Kết quả thực hiện

Một phần của tài liệu công tác chi trả bhxh bắt buộc tại cơ quan bhxh tỉnh cao bằng thực trạng và giải pháp (Trang 41 - 42)

L : tiền lương đóng BHXH liền kề trước khi nghỉ.

Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHI TRẢ BHXH TẠI BHXH TỈNH CAO BẰNG

2.3.2. Kết quả thực hiện

Hiện nay, đã có luật BHXH và các văn bản hướng dẫn thực hiện luật được ban hành nhằm phục vụ tốt cho công tác thực hiện BHXH. Tuy vậy, vẫn còn nhiều khó khăn trong việc thực hiện chế độ ốm dài ngày đối với một số bệnh. Còn đối với chế độ thai sản do thực hiện theo quy trình phân cấp và tổ chức chi trả, cơ quan BHXH tỉnh, huyện, mà cụ thể là các cán bộ phụ trách vấn đề thai sản không trực tiếp gặp đối tượng hay tổ chức những đợt tiếp cận với NLĐ để nắm bắt tâm tư nguyện vọng, nghe ngóng những phản hồi từ các đối tượng về giải quyết chế độ chính sách nhằm thực hiện công tác chi trả được tốt hơn. Điều đó đã có những hạn chế, dễ bị các đơn vị SDLĐ lợi dụng để trục lợi.

Tại BHXH tỉnh, số đối tượng hưởng chế độ ngắn hạn này ngày càng có xu hướng tăng cao, với mức hưởng trợ cấp cũng tăng. Tuy nhiên tốc độ tăng không đều giữa các đơn vị trong hệ thống BHXH tỉnh. Kết quả thực hiện công tác chi trả các chế độ này được thể hiện qua bảng sau:

BẢNG 9: Chi trả ốm đau, thai sản (2009- 2011)

Đơn vị : lượt, ngày, đồng

Chế độ Tiêu chí 2009 2010 2011 Ốm đau Lượt người 5.832 5.290 5.055 Ngày 40.703 35.250 30.492 Tiền 1.784.163.169 1.795.322.514 2.023.344.703 Thai sản Lượt người 1.294 1.373 1.568 Ngày 146.199 161.640 203.793 Tiền 7.942.022.038 9.732.045.976 13.003.557.138 Dưỡng sức PHSK Lượt người 767 676 1088 Ngày 4.339 3.848 5.848 Tiền 654.452.500 624.115.000 730.564.000

(Nguồn báo cáo tổng kết năm của BHXH tỉnh Cao Bằng)

Từ bảng số liệu trên cho thấy sự biến động của đối tượng và số tiền hưởng các chế độ trợ cấp như sau:

Đối với chế độ ốm đau, số lượt người hưởng qua từng năm giảm đi, nhưng số tiền được hưởng lại tăng lên, đó là do tiền lương của người lao động tăng, số lượt người hưởng chế độ ốm đau cho các bệnh dài ngày cũng tăng lên, nên số tiền chi trả cũng tăng, dù số lượt người hưởng lại giảm.

Chế độ thai sản, qua 3 năm từ 2009 đến 2011, số lượt người hưởng chế độ tăng lên qua từng năm, kéo theo đó số ngày hưởng và số tiền được hưởng cũng tăng lên, điều đó dễ lý giải là do nghỉ hưởng chế độ thai sản, người lao động được hưởng 100% lương, mà tiền lương của NLĐ ngày càng tăng kèm theo số năm công tác và sự gia tăng của tiền lương tối thiểu.

Về chi trả dưỡng sức PHSK, từ bảng số liệu cho thấy đối tượng hưởng trợ cấp dưỡng sức PHSK có xu hướng giảm năm 2010 nhưng đến năm 2011 lại tăng lên đáng kể.

Nhưng trên thực tế, tại một số doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, NLĐ sau khi nghỉ ốm đau, thai sản hết thời gian quy định thì tiếp tục đi làm dù sức khoẻ còn yếu. Điều đó đã khiến cho việc chi trả chế độ dưỡng sức chiếm tỷ lệ nhỏ, và tập trung chủ yếu tại các cơ quan hành chính sự nghiệp.

Một phần của tài liệu công tác chi trả bhxh bắt buộc tại cơ quan bhxh tỉnh cao bằng thực trạng và giải pháp (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w