5. Cấu trúc của đề tài
2.3.1.1. Hàm lượng bụi
* Khu khai thác và sàng tuyển
Kết quả quan trắc hàm lượng bụi lơ lửng tại một sốđiểm quan trắc thuộc khu khai thác và sàng tuyển – Công ty than Cọc 6 dao động trong khoảng 0,22 đến 0,68 mg/m3.
Tại máy xúc EKG – 6 khu vực bãi than 19/5, hàm lượng bụi lơ lửng luôn vượt tiêu chuẩn QCVN 05:2009/BTNMT (trung bình 1 giờ), lý do vào thời điểm quan trắc máy xúc hoạt động.
Tại Công trường 10/10 – giáp khu dân cư hàm lượng bụi lơ lửng vượt tiêu chuẩn QCVN 05:2009/BTNMT (trung bình 1 giờ) từ 1,06 đến 1,16 lần.
Hàm lượng bụi lơ lửng tại Bun ke rót than, Sàng Gốc thông và phân xưởng sàng 19/5 luôn vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần từ 1,4 đến 2,27 lần. Nguyên nhân chính gây ra bụi tại các vị trí này là không có các biện pháp giảm bụi khi vận hành: không che chắn băng sàng, không có hệ thống phun sương dập bụi vàđặc biệt tại khu vực thường có gió mạnh trong lúc sàng than đang hoạt động, điều này gây ảnh hưởng trực tiếp đến người lao động và môi trường xung quanh.
Moong (- 40) và (- 150) Động tụ Bắc và Động tụ Nam - 34 là những khu vực khai thác, hàm lượng bụi lơ lửng tại các vị trí này thường thấp và nhỏ hơn tiêu chuẩn cho phép khi không có xe chạy qua.
* Đường vận chuyển than, đất đá thải, bãi thải và bãi than
Trong cả 3 đợt quan trắc, hàm lượng bụi lơ lửng tại các vị trí thuộc đường vận chuyển than, đất đá thải, bãi thải, bãi than đều vượt tiêu chuẩn QCVN 05:2009/BTNMT (trung bình 1h) từ 1,03 đến 1,5 lần. Hầu hết, các khu vực này đều có
xe tưới nước, nhưng do các tuyến đường đều là đường tạm, đất đá và than rơi vãi nhiều, tần suất tưới nước chưa đều nên mức độ tạo bụi vẫn lớn. Đối với khu vực bãi thải, các hoạt động đã thực hiện theo kế hoạch sản xuất, hộ chiều đổ thải và các biện pháp khác nên hạn chế được rất nhiều khả năng gây bụi của bãi thải. Tuy vậy hàm lượng bụi lơ lửng quan trắc tại 2 bãi thải này vẫn vượt tiêu chuẩn cho phép.
* Khu văn phòng
Hầu hết, các vị trí quan trắc hàm lượng bụi lơ lửng trong cả ba đợt quan trắc tại các khu văn phòng đều nằm trong tiêu chuẩn cho phép QCVN 05:2009/BTNMT (trung bình 1 giờ). Ngoại trừđiểm quan trắc Công trường khoan vào đợt 3; vị trí này nằm gần với đường giao thông và các khu sàng.
* Các phân xưởng của Công ty
Hàm lượng bụi lơ lửng tại các điểm Phân xưởng sửa chữa ôtô (xưởng tiện và xưởng rèn), phân xưởng gạt làm đường đều đạt tiêu chuẩn QCVN 05:2009/BTNMT (trung bình 1h).
Tại điểm quan trắc phân xưởng Cơ điện, hàm lượng bụi lơ lửng vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1,1 đến 1,16 lần.
Tại Điểm quan trắc Công trường máng ga và phân xưởng phục vụ, hàm lượng bụi lơ lửng đều vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1,03 đến 1,4 lần. Lý do chủ yếu gây ra hàm lượng bụi lơ lửng cao hơn tiêu chuẩn cho phép tại các vị trí quan trắc này là nằm gần
đường vận chuyển than ra cảng Đá Bàn của Công ty than Cọc Sáu, lượng xe qua lại khá nhiều.
* Khu dân cư lân cận
Hầu hết, hàm lượng bụi lơ lửng tại các điểm quan trắc khu dân cư lân cận đều đạt tiêu chuẩn QCVN 05:2009/BTNMT (trung bình 1giờ). Các khu vực này thường cách xa khu khai trường của Công ty than Cọc Sáu.
Tại điểm quan trắc cầu Hoá chất, là một vị trí nằm xen giữa khu dân cư và đường vận chuyển than chính của Công ty than Cọc Sáu ra Cảng Đá Bàn nên lượng bụi lơ
lửng vượt tiêu chuẩn cho phép.
Tóm lại, hàm lượng bụi lơ lửng vượt tiêu chuẩn cho phép QCVN 05:2009/BTNMT (trung bình 1 giờ) tại các điểm quan trắc nằm trong khu sàng tuyển,
đường vận chuyển than vàđất đá thải, bãi than, các công trường có nhiều xe và máy móc hoạt động. Các vị trí quan trắc khác đều có hàm lượng bụi lơ lửng nằm trong tiêu chuẩn cho phép.