HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG MỎ THAN CỌC 6– QUẢNG NINH

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả đầu tư dự án xử lý nước thải mỏ than cọc sáu quảng ninh (Trang 61)

5. Cấu trúc của đề tài

2.3. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG MỎ THAN CỌC 6– QUẢNG NINH

2.3.1. Hiện trạng môi trường không khí, tiếng ồn

2.3.1.1. Hàm lượng bi

* Khu khai thác và sàng tuyển

Kết quả quan trắc hàm lượng bụi lơ lửng tại một sốđiểm quan trắc thuộc khu khai thác và sàng tuyển – Công ty than Cọc 6 dao động trong khoảng 0,22 đến 0,68 mg/m3.

Tại máy xúc EKG – 6 khu vực bãi than 19/5, hàm lượng bụi lơ lửng luôn vượt tiêu chuẩn QCVN 05:2009/BTNMT (trung bình 1 giờ), lý do vào thời điểm quan trắc máy xúc hoạt động.

Tại Công trường 10/10 – giáp khu dân cư hàm lượng bụi lơ lửng vượt tiêu chuẩn QCVN 05:2009/BTNMT (trung bình 1 giờ) từ 1,06 đến 1,16 lần.

Hàm lượng bụi lơ lửng tại Bun ke rót than, Sàng Gốc thông và phân xưởng sàng 19/5 luôn vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần từ 1,4 đến 2,27 lần. Nguyên nhân chính gây ra bụi tại các vị trí này là không có các biện pháp giảm bụi khi vận hành: không che chắn băng sàng, không có hệ thống phun sương dập bụi vàđặc biệt tại khu vực thường có gió mạnh trong lúc sàng than đang hoạt động, điều này gây ảnh hưởng trực tiếp đến người lao động và môi trường xung quanh.

Moong (- 40) và (- 150) Động tụ Bắc và Động tụ Nam - 34 là những khu vực khai thác, hàm lượng bụi lơ lửng tại các vị trí này thường thấp và nhỏ hơn tiêu chuẩn cho phép khi không có xe chạy qua.

* Đường vận chuyển than, đất đá thải, bãi thải và bãi than

Trong cả 3 đợt quan trắc, hàm lượng bụi lơ lửng tại các vị trí thuộc đường vận chuyển than, đất đá thải, bãi thải, bãi than đều vượt tiêu chuẩn QCVN 05:2009/BTNMT (trung bình 1h) từ 1,03 đến 1,5 lần. Hầu hết, các khu vực này đều có

xe tưới nước, nhưng do các tuyến đường đều là đường tạm, đất đá và than rơi vãi nhiều, tần suất tưới nước chưa đều nên mức độ tạo bụi vẫn lớn. Đối với khu vực bãi thải, các hoạt động đã thực hiện theo kế hoạch sản xuất, hộ chiều đổ thải và các biện pháp khác nên hạn chế được rất nhiều khả năng gây bụi của bãi thải. Tuy vậy hàm lượng bụi lơ lửng quan trắc tại 2 bãi thải này vẫn vượt tiêu chuẩn cho phép.

* Khu văn phòng

Hầu hết, các vị trí quan trắc hàm lượng bụi lơ lửng trong cả ba đợt quan trắc tại các khu văn phòng đều nằm trong tiêu chuẩn cho phép QCVN 05:2009/BTNMT (trung bình 1 giờ). Ngoại trừđiểm quan trắc Công trường khoan vào đợt 3; vị trí này nằm gần với đường giao thông và các khu sàng.

* Các phân xưởng của Công ty

Hàm lượng bụi lơ lửng tại các điểm Phân xưởng sửa chữa ôtô (xưởng tiện và xưởng rèn), phân xưởng gạt làm đường đều đạt tiêu chuẩn QCVN 05:2009/BTNMT (trung bình 1h).

Tại điểm quan trắc phân xưởng Cơ điện, hàm lượng bụi lơ lửng vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1,1 đến 1,16 lần.

Tại Điểm quan trắc Công trường máng ga và phân xưởng phục vụ, hàm lượng bụi lơ lửng đều vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1,03 đến 1,4 lần. Lý do chủ yếu gây ra hàm lượng bụi lơ lửng cao hơn tiêu chuẩn cho phép tại các vị trí quan trắc này là nằm gần

đường vận chuyển than ra cảng Đá Bàn của Công ty than Cọc Sáu, lượng xe qua lại khá nhiều.

* Khu dân cư lân cận

Hầu hết, hàm lượng bụi lơ lửng tại các điểm quan trắc khu dân cư lân cận đều đạt tiêu chuẩn QCVN 05:2009/BTNMT (trung bình 1giờ). Các khu vực này thường cách xa khu khai trường của Công ty than Cọc Sáu.

Tại điểm quan trắc cầu Hoá chất, là một vị trí nằm xen giữa khu dân cư và đường vận chuyển than chính của Công ty than Cọc Sáu ra Cảng Đá Bàn nên lượng bụi lơ

lửng vượt tiêu chuẩn cho phép.

Tóm lại, hàm lượng bụi lơ lửng vượt tiêu chuẩn cho phép QCVN 05:2009/BTNMT (trung bình 1 giờ) tại các điểm quan trắc nằm trong khu sàng tuyển,

đường vận chuyển than vàđất đá thải, bãi than, các công trường có nhiều xe và máy móc hoạt động. Các vị trí quan trắc khác đều có hàm lượng bụi lơ lửng nằm trong tiêu chuẩn cho phép.

2.3.1.2 Tiếng n

* Khu khai thác và sàng tuyển

Nhận xét: tiếng ồn tại các vị trí sàng Gốc Thông, bun ke rót than, phân xưởng sàng 19/5 – Công trường than 2 và tại máy xúc EKG – 6 – Khu vực bãi than 19/5 đều vượt tiêu chuẩn tiếng ồn trong phụ lục V,2 – Nghị định 175/NĐ – CP áp dụng cho các khu công nghiệp nặng. Đây các vị trí gây ra tiếng ồn chủ yếu trong các khu khai thác và sàng tuyển chính của Công ty. Ngoài ra, tiếng ồn tại các vị trí còn lại đều nằm trong tiêu chuẩn cho phép.

* Đường vận chuyển than, đất đá thải, bãi thải, bãi than

Tiếng ồn tại điểm quan trắc bãi than mức + 7 Động Tụ Nam nằm trong tiêu chuẩn về tiếng ồn trong phụ lục V,2 – Nghịđịnh 175/NĐ – CP áp dụng cho công nghiệp nặng.

Các điểm quan trắc tiếng ồn tại 2 vị trí bãi thải: Bãi thải Đông Cao Sơn và bãi thải Đông Bắc Cọc Sáu (mức + 195) đều vượt tiêu chuẩn cho phép. Nguyên nhân chính là ởđây thường xuyên diễn ra hoạt động đổ thải và san gạt của Công ty than Cọc Sáu.

Tại các đường vận chuyển than vàđất đá thải của Công ty than Cọc Sáu (đường vận tải chung, đường vận chuyển ra cầu 5, đường vận chuyển lên bãi thải Đông Cao

Sơn) đều có tiếng ồn vượt tiêu chuẩn cho phép. Tại các điểm quan trắc này đều diễn ra các hoạt động của Công ty.

* Khu văn phòng

Trong cả 3 đợt quan trắc, tiếng ồn tại các vị trí quan trắc tại khu văn phòng đều nhỏ hơn tiêu chuẩn cho phép.

Hầu hết các vị trí này nằm cách xa các khu khai thác chính của công ty. Vì vậy, tiếng ồn luôn đảm bảo tiêu chuẩn cho phép.

* Các phân xưởng của Công ty

Tiếng ồn tại các vị trí Công trường Máng Ga và phân xưởng phục vụ đều vượt tiêu chuẩn cho phép, các vị trí này chịu ảnh hưởng trực tiếp của hoạt động vận chuyển than ra Cảng Đá Bàn của Công ty than Cọc Sáu.

Tại phân xưởng Cơ điện, (xưởng rèn, xưởng tiện), phân xưởng sửa chữa ôtôđều có tiếng ồn vượt tiêu chuẩn tiếng ồn trong phụ lục V,2 – Nghịđịnh 175/NĐ – CP.

Tại phân xưởng gạt làm đường, tiếng ồn đạt tiêu chuẩn cho phép.

* Khu dân cư lân cận

Nhận xét: tiếng ồn tại khu vực dân cư lân cận hầu hết đều đạt tiêu chuẩn cho phép, ít chịu ảnh hưởng của các khu vực khai trường của công ty than Cọc Sáu.

Tóm lại, tiếng ồn luôn vượt tiêu chuẩn cho phép phục lục V,2 Nghị định 175/NĐ

CP tại các điểm quan trắc nằm trong khu sàng tuyển, đường vận chuyển than vàđất

đá thải, bãi than, các công trường khai thác, phân xưởng có nhiều xe và máy móc hoạt

động. Các vị trí quan trắc khác, khu dân cưđều có tiếng ồn đều nằm trong tiêu chuẩn cho phép.

2.3.1.3. Các khí khác (CO, SO2, CH4, NH3, H2S, NO2, CO2)

Tất cả các khí này (CO, SO2, CH4, NH3, H2S, NO2, CO2) trong ba đợt quan trắc

đều nằm trong tiêu chuẩn cho phép QCVN 05:2009/BTNMT (trung bình 1 giờ)

Tóm tắt chung: Hiện trạng môi trường không khí của Công ty than Cọc Sáu bị ô nhiễm tiếng ồn và bụi tại các khu vực nằm trong ranh giới mỏ ( khu vực sàng tuyển,

đường vận chuyển, công trường khai thác…) và các khu vực khác đều nằm trong tiêu chuẩn cho phép.

2.3.2. Hiện trạng môi trường nước

2.3.2.1. Nước mt

* Độ pH

Các điểm quan trắc môi trường nước mặt của Công ty than Cọc Sáu được bố trí trong khu vực Công ty quản lý và khu vực dân cư lân cận mỏ.

- Đợt 1: Các điểm quan trắc Suối cầu A, Mương + 45N, mương + 60, mương + 90, mương + 30 bờ Nam Tả ngạn không đạt tiêu chuẩn cho phép. Hầu hết các điểm quan trắc nước mặt khác của Công ty than Cọc Sáu đều có giá trị pH nằm trong tiêu chuẩn QCVN 08:2008/BTNMT (giới hạn B).

- Đợt 2: Tất cả các điểm quan trắc nước mặt của Công ty than Cọc Sáu trong đợt quan trắc đều có giá trị pH nằm trong tiêu chuẩn QCVN 08:2008/BTNMT (giới hạn B).

- Đợt 3: Các điểm quan trắc nước mặt của Công ty than Cọc Sáu trong đợt quan trắc lần 3 đều có giá trị pH nằm trong tiêu chuẩn QCVN 08:2008/BTNMT (giới hạn B), chỉ có điểm quan trắc suối cầu A có giá trị pH không đạt tiêu chuẩn QCVN 08:2008/BTNMT (giới hạn B). Nước mưa chảy từ phía công trường Thắng lợi chảy về

thoát ra biển. Vì vậy, giá trị pH tại điểm suối cầu A không đạt tiêu chuẩn cho phép. Cần đưa điểm quan trắc này vào kế hoạch quan trắc môi trường hàng năm.

* Cặn lơ lửng Nhận xét:

- Đợt 1: Hàm lượng cặn lơ lửng tại các điểm quan trắc Suối cầu A, mương + 30 bờ Nam Tả ngạn không đạt tiêu chuẩn QCVN 08:2008/BTNMT (giới hạn B). Hầu hết các điểm quan trắc nước mặt khác của Công ty than Cọc Sáu đều có hàm lượng cặn lơ

lửng nằm trong tiêu chuẩn cho phép.

- Đợt 2: Hầu hết các điểm quan trắc nước mặt của Công ty than Cọc Sáu trong đợt quan trắc đều có hàm lượng cặn lơ lửng nằm trong tiêu chuẩn QCVN 08:2008/BTNMT (giới hạn B). Ngoại trừ hai điểm quan trắc là: đoạn suối P8 và Mương + 30 bờ Nam Tả

Ngạn có hàm lượng cặn lơ lửng vượt tiêu chuẩn cho phép.

- Đợt 3: Tất cả các điểm quan trắc nước mặt của Công ty than Cọc Sáu trong đợt quan trắc lần 3 đều có hàm lượng cặn lơ lửng đạt tiêu chuẩn QCVN 08:2008/BTNMT (giới hạn B).

* Hàm lượng Sắt

- Đợt 1: Trong đợt quan trắc này, hầu hết hàm lượng sắt các điểm quan trắc nước mặt – Công ty than Cọc Sáu đều vượt tiêu chuẩn QCVN 08:2008/BTNMT (giới hạn B) từ 1,11 đến 1,435 lần; ngoại trừ một sốđiểm suối cầu 5, điểm đoạn suối P3, đoạn suối P8, suối đoạn cầu A và mương + 30 bờ Nam Tả Ngạn đạt tiêu chuẩn cho phép.

- Đợt 2 và 3: Các điểm quan trắc suối cầu 5, điểm đoạn suối P3, đoạn suối P8, suối đoạn cầu A đều có hàm lượng sắt đạt tiêu chuẩn QCVN 08:2008/BTNMT (giới hạn B), hàm lượng sắt trong các điểm quan trắc nước mặt còn lại đều vượt tiêu chuẩn cho phép.

- Hàm lượng sắt trong điểm quan trắc suối cầu 7, mương y tế, mương + 45 N, mương + 60, mương + 90, mương + 30 bờ Nam Tả Ngạn đều vượt tiêu chuẩn cho phép QCVN 08:2008/BTNMT (giới hạn B) trong cả ba đợt quan trắc. Các điểm này cần phải

đặt trong kế hoạch quan trắc và có biện pháp khắc phục để bảo vệ môi trường khu vực.

* Hàm lượng Mangan

- Hàm lượng mangan các điểm quan trắc nước mặt – Công ty than Cọc Sáu trong ba đợt quan trắc đều đạt tiêu chuẩn QCVN 08:2008/BTNMT (giới hạn B).

*Hàm lượng BOD5 (nhu cầu ôxy sinh hoá)

Hàm lượng BOD5 các điểm quan trắc nước mặt – Công ty than Cọc Sáu trong ba

đợt quan trắc đều đạt tiêu chuẩn QCVN 08:2008/BTNMT (giới hạn B), trừđiểm quan trắc suối cầu 5 và suối cầu 7 có giá trị BOD5 vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1,08 đến 1,2 lần. Hai điểm quan trắc bị ảnh hưởng các hoạt động hai bên suối Hoá chất và khu dân cư xung quanh Cầu 5.

* Hàm lượng COD (nhu cầu ôxy hoá học)

Hàm lượng COD các điểm quan trắc nước mặt – Công ty than Cọc Sáu trong ba

đợt quan trắc đều đạt tiêu chuẩn QCVN 08:2008/BTNMT (giới hạn B), trừđiểm quan trắc suối cầu 5 và suối cầu 7 có giá trị COD vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1,43 đến 1,74 lần do chịu ảnh hưởng của các hoạt động sinh hoạt của dân cư xung quanh khu vực.

* Hàm lượng Coliform

Theo kết quả quan trắc, hàm lượng Coliform trong các điểm quan trắc môi trường nước mặt Công ty than Cọc Sáu trong 3 đợt quan trắc đều đạt tiêu chuẩn QCVN 08:2008/BTNMT (giới hạn B).

2.3.2.2. Nước ngm

Các điểm quan trắc môi trường nước ngầm của Công ty than Cọc Sáu được bố trí như sau:

- Các điểm quan trắc nước ngầm trong khu vực khai thác chính (được lấy mẫu tại các điểm nước ngầm chảy ra từ các tầng khai thác: NN1÷NN5): mức - 40 Đông Thắng Lợi, mức +105 Đông Thắng Lợi, mức + 90 Đông Thắng lợi, mức - 30 Bắc Tả

Ngạn, mức - 45 Tây công trường Tả Ngạn.

- Các điểm quan trắc nước ngầm khác (NN6 ÷ NN10): Giếng nhà dân khu 4 Cẩm phú, giếng khu phân xưởng vận tải số 9, giếng khu vực văn phòng công trường 10/10, giếng nhà dân khu 5 phường Cẩm phú, giếng nhà dân khu xây lắp III.

* Độ pH

- Đối với các điểm quan trắc môi trường nước ngầm Công ty than Cọc Sáu nằm trong khu vực khai thác chính, thì giá trị pH các mẫu này đều không đạt tiêu chuẩn QCVN 09:2008/BTNMT. Nước ngầm chảy qua các tầng khai thác than làm giảm giá trị của độ pH.

- Khác với độ pH của các mẫu nước ngầm nằm trong các khu vực khai thác chính, thì các mẫu nước ngầm khác (nằm ngoài các khu vực này) đều đạt tiêu chuẩn QCVN 09:2008/BTNMT.

* Sắt

Đối với các điểm quan trắc môi trường nước ngầm – Công ty than Cọc Sáu nằm trong khu vực khai thác chính, thì hàm lượng Sắt đều vượt tiêu chuẩn QCVN 09:2008/BTNMT; do các mẫu nước ngầm này đều có độ pH thấp , làm tăng khả năng hoà tan sắt và một số kim loại nặng khác trong nước.

Đối với các mẫu nước ngầm khác (nằm ngoài các khu vực này) đều đạt tiêu chuẩn QCVN 09:2008/BTNMT, ngoại trừ mẫu nước ngầm giếng nhà dân khu 4 phường Cẩm Phú. Hàm lượng sắt trong đợt 1 vượt tiêu chuẩn cho phép 1,83 lần, đợt 2 vượt tiêu chuẩn cho phép 1,3 lần. Cơ chế ô nhiễm tại điểm quan trắc này chưa xác định rõ.

* Mangan

- Hầu hết, Hàm lượng Mangan trong các điểm quan trắc môi trường nước ngầm – Công ty than Cọc Sáu đạt tiêu chuẩn QCVN 09:2008/BTNMT; ngoại trừ mẫu nước ngầm mức + 90 Đông Thắng Lợi có hàm lượng Mangan vượt tiêu chuẩn cho phép trong đợt quan trắc 2 và 3.

* Hàm lượng Coliform

Hầu hết, Hàm lượng Coliform trong các điểm quan trắc môi trường nước ngầm – Công ty than Cọc Sáu đều vượt tiêu chuẩn QCVN 09:2008/BTNMT. Hàm lượng Coliform trong nước ngầm nguyên thuỷ là nhỏ. Tuy nhiên khi chảy vào moong khai thác (đối với các điểm quan trắc: NN1 – NN5) có lượng Coliform cao hơn TCCP là do nguồn nước ngầm khi chảy lộ ra bề mặt đã bị nhiễm bẩn bởi môi trường bên ngoài.

2.3.2.3. Nước thi

Các điểm quan trắc môi trường nước thải của Công ty than Cọc Sáu được bố trí như sau: Hố nước + 30 Bắc, moong Động tụ Nam - 34, cầu Hoá chất, lò thoát nước + 28, mương - 150 Động tụ Bắc, phân xưởng sửa chữa ô tô, cảng Đá Bàn, đập Khe Rè.

Các điểm quan trắc moong Động Tụ Nam (- 34), lò thoát nước + 28, moong (– 150) Động tụ Bắc đều cóđộ pH không đạt tiêu chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT (giới hạn B). Nguyên nhân chủ yếu gây ra pH thấp ở các điểm này là do nước ngầm chảy qua các tầng than chứa FeS2, nước thải được bơm lên Động tụ Nam (- 34) từ moong (-

150) Động tụ Bắc. Sau đó, nước thải được bơm thứ cấp qua lò thoát nước +28 và ra biển.

Hầu hết các điểm quan trắc khác: hố nước (+ 30) Bắc, cầu hoá chất, phân xưởng sửa chữa ôtô, cảng Đá Bàn, đập Khe Rè, trạm bơm thoát nước mỏĐèo Nai đều có giá trị pH đạt tiêu chuẩn TCVN 5945 – 1995 (giới hạn B).

* Hàm lượng cặn lơ lửng

Hầu hết các điểm quan trắc nước thải sản xuất của Công ty than Cọc Sáu đều vượt tiêu chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT (giới hạn B) từ 1,1 đến 2,81 lần. Nguyên nhân chủ

yếu gây ra hàm lượng cặn lơ lửng cao tại các ví trí quan trắc này là: các điểm hố nước (+ 30) Bắc, moong Động Tụ Nam (- 34), moong (- 150) Động Tụ Bắc, trạm bơm thoát nước mỏ Đèo Nai chịu ảnh hưởng từ hoạt động khai thác than; phân xưởng sửa chữa ôtô do hoạt động rửa xe trước khi vào bảo dưỡng và sửa chữa, cảng Đá Bàn do hoạt

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả đầu tư dự án xử lý nước thải mỏ than cọc sáu quảng ninh (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)