Thực trạng xuất khẩu gỗ của Việt Nam và những vấn đề đặt ra

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ của công ty TNHH đăng long (Trang 32)

1.6.1 Thực trạng xuất khẩu gỗ của Việt Nam

Chế biến gỗ là một trong số ít ngành được đánh giá là hội nhập thành công với kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh và đóng góp quan trọng vào thành tích xuất khẩu của Việt Nam và tạo được vị trí trong xuất khẩu đồ gỗ toàn cầu.

Hiện nay, xuất khẩu đồ gỗ đứng vị trí thứ 6 trong 10 ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.Trên thế giới, Việt Nam nằm trong top các nước xuất khẩu lớn nhất thế giới, đứng vị trí thứ 2 của Châu Á và thứ nhất ở khu vực Đông Nam Á.

Theo số liệu của trung tâm nghiên cứu công nghiệp Việt Nam là nhà xuất khẩu đồ gỗ lớn thứ 6 thế giới, xuất khẩu chiếm tới trên 80% tổng giá trị sản phẩm sản xuất ra bởi ngành chế biến gỗ Việt Nam. Số liệu từ Trung tâm Thương mại quốc tế ITC (trademap) năm 2013 thậm chí còn cho thấy Việt Nam là nước xuất khẩu đồ gỗ lớn thứ 4 thế giới, với thị phần khoảng 4,7%, sau Trung Quốc (34,6%), Italia(9,3%) và Đức (9%).

Biểu đồ 1.1 Thị trường xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam.

Sản phẩm đồ gỗ xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam gồm các nhóm: Đồ gỗ mỹ nghệ; Nội thất; Ngoài trời; Gỗ kết hợp vật liệu khác; Ván nhân tạo và sản phẩm gỗ từ ván nhân tạo; Sản phẩm từ lâm sản ngoài gỗ; dăm gỗ.

Theo số liệu của Bộ Công Thương, sản phẩm đồ gỗ của Việt Nam đã xuất khẩu đến trên 100 quốc gia và vùng lãnh thổ, với kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng ổn định (trừ ngoại lệ năm 2009, khi nhu cầu tiêu thụ của thế giới giảm sút do khủng hoảng). Tính chung giai đoạn 2001 – 2010, tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ bình quân đạt 27,15%, cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng kim ngạch chung cả nước.

Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu đồ gỗ lớn nhất của Việt Nam, chiếm khoảng 40-50 tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành đồ gỗ, tiếp theo là các nước Tây Âu

(EU: 10-20%), châu Á Thái Bình Dương (Nhật Bản: 12-15%) và các khu vực khác. Tỷ trọng xuất khẩu bất cân đối, phụ thuộc đặc biệt lớn vào một số thị trường của ngành đồ gỗ Việt Nam tuy không phải là quá bất thường so với hiện trạng chung của các nước khác trong khu vực nhưng cũng cho thấy rủi ro khá lớn. Hai thị trường xuất khẩu lớn nhất của đồ gỗ Việt Nam, Hoa Kỳ và châu Âu, lại là hai thị trường khó tính nhất thế giới, với các điều kiện ngặt nghèo về nguồn gốc hợp pháp của gỗ và nguy cơ lạm dụng các biện pháp phòng vệ thương mại (chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ) rất cao.

Nguồn: “The furniture industry in South East Asia”, CSIL 9/2014.

Biểu đồ 1.2 Tỉ trọng xuất khẩu theo thị trường của đồ gỗ Việt Nam và một số nước Đông Nam Á.

1.6.2 Những vấn đề đặt ra với ngành xuất khẩu gỗ của Việt Nam

Bên cạnh sự tăng trưởng của ngành chế biến và xuất khẩu gỗ vẫn còn một số vấn đề tồn tại mà cần được khắc phục:

Hiệu quả sản xuất kinh doanh còn thấp, sức cạnh tranh còn yếu.

Chưa có sự gắn kết chặt chẽ giữa các đơn vị trồng rừng với các doanh nghiệp chế biến và sản xuất đồ gỗ.

Tính chuyên nghiệp trong thương mại thấp như việc tuân thủ thời gian giao hàng cũng như khả năng đáp ứng các hợp đồng lớn với chất lượng đồng bộ. Khâu kiểm soát chất lượng chưa được đảm bảo: Hầu như các doanh nghiệp thực hiện việc kiểm soát này dựa trên giám sát chủ quan của lãnh đạo, dựa trên tinh thần tự giác. Đây là cách thức giám sát truyền thống chỉ thích hợp với các doanh nghiệp nhỏ ứng với các hợp đồng nhỏ mà không thể áp dụng hiểu quả với các hợp đồng lớn, sản phẩm có mức độ chi tiết chuẩn hóa cao.

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Nội dung chương này giúp chúng ta hiểu hơn về xuất khẩu hàng từ khái niệm cho đến vai trò của xuất khẩu đóng một phần quan trọng trong hoạt động thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Đồng thời việc phân tích quy trình giúp ta hình dung được những bước cơ bản trong quá trình xuất khẩu hàng hóa, tạo nền tảng cho việc phân tích thực tế tại công ty ở chương sau.

Ngoài ra nội dung chương còn giúp ta hiểu hơn về thực trạng xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam hiện nay từ đó giúp các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ có cái nhìn tổng quát hơn và có những hướng đi mới hơn trong việc kinh doanh đồ gỗ xuất khẩu.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ QUY TRÌNH XUẤT KHẨU ĐỒ GỖ TẠI CÔNG TY TNHH ĐĂNG LONG

2.1 Giới thiệu khái quát về công ty TNHH Đăng Long

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty TNHH Đăng Long

Công ty TNHH Đăng Long được thành lập vào ngày 19/11/2003 do ông Đặng Văn Long làm giám đốc.

Địa chỉ công ty: Lô F6, Cụm công nghiệp chế biến gỗ Tân Hòa, phường Tân Hòa, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, Việt Nam.

Số điện thoại: (061)3985518 – 3987402 Số fax: (061)3995518 – 3987419

Email: danglongco@hcmfpt.com Website: danglongplanter.com

Hiện công ty có showroom trưng bày sản phẩm tại đường Đỗ Xuân Hợp, Phước Long A, Quận 9, TP.Hồ Chí Minh, Việt Nam.

Ngành nghề hoạt động: sản xuất các sản phẩm đồ gỗ tiêu thụ trong và ngoài nước.

2.1.2 Cơ cấu hoạt động của công ty TNHH Đăng Long

2.1.2.1 Chức năng và nhiệm vụ

Chức năng

Hoạt động chính của công ty là sản xuất đồ gỗ các loại để xuất khẩu và tiêu thụ trong nước.

Nhập khẩu máy móc, nguyên phụ liệu để phục vụ cho việc sản xuất.

Nhiệm vụ

Đưa đến người tiêu dùng và khách hàng những sản phẩm đồ gỗ có chất lượng tốt nhất và dịch vụ chuyên nghiệp.

Tạo công ăn việc làm cho người lao động, góp phần tăng trưởng nền kinh tế quốc gia.

Liên tục cải tiến công nghệ máy móc để nâng cao năng suất cũng như chất lượng sản phẩm phù hợp với thị hiếu của khách hàng.

Thành lập thêm nhiều các cửa hàng trưng bày sản phẩm để thu hút thêm nhiều khách hàng tiềm năng.

Tổ chức thêm các lớp đào tạo bồi dưỡng cho công nhân viên nhằm nâng cao tay nghề và trình độ quản lí cho công nhân.

2.2.1.2 Cơ cấu tổ chức các phòng ban

Sơ đồ 2.1 Cơ cấu phòng ban của công ty TNHH Đăng Long.

BP. SẢN XUẤT P. Nhân sự GIÁM ĐỐC Kho Tạp vụ Các phân tổ SX BP. VĂN PHÒNG P. Kinh doanh P. Kế toán P.KH Tổng hợp Quản lý SX Bảo trì QC

Giám đốc

Giám đốc là người đứng đầu công ty, có nhiệm vụ quản lí chiến lược hoạt động của công ty và chi phí trong quá trình hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó, giám đốc cũng là người đại diện của công ty về các hoạt động kinh doanh của công ty trước pháp luật.

Xây dựng chiến lược cạnh tranh và phát triển, lập kế hoạch phát triển cho từng giai đoạn và từng thị trường. Thực hiện dự án đầu tư, đổi mới cải tiến máy móc thiết bị, công nghệ sản xuất.

Phòng kinh doanh

Phòng kinh doanh có nhiệm vụ giao tiếp trực tiếp với khách hàng, thu thập và xử lí thông tin của khách hàng qua e-mail, tiếp nhận đơn đặt hàng, lập đơn giá cho sản phẩm sau đó gửi bản báo giá cho khách hàng khi khách hàng yêu cầu, soạn thảo hợp đồng gửi khách hàng kí…

Phòng kế toán

Quản lí tài chính của công ty, theo dõi doanh thu xuất khẩu, chi phí, đóng thuế, theo dõi lượng nhiên phụ liệu nhập, xuất và tồn, máy móc tài sản cố định. Thanh toán tiền lương cho công nhân viên và quyết toán thuế với cơ quan thuế.

Phòng kế hoạch tổng hợp

Lập kế hoạch và theo dõi sản xuất theo tiến độ công việc và đảm bảo chất lượng, yêu cầu theo đơn hàng của khách hàng mà phòng kinh doanh chuyển xuống.

Kiểm soát việc thực hiện quy trình, quy định về hướng dẫn sử dụng máy móc công nghệ trong sản xuất.

Phòng nhân sự

Tuyển dụng nguồn nhân lực cho công ty, đồng thời theo dõi quản lí chế độ làm việc của công nhân viên, đề ra chiến lược chính sách đãi ngộ phù hợp với từng công việc,bộ phận.

Các phân tổ sản xuất

Tổ mẫu: sản xuất sản phẩm mẫu cho khách hàng và là nơi thực hiện những thiết kế sản phẩm ban đầu của phòng kĩ thuật.

Tổ sơ chế: tiến hành sơ chế nguyên vật liệu tạo phôi.

Tổ định hình: tiến hành các hoạt động định hình cho chi tiết như khoan lỗ, vát mép…

Tổ xử lí: tiến hành chà nhám, xử lí bề mặt cho chi tiết, sản phẩm. Tổ lắp ráp: lắp ráp các chi tiết lại với nhau.

Tổ ráp hoàn thành: hoàn tất việc lắp ráp trước khi mang sản phẩm sang khu vực sơn.

Tổ sơn: tiến hành sơn bán thành phẩm. Tổ hoàn thành: tiến hành đóng gói sản phẩm.

Bộ phận kho

Có hoạt động kiểm soát các hoạt động liên quan đến xuất nhập kho.

Theo dõi và báo cáo nguyên vật liệu - vật tư – phụ tùng kho và đề ra kế hoạch mua đúng định kì, không để tình trạng thiếu hụt sản phẩm hoặc sản phẩm lỗi không được sử dụng.

Cung cấp các thiết bị cho việc thay thế, sửa chữa bảo trì bảo dưỡng.

Quản lý sản xuất

Thu thập số liệu, giám sát thực trạng sản xuất ở xưởng.

Kiểm tra chất lượng và hỗ trợ tìm nguyên nhân sợi hư, tìm cách khắc phục. Lên lịch tăng ca.

Giám sát việc sử dụng nguyên vật liệu tại xưởng sản xuất.

Bộ phận bảo trì

Quản lí điện động lực, điều khiển thiết bị và phân phối điện. Sửa chữa máy móc khi cần thiết và theo định kì.

Đảm bảo hệ thống điện trong công ty. Bảo trì, sửa chữa duy trì hệ thống điện máy.

Hướng dẫn trao đổi nâng cao tay nghề. Đào tạo và hướng dẫn đáp ứng đủ nhân sự phù hợp.

Bộ phận QC

Kiểm tra bán thành phẩm tại các khâu. Sửa chữa bán thành phẩm hư hại.

Bộ phận tạp vụ

2.1.3 Tình hình kinh doanh của công ty trong 3 năm gần đây 2012-2014 2.1.3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty năm 2012-2014 2.1.3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty năm 2012-2014

Đơn vị tính (đồng)

( Nguồn Phòng Kế toán)

Bảng 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Đăng Long.

0 50 100 150 200 250 300 350 Tỷ đồng 2012 2013 2014 Năm Doanh thu Chi phí Lợi nhuận

Biểu đồ 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty năm 2012-2014

Hoạt động kinh doanh qua các năm có mức tăng trưởng rõ rệt. Năm 2014 doanh thu đã tăng vọt lên từ 268.471.215.147 lên tới 301.253.134.657. Điều này chứng tỏ công ty ngày càng khẳng định được vị trí của mình trong ngành kinh doanh xuất khẩu các sản phẩm đồ gỗ gia dụng và hoạt động kinh doanh có hiệu quả.

Năm Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Doanh thu 253.154.714.763 268.471.215.143 301.253.134.657

Chi phí 244.351.214.538 256.871.142.369 286.351.412.779

2.1.3.2 Tình hình xuất khẩu của công ty trong 3 năm 2012- 2014

Thị trường xuất khẩu của công ty trong 3 năm 2012- 2014

Hiện nay công ty xuất khẩu chủ yếu qua các thị trường như: Mỹ, Nhật, Châu Âu…

Đơn vị tính %

Thị trường Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Mỹ 40,2% 41% 42,1%

Nhật 24,6% 25,8% 24,1%

Châu Âu 19,1% 20,7% 21,6%

Thị trường khác 16,1% 12,5% 12,2%

(Nguồn Phòng Kinh doanh) Bảng 2.2 Tỉ trọng xuất khẩu theo thị trường của công ty năm 2012-2014.

Năm 2013 26% 13% 21% 40% Mỹ Nhật Châu Âu Khác

Năm 2014 42% 24% 22% 12% Mỹ Nhật Châu Âu Khác

Biểu đồ 2.2 Tỉ trọng xuất khẩu theo thị trường của công ty trong năm 2013-2014

Nhìn chung sản phẩm của công ty xuất khẩu qua các thị trường có tỉ trọng ngày càng tăng chứng tỏ sản phẩm của công ty đáp ứng được yêu cầu của các khách hàng. Công ty đã từng bước xây dựng được chỗ đứng của mình trên thị trường và đang trên đà phát triển.

Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu

Năm 2013 48% 15% 37% Bàn ghế Tủ áo, tủ giày Sản phẩm khác

Năm 2014 42% 40% 18% Bàn ghế Tủ áo, tủ giày Sản phẩm khác

Biểu đồ 2.3 Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của công ty trong năm 2013-2014

Nhìn chung sản phẩm xuất khẩu của công ty chủ yếu là các loại bàn ghế gỗ dùng trong phòng khách và phòng ăn bên cạnh đó thì các loại tủ cũng được xuất khẩu khá nhiều.

2.2 Phân tích quy trình xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ của công ty TNHH Đăng Long

Sơ đồ 2.2 Quy trình xuất khẩu hàng hóa của công ty TNHH Đăng Long.

Xin giấy phép XK Chuẩn bị hàng hóa XK Kiểm tra hàng hóa XK Giải quyết khiếu nại Gửi BCT cho nhà NK Giao hàng XK Làm thủ tục hải quan Lập Bộ chứng từ Thuê phương tiện vận tải Kí hợp đồng

2.2.1 Kí hợp đồng

Phòng kinh doanh liên hệ, tìm kiếm khách hàng có nhu cầu để bàn bạc, kí kết hợp đồng. Nếu hợp đồng được kí kết thành công, phòng kinh doanh sẽ chuyển kế hoạch xuống cho phòng kế hoạch tổng hợp để thực hiện hợp đồng.

2.2.2 Xin giấy phép nhập khẩu (nếu có)

Công ty sẽ căn cứ vào khoản 1, khoản 2 điều 8 Thông tư 88/2011/TT- BNNPTNT ngày 28/12/2011 quy định Xuất khẩu theo điều kiện hoặc theo giấy phép Sản phẩm làm từ gỗ thuộc Nhóm IA là tang vật xử lý tịch thu theo quy định hiện hành của Nhà nước; Nhóm IIA quy định tại Nghị định số 32/2006/NĐ-CP chỉ được phép xuất khẩu ở dạng sản phẩm đồ mộc hoàn chỉnh. Khi xuất khẩu, thương nhân kê khai hàng hoá với cơ quan Hải quan về số lượng, chủng loại, và chịu trách nhiệm về nguồn gốc gỗ hợp pháp, không phải xin phép.

Sản phẩm làm từ gỗ quy định tại Phụ lục II của CITES, khi xuất khẩu phải có giấy phép do Cơ quan quản lý CITES Việt Nam cấp.

Do đó, Công ty xuất khẩu sản phẩm đồ mộc hoàn chỉnh là đồ gỗ nội thất nên phải Căn cứ vào Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Ban hành kèm theo Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ để kiểm tra xem mặt hàng gỗ sử dụng thuộc Nhóm nào để thực hiện theo đúng quy định. Nếu sản phẩm làm từ gỗ quy định tại phụ lục II của CITES thì công ty phải tiến hành xin giấy phép, thành phần hồ sơ bao gồm:

Đơn đề nghị cấp Giấy phép xuất khẩu theo mẫu số 01/LN ban hành kèm theo Thông tư này;

Bản sao chụp hợp đồng giao kết thƣơng mại giữa các bên có liên quan; Hồ sơ chứng minh mẫu vật có nguồn gốc hợp pháp theo quy định hiện hành (bản sao chụp và mang theo bản gốc để đối chiếu, trong trường hợp nộp hồ

sơ trực tiếp; hoặc bản sao có chứng thực, trong trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện).

Bản sao chụp Giấy phép đăng ký kinh doanh hoặc chứng minh nhân dân/hộ chiếu đối với Thương nhân lần đầu đề nghị cấp phép.

Bản sao có chứng thực Hoá đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc gỗ là tang vật xử lý.

Sau khi hoàn thành bộ hồ sơ thì công ty gửi về cơ quan đại diện Cơ quan Quản lý CITES Việt Nam tại phía Nam để xin cấp phép:

Địa chỉ: Tầng 7, toà nhà văn phòng, 146 Nguyễn Công Trứ, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh.

Điện thoại:(08) 3821 8206; Fax: (08) 3915 1120 Email: citesphianam@gmail.com

Tuy nhiên hầu hết các sản phẩm của công ty đều được làm từ gỗ thuộc Nhóm IIA quy định tại Nghị định số 32/2006/NĐ-CP nên chỉ cần kê khai khai hàng hoá với cơ quan Hải quan về số lượng, chủng loại, và chịu trách nhiệm về nguồn gốc gỗ hợp pháp, không phải xin phép vì vậy mà bước xin giấy phép của công ty không gặp nhiều khó khăn.

2.2.3 Chuẩn bị hàng hóa

Sau khi kí kết hợp đồng, nhân viên phòng kinh doanh của công ty sẽ thông báo cho phòng kế hoạch lên kế hoạch cho các phân tổ thực hiện sản xuất. Nếu thời gian

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ của công ty TNHH đăng long (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)