Các bước phân tích chi phí – lợi ích

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả đầu tư dự án xử lý nước thải mỏ than cọc sáu quảng ninh (Trang 34 - 38)

5. Cấu trúc của đề tài

1.2.7. Các bước phân tích chi phí – lợi ích

Bước 1: Nhận dạng vấn đề

Trong quá trình phát triển, xã hội sẽ phải đối mặt với các vấn đề cần phải đưa ra quyết định lựa chọn. Việc xác định vấn đề cần ra quyết định là bước đầu tiên trong CBA. Ngoài ra cũng cần phải xác định phạm vi phân tích: địa phương, vùng, tỉnh hay quốc gia?

Một dự án đáng giá sẽ góp phần vào phúc lợi kinh tế của quốc gia, có khả năng làm cho mọi người đều được lợi (tốt hơn so với không có dự án). Tuy nhiên, thường không phải ai cũng được hưởng lợi từ dự án, mà một số người sẽ bị thiệt. Hơn nữa, những nhóm người được lợi từ dự án lại không nhất thiết là những người phải gánh chịu chi phí của dự án. Cho nên người phân tích phải đặt và trả lời các câu hỏi như sau:

9 Dự án sẽ có những tác động như thế nào: địa phương, vùng, tỉnh, quốc gia hay toàn cầu?

9 Nếu nguồn tài trợ cho dự án là của chính phủ thì có nên xem xét tính đến các lợi ích và chi phí phát sinh bên ngoài quốc gia hay không?

Thông thường các chính phủ thực hiện phân tích dựa trên quan điểm quốc gia, tính lợi ích và chi phí phát sinh trong một quốc gia nhất định. Ngày nay với xu hướng

hội nhập, toàn cầu hóa và nhiều vấn đề về môi trường đang phát sinh mang tính toàn cầu, nên có ý kiến đề xuất phân tích theo quan điểm toàn cầu. Tuy nhiên, thông thường việc xác định phạm vi phân tích tùy thuộc vào ai là người tài trợ chính của dự án hay chương trình cụ thể.

Bước 2: Xác định các phương án

Thường mỗi dự án, chương trình hay chính sách có thể có rất nhiều phương án

để lựa chọn. Có các khó khăn sau đây:

9 Xác định số lượng các phương án tùy thuộc vào số tiêu chí (đặc điểm) cần xem xét đối với mỗi dự án cụ thể. Theo Boardman (2001), nếu có n tiêu chí, mỗi tiêu chí có k mức giá trị, sẽ có kn phương án.

9 Xác định quy mô dự án. Có một số hướng dẫn để lựa chọn quy mô tối ưu như

dựa vào hiện giá thuần biên tế (MNPV) hay tỷ suất sinh lợi nội tại biên tế

(MIRR).

Phân tích chi phí – lợi ích so sánh lợi ích xã hội ròng của việc đầu tư nguồn lực vào một dự án cụ thể với lợi ích xã hội ròng của một dự án giả định nào đó. Thông thường dự án giảđịnh đó gọi là hiện trạng.

Bước 3: Nhận dạng các lợi ích và chi phí

Một khi dự án đã được xác định, tất cả các chuyên gia trong các lĩnh vực có liên quan sẽ giúp nhận dạng các tác động có thể có của dự án. Trong bước này, tất cả các loại tác động trực tiếp hay gián tiếp, hữu hình hay vô hình đều phải được xác định. Lưu ý, “tác động” bao hàm các nhập lượng và xuất lượng hay đúng hơn là các chi phí và lợi ích có thể có của dự án. Đồng thời, ta cũng xác định các đơn vịđo lường các lợi ích và chi phí đó (nếu có).

Trong phân tích chi phí – lợi ích, các nhà phân tích chỉ quan tâm đến các tác

động có ảnh hưởng đến sự thỏa dụng của các cá nhận thuộc phạm vi quan tâm của dự

án. Những tác động không có giá trị gì đối với con người thì không được tính trong phân tích chi phí – lợi ích. Nói cách khác, muốn xác định một “tác động” nào đó của dự án, người phân tích cần tìm hiểu mối quan hệ nhân – quả giữa tác động đó với sự

thỏa dụng của những người thuộc phạm vi ảnh hưởng.

Bước 4: Lượng hóa các lợi ích và chi phí trong suốt vòng đời dự án

Sau khi xác định được tất cả các lợi ích và chi phí có thể có của dự án cũng như đơn vị đo lường tương ứng, người phân tích phải lượng hóa được chúng cho suốt vòng

đời dự án cho từng phương án.

Lưu ý, một khả năng có thể chấp nhận được là nếu những tác động rất khó lượng hóa hay đo lường chính xác được như tác động về văn hóa, xã hội người phân tích có thể cung cấp các thông tin dạng mô tả về chúng. Ngoài ra, cũng có những trường hợp cần đến các giảđịnh nào đó để có thểước lượng được.

Bước 5: Quy ra giá trị bằng tiền các lợi ích và chi phí

Đây là nhiệm vụ chính của các nhà kinh tế thực hiện phân tích chi phí – lợi ích. Khi có được lượng các tác động của dự án người phân tích phải gán cho chúng một giá trị bằng tiền để có thể so sánh được. Thực hiện bước này đòi hỏi người phân tích phải trang bị lượng kiến thức nhất định về các phương pháp đánh giá các lợi ích và chi phí trong trường hợp có giá cả thị trường (giá ẩn = giá tài chính sau khi đã điều chỉnh biến dạng,…) và trong trường hợp không có giá thị trường hay không có thị trường (giá kinh tế = giá sẵn lòng trả, chi phí cơ hội). Đây là bước quan trọng nhất trong quy trình thực hiện phân tích chi phí – lợi ích.

Một dự án có các dòng lợi ích và chi phí phát sinh trong các thời điểm khác nhau không thể so sánh trực tiếp được, nên người phân tích phải tổng hợp chúng lại để

có thể so sánh được. Thông thường các lợi ích và chi phí tương lai phải được chiết khấu đểđưa về giá trị tương đương ở hiện tại để có cơ sở chung cho việc so sánh.

Có một số tiêu chí quyết định có thể áp dụng để có thể so sánh lợi ích và chi phí của một phương án cụ thể. Lợi nhuận ròng (NPV) bằng hiện giá ròng của lợi ích trừđi hiện giá ròng của chi phí nếu lớn hơn 0 thì đó là một dự án đang giá và ngược lại. Tiêu chí thứ hai là tỷ số lợi ích/ chi phí nếu lớn hơn 1 là dự án đáng giá. Ngoài ra, hệ số

hoàn vốn nội bộ (IRR) cũng là một tiêu chí quan trọng, nếu lớn hơn xuất chiết khấu xã hội được chọn thì đó là một dự án tốt.

Bước 7: Thực hiện phân tích độ nhạy

Bất kỳ phân tích chi phí – lợi ích nào cũng hàm chứa sự không chắc chắn và người phân tích thường có một số giảđịnh nào đó về các giá trị lợi ích và chi phí. Phân tích độ nhạy đòi hỏi sự nới lỏng các giảđịnh cho chúng thay đổi ở nhiều mức độ khác nhau có thể có và tính toán lại các lợi ích và chi phí. Nói cách khác, trong phân tích độ

nhạy người phân tích thay đổi giá trị của một hay nhiều biến quan trọng liên quan đến dòng ngân lưu kinh tế của dự án và xem kết quả (NPV, IRR,…) thay đổi như thế nào

để có cơ sở quyết định lựa chọn.

Bước 8: Đề xuất dựa trên kết quả NPV và phân tích độ nhạy

Từ kết quả trên người phân tích nên đề xuất phương án được ưa thích nhất. Phương án được ưa thích nhất là phương án có lợi ích xã hội ròng lớn nhất. Lưu ý rằng người phân tích đề xuất phương án tốt nhất một cách khách quan dựa vào sự tối đa hóa hiệu quả hay phúc lợi kinh tế chứ không phải phương án do mình ưa thích.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả đầu tư dự án xử lý nước thải mỏ than cọc sáu quảng ninh (Trang 34 - 38)