Ước quốc tế Câu 30: Mối liên hệ giữa điều ước quốc tế và tập quán quốc tế

Một phần của tài liệu Đề cương công pháp quốc tế (Trang 27 - 29)

thành trong thực tiễn quan hệ quốc tế và được các chủ thể LQT thừa nhận là luật.

- Mối quan hệ: Điều ước quốc tế và tập quán quốc tế có mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại đối với nhau.

- Biểu hiện:

+ Sự tồn tại của 1 điều ước quốc tế không có ý nghĩa loại bỏ giá trị áp dụng của 1 tập quán quốc tế tương đương về nội dung, mặc dù trong nhiều trường hợp điều ước quốc tế có giá trị ưu thế hơn.

+ Tập quán quốc tế có ý nghĩa là cơ sở hình thành điều ước quốc tế và ngược lại.

+ Quy phạm tập quán có thể bị thay đổi, hủy bỏ bằng con đường điều ước quốc tế và ngược lại.

Câu 31: Vấn đề hiệu lực của Điều ước quốc tế. Điều kiện để điều ước quốc tế có hiệu lực. Thời điểm có hiệu lực của ĐƯQT.

- ĐƯQT có hiệu lực thi hành khi thỏa mãn điều kiện: + Điều kiện chủ quan:

• Phải được ký kết trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng

• Phù hợp với thẩm quyền theo quy định của PL quốc gia + Điều kiện khách quan:

• Phù hợp với các quy phạm Jus Cogens (các nguyên tắc cơ bản ) của LQT

- Khi một điều ước quốc tế phát sinh hiệu lực sẽ ràng buộc các bên kết ước trong toàn lãnh thổ (không gian) thuộc phạm vi điều chỉnh của điều ước đó, trừ khi có quy định khác ( ví dụ: điều ước có các điều khoản loại trừ hoặc hạn chế việc áp dụng đối với những bộ phận lãnh thổ nhất định) trong quá trình thực hiện điều ước các quốc gia thành viên vẫn có thể thông báo rút lại việc không áp dụng về mặt lãnh thổ hoặc tuyên bố mở rộng phạm vi áp dụng về mặt lãnh thổ.

- Thời điểm có hiệu lực của ĐƯQT:

+ Đa số các ĐƯQT điều chỉnh các lĩnh vực: hợp tác thương mại, hàng hải, du lịch… thường được xác lập rõ ràng, chính xác thời điểm bắt đầu có hiệu lực và kết thúc hiệu lực của điều ước đó. Thời điểm bắt đầu thường là ngày các điều kiện cụ thể được trù liệu trong ĐƯQT được thỏa mãn. (VD: khi có đủ số lượng nhất định các quốc gia chấp nhận sự ràng buộc của điều ước…)

+ Một số ĐƯQT chỉ xác định thời điểm bắt đầu có hiệu lực mà không quy định thời điểm kết thúc hiệu lực. (VD: Hiến chương LHQ năm 1945, Công ước Luật biển năm 1982…)

Câu 32. Hiệu lực của điều ước quốc tế đối với nước thứ 3 .

- Luật điều ước quốc tế quy định một điều ước quốc tê không tạo ra nghĩa vụ hay quyền hạn nào cho một quốc gia thứ ba ,tức quốc gia không phải thành viên của điều ước ,trừ khi có sự đồng ý của quốc gia đó (Điều 34 Công ước Viên năm 1969)

- Luật quốc tế nói chung và điều ước quốc tế nói riêng được hình thành trên cơ sở của sự thỏa thuận .Với quốc gia thứ ba trong phần nghĩa vụ ,nếu chấp thuận phải thể hiện rõ ràng bằng văn bản và nghĩa vụ này chỉ có thể bị hủy bỏ hoặc sửa đổi khi có sự đồng ý của các thành viên điều ước,và của quốc gia thứ ba .Điều ước có thể phát sinh hiệu lực với quốc gia thứu ba trong một số trường hợp sau đây :

+ Điều ước có điều khoản tối huệ quốc .

+ Điều ước tạo ra các hoàn cảnh khách quan.Đây là điều ước mà quốc gia thứ ba phải tôn trọng và tính đến trong quan hệ của họ với những quốc gia liên quan ,như điều ước liên quan đến giao thông trên các sông quốc tế (sông Ranh.sông Đanuyp..) ,kênh đâò quốc tế (kênh đào Panama,kênh đào Suer) và eo biển quốc tế (eo biển Gibranta,eo biển Thổ Nhĩ Kì), điều ước về phân định biên giới.

+ Điều ước được quốc gia thứ ba viện dẫn áp dụng với tính chất của tập quán quốc tế.

Câu 33. Các trường hợp chấm dứt hiệu lực của điều ước quốc tế

Một phần của tài liệu Đề cương công pháp quốc tế (Trang 27 - 29)