Đối với Nhà Nước:

Một phần của tài liệu công tác chi trả bhxh bắt buộc tại cơ quan bhxh tỉnh cao bằng thực trạng và giải pháp (Trang 26 - 31)

BHXH góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội. Qũy BHXH được sử dụng để chi trả các chế độ BHXH cho người lao động và gia đình họ, phần nhàn rỗi được đầu tư vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh để bảo tồn và tăng trưởng quỹ.

BHXH góp phần làm giảm bớt gánh khoảng cách giữa những người giàu và người nghèo, góp phần bảo đảm sự công bằng xã hội.

BHXH là trụ cột của hệ thống ASXH, góp phần điều tiết các chính sách, các chương trình ASXH của mỗi quốc gia. Khi BHXH phát triển, số đối tượng tham gia và hưởng BHXH được mở rộng sẽ góp phần nâng cao đời sống của người lao động nói riêng và dân cư nói chung, từ đó sẽ góp phần làm giảm số đối tượng được hưởng các chính sách ASXH khác như ưu đãi xã hội, cứu trợ xã hội và làm giảm gánh nặng cho ngân sách Nhà nước.

1.1.3 Quỹ BHXH

Khái niệm: Quỹ BHXH là một quỹ tài chính độc lập, tập trung, được tồn tích dần từ sự đóng góp của các bên tham gia BHXH và các nguồn thu hợp pháp khác, và được Nhà nước bảo hộ. Quỹ BHXH là một công cụ để thực hiện chức năng tài chính BHXH và chính sách BHXH của Nhà nước

Nguồn hình thành quỹ: Quỹ tài chính BHXH được hình thành từ ba nguồn cơ bản:

- Từ sự đóng góp của các bên tham gia và hỗ trợ của Nhà nước. Đây là nguồn hình thành cơ bản và quan trọng, chiếm tỉ trọng lớn nhất của quỹ.

- Phần tăng thêm do bộ phận nhàn rỗi tương đối của quỹ BHXH được tổ chức BHXH chuyên trách đưa vào hoạt động đầu tư để sinh lời;

- Phần thu từ tiền nộp phạt của các cá nhân và tổ chức kinh tế di vi phạm pháp luật về BHXH. Phần lớn các nước trên thế giới, nguồn quỹ BHXH đều được hình thành từ nguồn này.

- Các nguồn khác như: viện trợ của các tổ chức...đây là nguồn không cơ bản và không thường xuyên.

- Chi phí quản lý của bộ máy thực hiện sự nghiệp BHXH như chi xây dựng cở sở vật chất, chi lương, chi thưởng...

- Chi cho hệ thống các chế độ BHXH, đây là khoản chi chủ yếu của quỹ.

1.2 Một số vấn đề về công tác chi trả BHXH.

Khái niệm: Chi BHXH là quá trình phân phối, sử dụng quỹ BHXH để chi trả các chế độ BHXH cho người được thụ hưởng theo quy định của pháp luật về BHXH nhằm góp phần ổn định cuộc sống của người tham gia BHXH

Vai trò: Vai trò của công tác chi BHXH đối với các các đối tượng tham gia và với xã hội:

Đối với người tham gia: Công tác chi trả được thực hiện nhằm đảm bảo quyền lợi cho người thụ hưởng các chế độ BHXH. NLĐ phải đóng BHXH mới đ- ược hưởng trợ cấp khi đủ điều kiện hưởng. Việc tính toán mức hưởng, chi đúng đối tượng, chi đủ số tiền trong thời gian quy định là thể hiện tính công bằng, quyền lợi có đóng có hưởng của tất cả mọi người. Tạo được niềm tin đối với NLĐ sẽ thu hút NLĐ tham gia và tin tưởng vào chính sách của Đảng và Nhà nước; đồng thời có nguồn quỹ đủ để chi trả các chế độ kịp thời.

Đối với người SDLĐ: công tác quản lý và chi trả các chế độ giúp cho người SDLĐ không phải chi ngay một số tiền lớn khi có rủi ro xảy ra với NLĐ, bởi sự đóng góp hàng tháng vào quỹ BHXH, nhất là khi rủi ro xảy ra bất ngờ trên quy mô rộng. Đồng thời lại đảm bảo cho NLĐ trong đơn vị yên tâm lao động tạo năng suất lao động cao, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, BHXH hầu như không đem lại lợi ích trực tiếp nên người SDLĐ không hẳn có nhận thức đúng về vai trò này.

Đối với xã hội: thực hiện tốt công tác chi trả sẽ đảm bảo cho nguồn NSNN đ- ược an toàn, không bị thất thoát và có thể hỗ trợ cho các lĩnh vực khác. Đồng thời, đảm bảo cho nguồn quỹ BHXH đủ sức thực hiện chức năng của mình, đặc biệt là quỹ tiền mặt. Công tác chi trả các chế độ BHXH đúng sẽ tạo ra khả năng giải quyết an toàn nhất với chi phí thấp nhất.

Nguyên tắc

Chi BHXH là một trong hai hoạt động chính của BHXH, là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy phát triển sự nghiệp của BHXH, góp phần đảm bảo an sinh xã hội.

Với nguyên tắc chi “đầy đủ, kịp thời, đúng đối tượng, đúng chính sách quy định”, Tổng giám đốc BHXH Việt Nam đã ra những quy định về phân cấp chi trả và tổ chức chi trả để đảm bảo hiệu quả của công tác chi trả, thực hiện “chi đúng kỳ, chi đủ số, chi kịp thời, chi an toàn” tới tận tay từng đối tượng.

1.2.1 Nôi dung công tác chi trả BHXH

1.2.1.1Đối với đối tuợng huởng, mức huởng của các chế độ

* Đối tượng hưởng Bảo hiểm xã hội:

- Đối tưởng hưởng là cá nhân hoặc thân nhân của người lao động, khi có đủ các điều kiện hưởng BHXH theo quy định của pháp luật. Đối tượng hưởng BHXH được quy định tùy thuộc vào chính sách kinh tế - xã hội nói chung và chính sách BHXH nói riêng.

- Đối tượng được hưởng BHXH bắt buộc là những người lao động theo luật sẽ phải đóng góp và hưởng trợ cấp BHXH. Đối tượng tham gia BHXH bắt buộc thường là những người có quan hệ lao động làm công ăn lương.

* Mức hưởng trợ cấp Bảo hiểm xã hội:

Mức hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội được quy định cho từng loại trợ cấp bảo hiểm xã hội. Việc quy định mức trợ cấp bảo hiểm xã hội dựa trên cơ sở nguyên tắc căn bản:

- Mức trợ cấp bảo hiểm xã hội chỉ được xem là khoản đảm bảo chi tiêu trung

bình, bảo đảm múc sống tối thiểu cho người hưởng trợ cấp.

- Mức hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội thấp hơn mức thu nhập làm căn cứ

đóng bảo hiểm xã hội lúc làm việc. Nguyên tắc này nhằm khuyến khích người lao động làm việc và không ỷ lại vào chế độ trợ cấp.

- Mức hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội thường có quan hệ tỷ lệ với mức tiềm

lương, tiền công hoặc thu nhập hàng tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội.

Mức hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội là số tiền mà người lao động nhận được từ cơ quan bảo hiểm xã hội thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập hoặc bị giảm khả năng lao động. Tợ cấp bảo hiểm có hai loại: Trợ cấp thường thương xuyên và trợ cấp không thường xuyên.

- Trợ cấp thường xuyên là loại trợ cấp phải trả định kỳ hàng tháng, có tác dụng phát huy hiệu quả trong một thời gian dài( ví dụ chế độ hưu trí.)

- Trợ cấp không thường xuyên là loại trợ cấp chi trả cho nhu cầu bảo hiểm mới phát sinh, có tác dụng trong một thời gian ngắn( chế độ trợ cấp thai sản).

Cơ sở xác định mức hưởng bảo hiểm xã hội còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau: mức độ đóng góp cho xã hội, mức độ giảm hoặc mất khả năng lao động…..

* Quy trình quản lý đối tượng hưởng BHXH

Lập hồ sơ hưởng BHXH: hồ sơ hưởng BHXH được NLĐ, người SDLĐ lập (theo quy định, hướng dẫn của tổ chức BHXH) gửi cơ quan BHXH. Cơ quan BHXH có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ hưởng BHXH do người SDLĐ gửi đến.

Thẩm định xét duyệt hồ sơ: do cơ quan BHXH chịu trách nhiệm, xem xét tính đầy đủ về thủ tục hồ sơ, tính hợp pháp hợp lệ của hồ sơ.

Giải quyết chế độ BHXH cho NLĐ do cơ quan BHXH chịu trách nhiệm thực hiện trên cơ sở hồ sơ hợp lệ đã được thẩm định xét duyệt để tính mức hưởng chế độ, ra quyết định hưởng chế độ cho NLĐ và tổ chức chi trả cho NLĐ.

Lưu trữ hồ sơ hưởng BHXH: là công đoạn cuối cùng trong quy trình được cơ quan BHXH chịu trách nhiệm thực hiện, lưu trữ bảo quản hồ sơ sao cho khoa học, tiện tra cứu, tránh mất mát, hư hỏng.

Đối với chế độ ốm đau.

Thứ nhất, Ốm đau thông thường.

Mức hưởng bằng 75% mức TL -TC đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc. Thời gian hưởng là 30 ngày nếu tham gia BHXH < 15 năm, 40 ngày nếu tham gia BHXH từ 15 năm đến < 30 năm và nghỉ 60 ngày nếu tham gia BHXH ≥ 30 năm.

Nếu làm việc trong điều kiện nặng nhọc độc hại, phụ cấp khu vực ≥ 0,7 tăng thêm 10 ngày cho mỗi trường hợp

Thứ hai, Bệnh dài ngày theo danh mục Bộ y tế ban hành:

NLĐ được nghỉ 180 ngày/ năm với mức hưởng 75% mức đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc. Sau đó nếu tiếp tục nghỉ do điều kiện sức khoẻ thì vẫn được hưởng trợ cấp nhưng với mức thấp hơn, Cụ thể là hưởng 45 % nếu tham gia BHXH < 15 năm, 55 % nếu tham gia BHXH từ 15 năm đến < 30 năm, 65 % nếu tham gia BHXH ≥ 30 năm. Mức trợ cấp thấp nhất trong tháng bằng mức tiền lương tối thiểu chung

Thứ ba, nghỉ trông con ốm

- Mức hưởng: 75% lương đóng BHXH tháng trước khi nghỉ. Lập hồ sơ hưởng BHXH Lưu trữ hồ sơ hưởng BHXH Thẩm định xét duyệt hồ sơ Giải quyết chế độ BHXH

- Thời gian hưởng : Nếu con dưới 3 tuổi được nghỉ 20 ngày, từ 3 tới <7 tuổi được nghỉ 15 ngày.

- Nếu cả cha và mẹ cùng tham gia BHXH: một trong hai người đã nghỉ đủ thời gian theo quy định mà con chưa hết bệnh thì người còn lại tiếp tục nghỉ.

Chế độ Thai sản.

NLĐ tham gia BHXH được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các

trường hợp sau đây:

- Lao động nữ mang thai, sinh con;

- NLĐ nhận nuôi con nuôi dưới 4 tháng tuổi;

- NLĐ đặt vòng tránh thai, thực hiện các biện pháp triệt sản.

NLĐ đóng BHXH từ đủ 6 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước khi sinh hoặc nhận nuôi con nuôi và được hưởng bằng 100% mức bình quân tiền lương, tiền công sáu tháng đóng BHXH liền kề trước khi nghỉ việc. Cụ thể

Khám thai: lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai 5 lần, mỗi lần 1 ngày trong 1 thai kỳ.

Sảy thai, nạo, hút hoặc thai chết lưu: NLĐ được nghỉ việc hưởng 10 ngày nếu thai < 1 tháng, 20 ngày nếu thai từ 1 đến < 3 tháng, 30 ngày nếu thai từ 3 đến < 6 tháng và 50 ngày nếu thai từ 6 tháng trở lên.

Kế hoạch hóa gia đình: Đặt vòng tránh thai: 7 ngày; Triệt sản (nam- nữ): 15 ngày.

Sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi:

- 4 tháng đối với lao động nữ làm việc trong điều kiện bình thường;

- 5 tháng đối với lao động nữ làm việc trong điều kiện nặng nhọc độc hại, ca 3, nơi có phụ cấp khu vực > 0,7 hoặc là nữ quân nhân, nữ công an nhân dân;

- 6 tháng với lao động nữ là người tàn tật;

- Sinh đôi trở lên: với mỗi con, lao động nữ được nghỉ thêm 30 ngày.

- Thời gian nghỉ khi con chết: Nghỉ 90 ngày từ ngày sinh con nếu con < 60 ngày tuổi và 30 ngày từ ngày con chết nếu con từ 60 ngày tuổi trở lên

- Mẹ chết khi sinh: cha hoặc người nuôi dưỡng trực tiếp nghỉ đến khi con đủ 4 tháng tuổi.

- Nuôi con nuôi sơ sinh dưới 4 tháng tuổi; trợ cấp cho tới khi con đủ 4 tháng tuổi (áp dụng cho cả nam và nữ).

- NLĐ bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Bị tai nạn trong giờ làm việc, khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết mà luật lao động và nội quy đơn vị cho phép, chuẩn bị kết thúc công việc.

+ Bị tai nạn ngoài nơi làm việc hoặc làm việc ngoài giờ theo yêu cầu của người SDLĐ.

+ Bị tai nạn trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý.

- Đối với BNN: NLĐ bị bệnh thuộc danh mục BNN do Bộ Y Tế và Bộ Lao Động - Thương binh và Xã hội ban hành khi làm việc trong môi trường hoặc nghề có yếu tố độc hại.

- Bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn hay bệnh. * Mức hưởng :

- NLĐ sẽ nhận được Trợ cấp 1 lần: đối với suy giảm khả năng lao động từ 5 đến 30% với mức hưởng:

TC = [ 5 * Lmin + (m-5) * 0,5 * Lmin ] + [ 0,5 * L+ (t-1) . 0,3 * L ]

- Suy giảm khả năng lao động >30%, NLĐ sẽ nhận đựợc trợ cấp hàng tháng:

TC=[0,3 * Lmin + (m-31) * 0,02 * Lmin ]+[ 0,005 * L+ (t-1) .0,003 * L ]

Trong đó:

Lmin: lương tối thiểu;

M : thời gian tham gia BHXH;

Một phần của tài liệu công tác chi trả bhxh bắt buộc tại cơ quan bhxh tỉnh cao bằng thực trạng và giải pháp (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w