (Trang 39 - 40)