Tình hình kinhdoanh của công ty trong 3 năm gần đây 2012-2014

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ của công ty TNHH đăng long (Trang 42)

Đơn vị tính (đồng)

( Nguồn Phòng Kế toán)

Bảng 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Đăng Long.

0 50 100 150 200 250 300 350 Tỷ đồng 2012 2013 2014 Năm Doanh thu Chi phí Lợi nhuận

Biểu đồ 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty năm 2012-2014

Hoạt động kinh doanh qua các năm có mức tăng trưởng rõ rệt. Năm 2014 doanh thu đã tăng vọt lên từ 268.471.215.147 lên tới 301.253.134.657. Điều này chứng tỏ công ty ngày càng khẳng định được vị trí của mình trong ngành kinh doanh xuất khẩu các sản phẩm đồ gỗ gia dụng và hoạt động kinh doanh có hiệu quả.

Năm Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Doanh thu 253.154.714.763 268.471.215.143 301.253.134.657

Chi phí 244.351.214.538 256.871.142.369 286.351.412.779

2.1.3.2 Tình hình xuất khẩu của công ty trong 3 năm 2012- 2014

Thị trường xuất khẩu của công ty trong 3 năm 2012- 2014

Hiện nay công ty xuất khẩu chủ yếu qua các thị trường như: Mỹ, Nhật, Châu Âu…

Đơn vị tính %

Thị trường Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Mỹ 40,2% 41% 42,1%

Nhật 24,6% 25,8% 24,1%

Châu Âu 19,1% 20,7% 21,6%

Thị trường khác 16,1% 12,5% 12,2%

(Nguồn Phòng Kinh doanh) Bảng 2.2 Tỉ trọng xuất khẩu theo thị trường của công ty năm 2012-2014.

Năm 2013 26% 13% 21% 40% Mỹ Nhật Châu Âu Khác

Năm 2014 42% 24% 22% 12% Mỹ Nhật Châu Âu Khác

Biểu đồ 2.2 Tỉ trọng xuất khẩu theo thị trường của công ty trong năm 2013-2014

Nhìn chung sản phẩm của công ty xuất khẩu qua các thị trường có tỉ trọng ngày càng tăng chứng tỏ sản phẩm của công ty đáp ứng được yêu cầu của các khách hàng. Công ty đã từng bước xây dựng được chỗ đứng của mình trên thị trường và đang trên đà phát triển.

Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu

Năm 2013 48% 15% 37% Bàn ghế Tủ áo, tủ giày Sản phẩm khác

Năm 2014 42% 40% 18% Bàn ghế Tủ áo, tủ giày Sản phẩm khác

Biểu đồ 2.3 Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của công ty trong năm 2013-2014

Nhìn chung sản phẩm xuất khẩu của công ty chủ yếu là các loại bàn ghế gỗ dùng trong phòng khách và phòng ăn bên cạnh đó thì các loại tủ cũng được xuất khẩu khá nhiều.

2.2 Phân tích quy trình xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ của công ty TNHH Đăng Long (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sơ đồ 2.2 Quy trình xuất khẩu hàng hóa của công ty TNHH Đăng Long.

Xin giấy phép XK Chuẩn bị hàng hóa XK Kiểm tra hàng hóa XK Giải quyết khiếu nại Gửi BCT cho nhà NK Giao hàng XK Làm thủ tục hải quan Lập Bộ chứng từ Thuê phương tiện vận tải Kí hợp đồng

2.2.1 Kí hợp đồng

Phòng kinh doanh liên hệ, tìm kiếm khách hàng có nhu cầu để bàn bạc, kí kết hợp đồng. Nếu hợp đồng được kí kết thành công, phòng kinh doanh sẽ chuyển kế hoạch xuống cho phòng kế hoạch tổng hợp để thực hiện hợp đồng.

2.2.2 Xin giấy phép nhập khẩu (nếu có)

Công ty sẽ căn cứ vào khoản 1, khoản 2 điều 8 Thông tư 88/2011/TT- BNNPTNT ngày 28/12/2011 quy định Xuất khẩu theo điều kiện hoặc theo giấy phép Sản phẩm làm từ gỗ thuộc Nhóm IA là tang vật xử lý tịch thu theo quy định hiện hành của Nhà nước; Nhóm IIA quy định tại Nghị định số 32/2006/NĐ-CP chỉ được phép xuất khẩu ở dạng sản phẩm đồ mộc hoàn chỉnh. Khi xuất khẩu, thương nhân kê khai hàng hoá với cơ quan Hải quan về số lượng, chủng loại, và chịu trách nhiệm về nguồn gốc gỗ hợp pháp, không phải xin phép.

Sản phẩm làm từ gỗ quy định tại Phụ lục II của CITES, khi xuất khẩu phải có giấy phép do Cơ quan quản lý CITES Việt Nam cấp.

Do đó, Công ty xuất khẩu sản phẩm đồ mộc hoàn chỉnh là đồ gỗ nội thất nên phải Căn cứ vào Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Ban hành kèm theo Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ để kiểm tra xem mặt hàng gỗ sử dụng thuộc Nhóm nào để thực hiện theo đúng quy định. Nếu sản phẩm làm từ gỗ quy định tại phụ lục II của CITES thì công ty phải tiến hành xin giấy phép, thành phần hồ sơ bao gồm:

Đơn đề nghị cấp Giấy phép xuất khẩu theo mẫu số 01/LN ban hành kèm theo Thông tư này;

Bản sao chụp hợp đồng giao kết thƣơng mại giữa các bên có liên quan; Hồ sơ chứng minh mẫu vật có nguồn gốc hợp pháp theo quy định hiện hành (bản sao chụp và mang theo bản gốc để đối chiếu, trong trường hợp nộp hồ

sơ trực tiếp; hoặc bản sao có chứng thực, trong trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện).

Bản sao chụp Giấy phép đăng ký kinh doanh hoặc chứng minh nhân dân/hộ chiếu đối với Thương nhân lần đầu đề nghị cấp phép.

Bản sao có chứng thực Hoá đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc gỗ là tang vật xử lý.

Sau khi hoàn thành bộ hồ sơ thì công ty gửi về cơ quan đại diện Cơ quan Quản lý CITES Việt Nam tại phía Nam để xin cấp phép:

Địa chỉ: Tầng 7, toà nhà văn phòng, 146 Nguyễn Công Trứ, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh.

Điện thoại:(08) 3821 8206; Fax: (08) 3915 1120 Email: citesphianam@gmail.com

Tuy nhiên hầu hết các sản phẩm của công ty đều được làm từ gỗ thuộc Nhóm IIA quy định tại Nghị định số 32/2006/NĐ-CP nên chỉ cần kê khai khai hàng hoá với cơ quan Hải quan về số lượng, chủng loại, và chịu trách nhiệm về nguồn gốc gỗ hợp pháp, không phải xin phép vì vậy mà bước xin giấy phép của công ty không gặp nhiều khó khăn.

2.2.3 Chuẩn bị hàng hóa

Sau khi kí kết hợp đồng, nhân viên phòng kinh doanh của công ty sẽ thông báo cho phòng kế hoạch lên kế hoạch cho các phân tổ thực hiện sản xuất. Nếu thời gian giao hàng gấp rút thì sẽ tổ chức làm tăng ca để kịp chuẩn bị đủ hàng xuất đi.

Khi sản xuất đủ số lượng theo hợp đồng thì công nhân tiến hành đóng gói sản phẩm nhằm đảm bảo phẩm chất, chất lượng và số lượng tạo điều kiện thuận lợi cho việc bốc xếp, di chuyển, giao nhận hàng. Tùy từng loại sản phẩm, yêu cầu cách thức đóng hàng theo hợp đồng đã kí, công ty phải thực hiện theo đúng quy định và thông thường sản phẩm đồ gỗ của công ty được đóng trong container. Trong quá trình

đóng hàng, công ty cũng cử các nhân viên kiểm tra để tránh tình trạng đóng sai quy cách dẫn đến bên nhập khẩu từ chối nhận hàng, yêu cầu giảm giá hoặc không thanh toán tiền hàng.

Ghi kí mã hiệu cho sản phẩm: thông thường là kí mã hiệu bằng số, bằng chữ nhằm thông báo những chi tiết cần thiết cho việc bốc dỡ, bảo quản hàng hóa.

Nhìn chung bước chuẩn bị hàng hóa của công ty tương đối tốt. Tuy nhiên vẫn còn xảy ra việc sản xuất sản phẩm bị lỗi do công nhân mới vô chưa quen với việc và chưa được đào tạo kĩ.

2.2.4 Kiểm tra hàng hóa XK

Khi hàng hóa chuẩn bị xong, bước tiếp theo của công ty là phải kiểm tra hàng hóa xem có phù hợp với điều khoản của hợp đồng hay không. Trước khi xuất khẩu, công ty kiểm tra về phẩm chất, số lượng nhằm đảm bảo quyền lợi của khách hàng, đảm bảo uy tín cho công ty, ngăn chặn tình huống xấu có thể xảy ra. Công ty thường kiểm tra theo các cách sau:

Kiểm tra giữa kì: kiểm tra để chắc chắn những hàng hóa đó đúng với hợp đồng mình đã kí kết. Nếu có sai sót bất cứ vấn đề gì như sai về mẫu mã, kiểu dáng… thì công ty tiến hành điều chỉnh ngay vì nếu không sẽ gây ra nhiều rủi ro làm mất uy tín của công ty, mất cơ hội kinh doanh xuất khẩu.

Kiểm tra cuối kì: công việc này được công ty tiến hành trước 7 ngày so với thời hạn giao hàng công ty đã kí với khách hàng. Việc kiểm tra này bao gồm: kiểm tra chất lượng, kiểm tra số lượng.

Kiểm tra lúc đóng gói gồm:

 Kiểm tra bao bì: đóng gói hàng hóa phải đảm bảo các yêu cầu về chất lượng hàng hóa trong quá trình vận chuyển, tạo điều kiện nhận biết và phân loại hàng hóa, đảm bảo tính thẩm mỹ.

 Kiểm tra ký mã hiệu: ký mã hiệu là những ký hiệu bằng chữ hoặc bằng số hình vẽ được ghi trên bao bì nhằm thông báo những chi tiết cần thiết cho việc giao nhận bốc dỡ bảo quản. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Việc kiểm tra hàng hóa mang lại ý nghĩa quan trọng, đảm bảo uy tín của công ty đồng thời ngăn chặn kịp thời các hậu quả xấu dẫn đến tranh chấp. Đặc biệt kiểm tra hàng hóa còn giúp công ty giảm được việc sửa chữa, khắc phục hiệu quả sản xuất.

2.2.5 Thuê phương tiện vận tải (nếu có)

Nếu công ty xuất hàng theo giá CIF thì công ty sẽ thuê phương tiện vận tải. Hiện nay công ty chủ yếu chỉ lựa chọn phương tiện vận tải là vận tải đường biển. Sản phẩm của công ty là đồ gỗ thường được đóng trong các container nên công ty chủ yếu thuê tàu chợ để chuyên chở.Đầu tiên nhân viên của công ty sẽ lập bản kê chi tiết hàng hóa và ủy thác cho công ty đại lí giúp giữ chỗ. Kí đơn xin lưu khoang (booking note) khi hãng tàu đồng ý và đóng phí vận chuyển. Và mượn vỏ container để xếp hàng hóa của công ty.

Tuy nhiên công ty chủ yếu công ty xuất khẩu theo giá FOB do đó việc thuê phương tiện vận tải là do bên mua thuê.

2.2.6 Lập Bộ chứng từ 2.2.6.1 Hóa đơn thương mại 2.2.6.1 Hóa đơn thương mại

Đây là chứng từ cơ bản của khâu thanh toán, là yêu cầu của công ty đòi người mua phải trả số tiền ghi trên hóa đơn. Trên hóa đơn phải nêu được: đơn giá, tổng giá trị, điều kiện giao hàng, phương thức thanh toán, phương thức vận tải và phải thể hiện đầy đủ các mục: shipper/exporter( người bán), consignee (người mua), các nội dung liên quan đến vận chuyển: cảng đi, cảng đến, tên tàu.

2.2.6.2 Phiếu đóng gói

Phiếu đóng gói thường được nhân viên lập khi đóng hàng vào container, nó là bản kê chi tiết tất cả hàng hóa có trong container đó.

Nội dung của phiếu đóng gói nhân viên phải thể hiện đầy đủ các mục sau: tên người bán và người mua, tên hàng hóa, tên tàu, ngày bốc hàng, cảng bốc, cảng dỡ, cách đóng gói hàng, phương thức thanh toán…

Lập phiếu đóng gói sẽ tạo điều kiện cho việc kiểm tra hàng hóa trong mỗi kiện tốt hơn nhằm tiết kiệm được thời gian làm việc.

2.2.6.3 Vận đơn đường biển

Vận đơn đường biển do hãng tàu lập và khi công ty giao hàng lên tàu xong thì sẽ được lấy vận đơn đường biển.

2.2.7 Làm thủ tục hải quan

Đây là bước quan trọng nhất của nghiệp vụ tổ chức thực hiện hợp đồng ngoại thương của công ty. Phần lớn sản phẩm của công ty đều được xuất đi ở cảng Đồng Nai, Cát Lái trong đó cảng Đồng Nai chiếm tỉ trọng lớn hơn. Kể từ đầu năm 2011 tất cả lô hàng xuất đi của công ty đều làm thủ tục hải quan điện tử thay cho hình thức khai báo hải quan từ xa như trước đây. Thời gian khai báo và làm thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu được thực hiện chậm nhất là 08 giờ trước khi phương tiện vận tải xuất cảnh (quy định tại chương 2 điều 18 Luật Hải Quan). Nhân viên công ty sẽ làm theo việc khai báo và quy trình khai hải quan điện tử như sau:

Bước 1: Đầu tiên nhân viên của công ty sẽ đăng nhập vào phần mềm VNACCS, Để đăng ký mới tờ khai xuất khẩu, bạn truy cập menu “Tờ khai xuất nhập khẩu”.

Hình 2.3 Ví dụ minh họa khai báo điện tử

Sau khi màn hình hiện ra như trên thì nhân viên công ty sẽ nhập vào các thông tin cơ bản của tờ khai. Ngoài ra còn phải khai báo một số chứng từ như vận đơn, hóa đơn thương mại…

Bước 2: Khai trước thông tin tờ khai (EDA).

Sau khi đã nhập xong thông tin cho tờ khai, nhân viên ghi lại và chọn mã nghiệp vụ “2. Khai trước thông tin tờ khai (EDA)” để gửi thông tin.

Khi đó nhân viên khai báo vào menu “Tờ khai xuất nhập khẩu” chọn “Danh sách tờ khai nhập khẩu”.

Các tờ khai nhánh này có mối liên hệ với nhau qua số tờ khai đầu tiên, số thứ tự nhánh và các thông tin chung của tờ khai như là số vận đơn, số hóa đơn, các thông tin này giúp người khai hải quan và Cơ quan hải quan xác định được các nhánh khác nhau này là thuộc cùng một lô hàng.

Hình 2.4 Ví dụ minh họa khai báo điện tử

Việc thông quan hàng hóa của các tờ khai nhánh này hoàn toàn độc lập về Luồng tờ khai, số tiền thuế, vì vậy khi tiến hành In tờ khai để lấy hàng, người khai phải in và đóng dấu tất cả các tờ khai nhánh khác nhau này, trên bản in sẽ thể hiện số tờ khai nhánh, số tờ khai đầu tiên số thứ nhánh và tổng số nhánh của lô hàng đang tiến hành thông quan.

Chương trình sẽ yêu cầu bạn xác nhận chữ ký số khi khai báo, bạn chọn chữ ký số từ danh sách:

Hình 2.6 Ví dụ minh họa khai báo điện tử

Và nhập vào mã PIN của Chữ ký số:

Hình 2.7 Ví dụ minh họa khai báo điện tử

Thành công hệ thống sẽ trả về số tờ khai và bản copy tờ khai bao gồm các thông tin về thuế được hệ thống tự động tính, các thông tin còn thuế khác như “Tên, địa chỉ doanh nghiệp khai báo”.

Màn hình bản copy trả về bao gồm các thông tin đã khai báo của tờ khai, phần tổng hợp tính thuế trả về thể hiện ngay góc trái màn hình.Các thông tin chi tiết về dòng hàng do hệ thống trả về ở mục “Danh sách hàng” click đúp chuột hoặc nhấn F4 để xem chi tiết.

Hình 2.8 Ví dụ minh họa khai báo điện tử (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sau khi kiểm tra các thông tin trả về, có 2 phương án lựa chọn tiếp theo:

Thứ nhất: nếu các thông tin do hệ thống trả về công ty thấy có thiếu sót cần bổ sung sửa đổi thì sử dụng mã nghiệp vụ EDB để gọi lại thông tin khai báo của tờ khai và sửa đổi sau đó tiếp EDA lại đến khi thông tin đã chính xác.

Thứ hai: nếu các thông tin do hệ thống trả về đã chính xác, công ty chọn mã nghiệp vụ “3. Khai chính thức tờ khai EDC” để đăng ký chính thức tờ khai này với cơ quan hải quan, khi thành công tờ khai này sẽ được đưa vào thực hiện các thủ tục thông quan hàng hóa.

Hình 2.10 Ví dụ minh họa khai báo điện tử

Bước 3: Đăng ký chính thức tờ khai với cơ quan Hải quan (EDC).

Sau khi đăng ký thành công bản khai trước thông tin tờ khai và kiểm tra đúng thông tin hệ thống trả về, nhân viên tiến hành đăng ký chính thức tờ khai với cơ quan Hải quan, chọn mã nghiệp vụ “3. Khai chính thức tờ khai (EDC)”.

Khai báo thành công tờ khai này sẽ được đưa vào tiến hành các thủ tục thông quan hàng hóa.

Hình 2.11 Ví dụ minh họa khai báo điện tử

Doanh nghiệp tiếp tục nhấn vào “4. Lấy kết quả phân luồng, thông quan” chức năng này tương tự như “Lấy phản hồi từ HQ” trên phiên bản ECUS 4 để nhận được kết quả phần luồng, lệ phí hải quan, thông báo tiền thuế và chấp nhận thông quan của tờ khai.

Hình 2.12 Ví dụ minh họa khai báo điện tử

Đối với tờ khai là luồng Xanh: Trường hợp tờ khai được phân luồng 1 (xanh), Hệ thống tự động kiểm tra việc hoàn thành nghĩa vụ về thuế và quyết định thông quan.

Đối với tờ khai là luồng Vàng: Trường hợp tờ khai được phân luồng 2 (vàng), người khai xuất trình, nộp chứng từ giấy thuộc hồ sơ hải quan để kiểm tra.

Đối với tờ khai là luồng Đỏ: Trường hợp tờ khai được phân luồng 3 (Đỏ), người khai xuất trình, nộp chứng từ giấy thuộc hồ sơ hải quan và hàng hóa để kiểm

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ của công ty TNHH đăng long (Trang 42)