Nước thả i

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả đầu tư dự án xử lý nước thải mỏ than cọc sáu quảng ninh (Trang 69 - 71)

5. Cấu trúc của đề tài

2.3.2.3. Nước thả i

Các điểm quan trắc môi trường nước thải của Công ty than Cọc Sáu được bố trí như sau: Hố nước + 30 Bắc, moong Động tụ Nam - 34, cầu Hoá chất, lò thoát nước + 28, mương - 150 Động tụ Bắc, phân xưởng sửa chữa ô tô, cảng Đá Bàn, đập Khe Rè.

Các điểm quan trắc moong Động Tụ Nam (- 34), lò thoát nước + 28, moong (– 150) Động tụ Bắc đều cóđộ pH không đạt tiêu chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT (giới hạn B). Nguyên nhân chủ yếu gây ra pH thấp ở các điểm này là do nước ngầm chảy qua các tầng than chứa FeS2, nước thải được bơm lên Động tụ Nam (- 34) từ moong (-

150) Động tụ Bắc. Sau đó, nước thải được bơm thứ cấp qua lò thoát nước +28 và ra biển.

Hầu hết các điểm quan trắc khác: hố nước (+ 30) Bắc, cầu hoá chất, phân xưởng sửa chữa ôtô, cảng Đá Bàn, đập Khe Rè, trạm bơm thoát nước mỏĐèo Nai đều có giá trị pH đạt tiêu chuẩn TCVN 5945 – 1995 (giới hạn B).

* Hàm lượng cặn lơ lửng

Hầu hết các điểm quan trắc nước thải sản xuất của Công ty than Cọc Sáu đều vượt tiêu chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT (giới hạn B) từ 1,1 đến 2,81 lần. Nguyên nhân chủ

yếu gây ra hàm lượng cặn lơ lửng cao tại các ví trí quan trắc này là: các điểm hố nước (+ 30) Bắc, moong Động Tụ Nam (- 34), moong (- 150) Động Tụ Bắc, trạm bơm thoát nước mỏ Đèo Nai chịu ảnh hưởng từ hoạt động khai thác than; phân xưởng sửa chữa ôtô do hoạt động rửa xe trước khi vào bảo dưỡng và sửa chữa, cảng Đá Bàn do hoạt

động bốc và vận chuyển than; điểm quan trắc Cầu Hoá Chất do nước thải bơm lên từ

moong Động Tụ Nam, trong quá trình chảy đến cầu Hoá Chất bào mòn và kéo theo đất tạo ra hàm lượng cặn lơ lửng cao.

* Sắt

Trong cả 3 đợt quan trắc, hàm lượng sắt trong các điểm quan trắc đều vượt tiêu chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT (giới hạn B). Ngoại trừ 3 điểm quan trắc phân xưởng sửa chữa ôtô, cảng Đá Bàn và đập Khe Rè có hàm lượng sắt thấp hơn tiêu chuẩn cho phép; nguyên nhân do nước thải tại các điểm quan trắc này có độ pH cao, làm tăng khả

năng kết tủa của kim loại.

Nhìn chung, hàm lượng Mangan và hàm lượng Sắt trong các mẫu nước thải biến

đổi theo độ pH. Độ pH thấp thì hàm lượng sắt và Mangan trong các mẫu nước thải cao và ngược lại.

* Nhu cầu ôxi sinh học (BOD5)

Trong cả 3 đợt quan trắc, BOD5 trong các điểm quan trắc đạt tiêu chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT (giới hạn B), ngoại trừ điểm quan trắc nước thải sản xuất cầu Hoá Chất có BOD5 vượt tiêu chuẩn cho phép 1,46 đến 2 lần do chất thải sinh hoạt của người dân xung quanh khu vực cầu Hoá chất.

* Nhu cầu ôxi hoá học (COD)

Trong cả 3 đợt quan trắc, COD trong các điểm quan trắc đạt tiêu chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT (giới hạn B). Riêng COD tại điểm quan trắc nước thải sản xuất cầu Hoá Chất vượt tiêu chuẩn cho phép 1,43 đến 2,38 lần do ảnh hưởng của chất thải sinh hoạt của dân cư xung quanh khu vực cầu Hoá Chất.

* Hàm lượng Coliform

- Trong cả 3 đợt quan trắc, hàm lượng Coliform trong các điểm quan trắc đều đạt tiêu chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT (giới hạn B).

Tóm lại, hiện nay nước thải sản xuất của mỏ Cọc Sáu có chứa các yếu tố ô nhiễm pH, TSS, Fe, Mn vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Riêng đối với điểm quan trắc nước thải tại chân cầu Hoá Chất bị ảnh hưởng thêm các chỉ tiêu BOD5, COD do các chất thải sinh hoạt xung quanh khu vực này.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả đầu tư dự án xử lý nước thải mỏ than cọc sáu quảng ninh (Trang 69 - 71)