5. Cấu trúc của đề tài
1.2.8.2. Những đánh giá CBA phản ánh những đánh giác ủa người tiêu dùng
nhà sản xuất được thể hiện qua hành vi thực tế
Sự đánh giá về lợi ích và chi phí cần phản ánh những ưu tiên được thể hiện thông qua các lựa chọn. Ví dụ, những bước cải thiện trong lĩnh vực vận tải thường liên quan đến việc tiết kiệm thời gian. Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để xác định giá trị bằng tiền của khoảng thời gian tiết kiệm được. Giá trị này không chỉđơn thuần là giá trị thời gian mà những người lập kế hoạch về việc vận tải cân nhắc hay thậm chí là giá trị thời gian theo đánh giá của công chúng. Giá trị thời gian nên được đánh giá theo sự bày tỏ
của công chúng thông qua những lựa chọn liên quan đến sự tương xứng giữa thời gian và tiền bạc. Nếu mọi người chọn cách đỗ xe gần nơi đến của họ với mức phí 50 cent hay đỗ xe ở xa hơn và phải mất hơn 5 phút để đi bộ, họ luôn lựa chọn chi tiền và tiết kiệm thời gian, công sức, vì vậy họđã thể hiện rằng thời gian của họ có giá trị hơn 10 cent 1 phút. Nếu không có sự bất đồng giữa hai lựa chọn, họ sẽ cho thấy rằng giá trị
thời gian của họ chính xác là 10 cent mỗi phút. Phần đặt ra thách thức lớn nhất trong CBA là tìm những lựa chọn trong quá khứ thể hiện sự tương xứng và tương đương
trong những vấn đề ưu tiên. Ví dụ, việc đánh giá lợi ích của bầu không khí trong sạch hơn có thể được xây dựng thông qua việc tìm xem người ta trả ít hơn bao nhiêu cho nhà ở tại các khu vực ô nhiễm hơn, đồng thời tương tự về đặc điểm và vị trí nhà ở tại các khu vực ít bị ô nhiễm hơn. Nhìn chung, giá trị của môi trường không khí trong lành hơn đối với con người khi được thể hiện qua những lựa chọn nghiêm khắc của thị
trường có vẻ thấp hơn mức đánh giá khoa trương về một môi trường không khí trong sạch.
1.2.8.3. Những lợi ích thường được đánh giá bởi sự lựa chọn của thị trường
Khi người tiêu dùng tiến hành mua ở các mức giá thị trường, họ cho rằng những thứ họ mua ít nhất cũng đem lại lợi ích đối với họ bằng số tiền khi họ từ bỏ nó. Người tiêu dùng sẽ tăng mức tiêu thụ hàng hóa tới một điểm mà tại đó 1 đơn vị tăng thêm (lợi ích cận biên) cân bằng với chi phí cận biên của đơn vị đó, theo giá trị thị
trường. Do đó với bất cứ người tiêu dùng nào mua một lượng hàng hóa nào đó, lợi ích cận biên cân bằng với giá thị trường. Lợi ích cận biên sẽ làm giảm khối lượng tiêu thụ
vì giá thị trường phải giảm để người tiêu dùng có thể tiêu thụ một khối lượng hàng hóa lớn hơn. Mối quan hệ giữa giá thị trường và khối lượng tiêu thụđược gọi là biểu cầu. Vì vậy biểu cầu cung cấp thông tin về lợi ích cận biên cần thiết để đặt một giá trị bằng tiền vào một mức gia tăng về tiêu thụ hàng hóa.
1.2.8.4. Tổng lợi ích đối với một mức gia tăng về tiêu thụ là một miền nằm dưới đường cầu đường cầu
Sự gia tăng về lợi ích xuất phát từ một sự gia tăng tiêu dùng là tổng lợi ích cận biên nhân với mỗi số tăng thêm trong tiêu dùng. Khi số tăng thêm về tiêu dùng được xem như ngày càng nhỏ, tổng tiến dần đến miền nằm dưới đường lợi ích biên. Nhưng
đường lợi ích biên lại trùng với đường cầu nên mức tăng lợi ích là miền dưới đường cầu. Khi mức tăng tiêu dùng nhỏ so với tổng tiêu dùng thì tổng lợi ích được tính một cách gần đúng thông qua giá thị trường của mức tiêu dùng tăng lên, nhưđã chỉ ra trong một phân tích về phúc lợi, nghĩa là giá thị trường nhân với mức gia tăng tiêu dùng.
1.2.8.5. Một số thước đo lợi ích đòi hỏi sựđánh giá cuộc sống con người
Đôi khi CBA cần đánh giá lợi ích của việc cứu sống con người. Có ác cảm khá lớn trong đại chúng về ý tưởng đặt 1 USD vào cuộc sống con người. Các nhà kinh tế
nhận ra rằng không thể đầu tư vào tất cả các dự án hứa hẹn cứu vớt một sinh mạng và một số cơ sở hợp lý cần thiết để lựa chọn xem các dự án nào có thể chấp nhận được và các dự án nào nên loại bỏ. Tranh cãi đã lắng dịu khi người ta nhận ra rằng lợi ích của những dự án như vậy đang làm giảm nguy cơ dẫn đến cái chết. Có nhiều trường hợp con người tự nguyện chấp nhận tính chất rủi ro tăng lên để được trả công cao hơn, như
trong lĩnh vực khai thác dầu hay than đá, hay tiết kiệm thời gian với tốc độ cao hơn trong việc đi lại bằng ô tô. Những sự lựa chọn này có thểđược sử dụng để ước tính chi phí cá nhân mà con người đặt vào tình trạng rủi ro tăng thêm và ước tính giá trị của rủi ro giảm đối với họ phân tích này tương ứng với việc đặt giá trị kinh tế vào số lượng dự
tính những người được cứu sống.
1.2.8.6. Phân tích một dự án nên bao gồm sự so sánh có đối chọi với không có
Tác động của một dự án là sự khác nhau giữa trạng thái có hoặc không có dự án trong lĩnh vực nghiên cứu. Điều này nghĩa là khi một dự án đang được đánh giá, phân tích phải ước tính không chỉ tình huống đi kèm với dự án mà còn phải tính đến tình huống không có dự án kèm theo.
Ví dụ cho thấy tầm quan trọng của việc xem xét các tác động của một dự án và một sự so sánh có – và – không có. Giả sử một dự án tưới tiêu đề xuất để tăng cường sản xuất cotton ở Arizona. Nếu Bộ Nông nghiệp Mỹ hạn chế số lượng côtton ở Mỹ
bằng một hệ thống hạn ngạch, khi đó việc sản xuất cotton ở Arizzona có thể được bù
đắp thông qua một sự cắt giảm trong hạn ngạch sản xuất cotton đối với Missisippi. Do
đó tác động của một dự án sản xuất cotton ở Mỹ có thể bằng 0 chứ không ảnh hưởng nhiều đến các kết quả của dựa án.
Các tác động của một dự án phải được định nghĩa cho một lĩnh vực nghiên cứu
đặc biệt, đó có thể là một thành phố, một bang, quốc gia hay thế giới. Trong nhiều ví dụ liên quan đến cotton ở trên, tác động của dự án có thể là con số 0 với quốc gia nhưng vẫn là giá trị dương với Arizona. Bản chất của lĩnh vực nghiên cứu thường được
đặc trưng bởi tổ chức đại diện cho phân tích này. Rất nhiều ảnh hưởng của một dự án có thể bị "loại bỏ" khỏi một lĩnh vực nghiên cứu nhưng không vượt khỏi một lĩnh vực nhỏ hơn. Việc cụ thể hoá lĩnh vực nghiên cứu có thể tuỳ ý nhưng nó có thể tác động
đáng kểđến những kết quả của phân tích này.
1.2.8.8. Cần phải tránh tính 2 lần lợi ích và chi phí
Đôi khi tác động của một dự án có thểđược đánh giá theo 2 hay nhiều cách. Ví dụ, khi một đường cao tốc được nâng cấp làm giảm thời gian đi lại và nguy cơ bị
thương, giá trị tài sản ở các khu vực được sự phục vụ của đường cao tốc sẽ tăng lên. Sự
tăng thêm về giá trị do dự án này là một hướng đi tốt, ít nhất về mặt nguyên tắc, để đánh giá những lợi ích của một dự án. Nhưng nếu giá trị tài sản gia tăng được đưa vào thì không cần thiết phải đưa vào giá trị thời gian và những cuộc sống được cứu do tu sửa đường cao tốc. Giá trị tài sản tăng lên do đó những lợi ích của việc tiết kiệm thời gian và rủi ro giảm. Đểđưa vào cả mức gia tăng về tài sản, việc tiết kiệm thời gian và giảm rủi ro sẽ bao gồm cả việc tính 2 lần.
1.2.8.9. Tiêu chuẩn quyết định đối với các dự án
Nếu giá trị hiện tại chiết khấu của lợi ích vượt quá giá trị hiện tại chiết khấu của chi phí thì dự án được coi là đáng đầu tư. Nó tương đương với điều kiện lợi ích ròng phải là số dương. Điều kiện tương đương khác là chỉ số (giá trị lợi ích hiện tại/giá trị
chi phí hiện tại) phải >1.
Nếu có nhiều hơn 1 dự án hạn chế lẫn nhau có giá trị hiện tại ròng dương thì phải có sự phân tích xa hơn. Từ mô hình dự án hạn chế lẫn nhau, dự án được chọn là dự án có giá trị hiện tại ròng cao nhất.
Nếu lượng tiền vốn cần để thực hiện tất cả các dự án có giá trị hiện tại ròng dương ít hơn lượng tiền vốn sẵn có, điều này có nghĩa là tỷ lệ chiết khấu được sử dụng trong việc tính toán các giá trị hiện tại phải được tính toán lại bằng cách sử dụng tỷ lệ
chiết khấu cao hơn. Có thể lấy một số ví dụ và cho phép sai số để tìm một tỷ lệ chiết khấu để lượng tiền vốn cần cho các dự án có giá trị hiện tại ròng dương không lớn hơn lượng tiền vốn sẵn có. Đôi khi, như một sự thay thế đối với phương thức này, con người cố gắng chọn những dự án tốt nhất trên cơ sở một sự thay thế đối với phương thức này, chọn những dự án tốt nhất trên cơ sở một số thước đo như tỷ suất hoàn trả
nội bộ hay chỉ số lợi ích/chi phí. Điều này không hợp lý do một vài nguyên nhân.
Độ lớn của chỉ số lợi ích/chi phí là một giá trị tuỳ ý do một số chi phí như chi phí hoạt động có thểđược khấu trừ từ lợi ích và bởi vậy không được đưa vào tổng chi phí. Điều này có thểđược thực hiện đối với một số dự án.
Việc điều chỉnh lợi ích và chi phí này sẽ không ảnh hưởng đến lợi ích ròng và nó sẽ không làm tăng chỉ số lợi ích/chi phí.
1.2.9. Các chỉ tiêu trong phân tích CBA [17]
1.2.9.1. Lựa chọn các thông số liên quan
9 Chọn biến thời gian thích hợp
Về mặt lý thuyết, phân tích dự án kinh tế đầu tư phải được kéo dài trong thời gian vừa đủ để có thể bao hàm hết mọi lợi ích và chi phí của dự án. Trong việc lựa chọn biến thời gian thích hợp, cần lưu ý đến hai nhân tố sau:
- Thời gian tồn tại hữu ích dự kiến của dự án để tạo ra các sản phẩm đầu ra, các lợi ích kinh tế mà dựa vào đó mà dự án được thiết kế. Khi lợi ích thu được của dự án trở nên rất nhỏ thì thời gian sống hữu ích của dự án coi như kết thúc.
- Hệ số chiết khấu được sử dụng trong phân tích kinh tế của dự án. Việc lựa chọn hệ số chiết khấu là rất quan trọng vì hệ số chiết khấu có mối quan hệ tỷ lệ
nghịch với việc lựa chọn biến thời gian thích hợp. Hệ số chiết khấu càng lớn thì thời gian hữu ích của dự án sẽ càng giảm bởi vì nó làm giảm giá trị hiện tại ròng của dự án theo thời gian.
9 Chiết khấu
Chiết khấu là một cơ chế mà nhờ đó so sanh chi phí và lợi ích ở các thời điểm khác nhau trên trục thời gian. Trong sử dụng chiết khấu cần đảm bảo hai điều kiện sau:
- Mọi biến sốđưa vào tính chiết khấu (chi phí, lợi ích) phải được đưa về cùng một
đơn vị.
- Gía trị một đơn vị chi phí hoặc lợi ích hiện tại lớn hơn một đơn vị lợi ích hoặc chi phí trong tương lai.
9 Hệ số chiết khấu thích hợp
Trong phân tích chi phí – lợi ích để lựa chọn hệ số chiết khấu thích hợp cần chú ý các điều kiện sau:
- Trong phép phân tích kinh tế chỉ sử dụng một hệ số chiết khấu mặc dù khi phân tích có thể thực hiện lặp đi lặp lại với nhiều giá trị khác nhau của hệ số chiết khấu.
- Hệ số chiết khấu không phản ánh lạm phát, mọi giá cả sử dụng trong phân tích là giá thực gọi là hệ số chiết khấu thực. Ngược lại hệ số chiết khấu bao hàm cả
lạm phát gọi là chiết khấu danh nghĩa.
Để xác định và điều chỉnh hệ số chiết khấu cần căn cứ vào chi phí cơ hội của dự
Khi phân tích dự án cần thiết phải có sự hướng dẫn của cơ quan Nhà nước và quyết định đối với hệ số chiết khấu đang được sử dụng.
1.2.9.2. Các chỉ tiêu tính toán
Khi mốc thời gian và hệ số chiết khấu đã được lựa chọn, việc tính toán
được tiến hành dựa trên các chỉ tiêu sau:
Giá trị lợi nhuận ròng (Net Present Value – NPV)
Đối với đa số các dự án, việc phân tích, kiểm tra được thực hiện bằng cách so sánh lợi ích và chi phí theo thời gian.
NPV là đại lượng dùng để xác định giá trị lợi nhuận ròng khi chiết khấu dòng lợi ích và chi phí về năm đầu tiên. Nó được xác định theo công thức:
Trong đó: Bt là lợi ích năm t Ct là chi phí năm t C0 là chi phí ban đầu r là hệ số chiết khấu n là tuổi thọ của dự án t là thời gian tương ứng ( ) ( ) ∑ ∑ = = ⎥ ⎦ ⎤ ⎢ ⎣ ⎡ + + − + = n t n i t t t t r C C r B NPV 1 1 0 1 1
NPV là một chỉ tiêu kinh tế trợ giúp cho việc ra quyết định đầu tư hay lựa chọn một phương án tối ưu trong danh mục các phương án thay thế. Dự án có lãi khi NPV>0, dự án hòa vốn khi NPV=0, dự án bị lỗ khi NPV<0.
NPV là chỉ tiêu hữu ích nhất vì nó có ít hạn chế và được sử dụng phổ biến trong phân tích dự án. Thông qua chỉ tiêu này đểđo lường khả năng sinh lời bằng tiền của dự
án. Tuy nhiên, nó phụ thuộc rất nhiều vào độ chính xác của hệ số chiết khấu. Vì vậy, khi sử dụng NPV trong quá trình phân tích phải chú ý đến mặt hạn chế này bằng cách xác định hệ số chiết khấu thích hợp cho dự án đang phân tích.
Tỷ lệ lợi ích – chi phí
Tỷ suất lợi nhuận so sánh lợi ích và chi phí đã được chiết khấu. Nó được xác
định qua công thức:
Nếu: B/C > 1 Quyết định đầu tư.
B/C = 1 Có thểđầu tư tùy thuộc vào mục đích của dự án. B/C < 1 Không nên đầu tư.
Thời gian hoàn vốn
Quy tắc thời gian hoàn vốn đã được sử dụng rộng rãi trong việc quyết định đầu tư. Bởi vì dễ áp dụng và khuyến khích các dự án có thời gian hoàn vốn nhanh, quy tắc này đã trở thành một tiêu chuẩn phổ biến trong việc lựa chọn đầu tư kinh doanh. Nhưng đáng tiếc thay nó có thể dẫn đến những kết quả sai lạc, đặc biệt là những trường
( ) ( ) ∑ ∑ = = + + + = n i t t n t t t r C C r B C B 1 0 1 1 1
hợp các dự án đầu tư có thời gian hoạt động dài và người ta biết khá chắc chắn về các lợi ích và chi phí trong tương lai.
Trong hình thức đơn giản nhất, thời gian hoàn vốn là số năm cần phải có để
lợi ích ròng chưa chiết khấu hoàn lại vốn đầu tư. Người ta đưa ra một giới hạn tùy tiện về số năm tối đa có thể cho phép và chỉ những đầu tư có đủ lợi ích để bù lại chi phí đầu tư trong thời gian này mới có thể chấp nhận được.
Một hình thức khác của quy tắc này là đem so sánh các lợi ích đã được chiết khấu trong một số năm trong giai đoạn đầu tư của dự án với chi phí đầu tư cũng được