Chính sách quốc tế

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ của công ty TNHH đăng long (Trang 31 - 32)

1.5.2.1 Chính sách thuế quan

Thông qua các thỏa thuận thương mại quốc tế, thuế quan đối với các sản phẩm gỗ chế biến nhìn chung đã được cắt giảm mạnh, với mức độ cắt giảm sâu hơn đáng kể so với các sản phẩm liên quan tới nông – lâm nghiệp. Thuế MFN (thuế tối huệ quốc, áp dụng trong khuôn khổ WTO) đối với đồ gỗ nhập khẩu tại các thị trường lớn (Hoa Kỳ, EU…) đã gần chạm mức 0% ở nhiều dòng thuế. Thuế ưu đãi trong các FTA đối với đồ gỗ hầu hết đã được loại bỏ hoàn toàn.

Đây là điều kiện rất thuận lợi để ngành chế biến đồ gỗ Việt Nam phát triển, mở rộng thị trường và tăng sức cạnh tranh đáng kể ở các thị trường xuất khẩu, đặc biệt là các thị trường tiêu thụ lớn của thế giới.

Mặc dù vậy, ở góc độ nội địa, cùng với các lý do chủ quan khác, các chính sách thuế quan dễ dàng thời gian qua có thể là một trong những nguyên nhân cơ bản khiến đồ gỗ Đông Nam Á, Đài Loan và Trung Quốc dễ dàng tiếp cận thị trường đồ gỗ Việt Nam, cạnh tranh với hàng nội địa. Đây cũng sẽ là thách thức lớn đối với các nhà sản xuất đồ gỗ Việt Nam trong thời gian tới.

1.5.2.2 Chính sách về các biện pháp phi thuế

Cũng thông qua WTO và các FTA, các biện pháp phi thuế thông thường như hạn ngạch, giấy phép nhập khẩu… đối với đồ gỗ chế biến ở các thị trường hầu hết đã được dỡ bỏ.

Một số chính sách đặc thù liên quan đến thương mại một số loại gỗ có giá trị cao như chính sách về thuế xuất khẩu, các lệnh cấm xuất khẩu… vẫn còn được duy trì nhưng với phạm vi hạn chế và hầu như không ảnh hưởng lớn tới tổng thương mại đồ gỗ, đặc biệt là đồ gỗ chế biến.

1.5.2.3 Các hàng rào kĩ thuật

Nhóm các biện pháp TBT có ảnh hưởng mạnh nhất hiện nay đối với thương mại gỗ chế biến là các quy định về xác minh nguồn gốc hợp pháp của gỗ.

Ở Hoa Kỳ, biện pháp này nằm trong một Luật có tên là Lacey (tên đầy đủ là Luật Bảo tồn) với sửa đổi lớn đối với sản phẩm gỗ năm 2008. Luật này được cho là có ảnh hưởng tới xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam ở diện rộng khi mà thị trường Hoa Kỳ hiện đang chiếm tới gần phân nửa tổng kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam.

Các biện pháp về nguồn gốc hợp pháp của gỗ của thị trường EU được thực hiện theo Kế hoạch hành động FLEGT (Kế hoạch hành động về Thương mại, Quản trị thực thi Lâm Luật). Để thực thi FLEGT, EU thiết kế một cơ chế cho phép các nước xuất khẩu liên quan tự kiểm soát việc tuân thủ FLEGT của các sản phẩm xuất khẩu nước mình thông qua việc đàm phán ký kết các Hiệp định Đối tác Tự nguyện với EU (gọi tắt là VPA). Bản chất của các VPA là chuyển thẩm quyền xác nhận gỗ thỏa mãn yêu cầu về nguồn gốc hợp pháp đủ điều kiện nhập khẩu vào EU từ các cơ quan kiểm soát biên giới phía EU sang các cơ quan quản lý của nước xuất khẩu với điều kiện quy trình và các tiêu chí cấp xác nhận (giấy phép FLEGT) phải đáp ứng các yêu cầu của phía EU. Việt Nam hiện đang trong quá trình đàm phán ký kết VPA này với EU.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ của công ty TNHH đăng long (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)