Tiêu chuẩn quyết định đối với các dự án

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả đầu tư dự án xử lý nước thải mỏ than cọc sáu quảng ninh (Trang 41 - 42)

5. Cấu trúc của đề tài

1.2.8.9.Tiêu chuẩn quyết định đối với các dự án

Nếu giá trị hiện tại chiết khấu của lợi ích vượt quá giá trị hiện tại chiết khấu của chi phí thì dự án được coi là đáng đầu tư. Nó tương đương với điều kiện lợi ích ròng phải là số dương. Điều kiện tương đương khác là chỉ số (giá trị lợi ích hiện tại/giá trị

chi phí hiện tại) phải >1.

Nếu có nhiều hơn 1 dự án hạn chế lẫn nhau có giá trị hiện tại ròng dương thì phải có sự phân tích xa hơn. Từ mô hình dự án hạn chế lẫn nhau, dự án được chọn là dự án có giá trị hiện tại ròng cao nhất.

Nếu lượng tiền vốn cần để thực hiện tất cả các dự án có giá trị hiện tại ròng dương ít hơn lượng tiền vốn sẵn có, điều này có nghĩa là tỷ lệ chiết khấu được sử dụng trong việc tính toán các giá trị hiện tại phải được tính toán lại bằng cách sử dụng tỷ lệ

chiết khấu cao hơn. Có thể lấy một số ví dụ và cho phép sai số để tìm một tỷ lệ chiết khấu để lượng tiền vốn cần cho các dự án có giá trị hiện tại ròng dương không lớn hơn lượng tiền vốn sẵn có. Đôi khi, như một sự thay thế đối với phương thức này, con người cố gắng chọn những dự án tốt nhất trên cơ sở một sự thay thế đối với phương thức này, chọn những dự án tốt nhất trên cơ sở một số thước đo như tỷ suất hoàn trả

nội bộ hay chỉ số lợi ích/chi phí. Điều này không hợp lý do một vài nguyên nhân.

Độ lớn của chỉ số lợi ích/chi phí là một giá trị tuỳ ý do một số chi phí như chi phí hoạt động có thểđược khấu trừ từ lợi ích và bởi vậy không được đưa vào tổng chi phí. Điều này có thểđược thực hiện đối với một số dự án.

Việc điều chỉnh lợi ích và chi phí này sẽ không ảnh hưởng đến lợi ích ròng và nó sẽ không làm tăng chỉ số lợi ích/chi phí.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả đầu tư dự án xử lý nước thải mỏ than cọc sáu quảng ninh (Trang 41 - 42)