Câu 55: Chế định thụ đắc lãnh thổ trong luật quốc tế? Câu 56: Quy chế pháp lý của lãnh thổ quốc gia:

Một phần của tài liệu Đề cương công pháp quốc tế (Trang 46 - 47)

được hiểu là hành động của một quốc gia nhằm mục đích thiết lập và thực hiện quyền lực của mình trên một lãnh thổ vốn không phải là bộ phận của lãnh thổ quốc gia với ý nghĩa thụ đắc lãnh thổ đó. Đối tượng lãnh thổ được áp dụng phương pháp thụ đắc hữu hiệu là lãnh thổ vô chủ hoặc lãnh thổ bị bỏ rơi. Hành động chiếm cứ hữu hiệu luôn được thực hiện bởi cơ quan nhà nước và các tổ chức công được nhà nước ủy quyền. Nội dung chiếm cứ hữu hiệu bao gồm:

+ Đó phải là sư chiếm cứ một cách hợp pháp (đúng đối tượng và bằng biện pháp hòa bình). Mọi hành vi sử dụng vũ lực chiếm cứ một lãnh thổ đều bị coi là vi phạm pháp luật quốc tế

+ Phải có sự chiếm cứ thực sự. Biểu hiện cụ thể của hành vi chiếm cứ thực sự là đưa công dân nước mình tới định cư tại lãnh thổ mới, thiết lập trên đó bộ máy quản lý hành chính, chính thức đưa vào bản đồ quốc gia vùng lãnh thổ mới đó.

+ Chiếm cứ phải liên tục, hòa bình trong một thời gian dài không có tranh chấp

+ Việc chiếm cứ lãnh thổ phải được thực hiện với mục đích nhằm tạo ra 1 danh nghĩ chủ quyền lãnh thổ

- Thụ đắc lãnh thổ dựa trên sự chuyển nhượng tự nguyện: đây là sự chuyển giao 1 cách hòa bình danh nghĩa chủ quyền trên một lãnh thổ từ quốc gia này sang quốc gia khác thông qua nhiều hình thức như qua điều ước quốc tế, qua trao đổi, mua bán. Phương thức này chuyển cho người chủ mới một danh nghĩa hợp pháp.

Câu 56: Quy chế pháp lý của lãnh thổ quốc gia:

Nội dung quy chế pháp lý của lãnh thổ quốc gia thể hiện qua các văn bản pháp luật quốc gia và quốc tế, gồm:

- Quyền từ do lựa chọn chế độ chính trị , kinh tế, văn hóa- xã hội phù hợp với nguyện vọng của cộng đồng dân cư sống trên lãnh thổ mà không có sự can thiệp từ bên ngoài, dưới bất kỳ hình thức nào.

- Quyền tự do lựa chọn phương hướng phát triển của đất nước, thực hiện những cảu cách kinh tế xã hội phù hợp với các đặc điểm quốc gia. Các quốc gia có nghĩa vụ phải tôn trọng sự lựa chọn này.

- Quyền tự quyết định chế độ pháp lý đối với từng vùng lãnh thổ quốc gia. - Quyền sở hữu hoàn toàn đối với tất cả tài nguyên thiên nhiên trong lãnh thổ nước mình.

- Thực hiện quyền tài phán đối với mọi công dân, tổ chức, kể cả cá nhân, tổ chức nước ngoài trong phạm vi lãnh thổ quốc gia (trừ trường hợp pháp luật quốc gia hoặc điều ước quốc tế mà quốc gia đó tham gia có quy định khác).

- Quyền của quốc gia áp dụng các biện pháp cưỡng chế, điều chỉnh, kiểm soát hoạt động của các pháp nhân, người nước ngoài, kể cả các trường hợp quốc hữu hóa, tịch thu, trưng thu tài sản của tổ chức, cá nhân nước ngoài có bồi thường hoặc không có bồi thường.

- Quyền quyết định sử dụng, thay đổi lãnh thổ phù hợp với pháp luật và lợi ích cộng đồng dân cư sống trên phần lãnh thổ đó.

Câu 57: Khái niệm biên giới quốc gia và các bộ phận cấu thành của nó.

- Khái niệm:

Biên giới quốc gia là biên giới phân định lãnh thổ của quốc gia này với lãnh thổ của quốc gia khác hoặc với các vùng mà quốc gia có chủ quyền trên biển.

- Biên giới quốc gia bao gồm:

+ Biên giới trên bộ: Là đường biên giới được xác định trên đất liền, trên đảo, trên sông, hồ, kênh, trên biển nội địa.

+ Biên giới trên biển: Là những đường vạch ra để phân định vùng lãng hải của quốc gia với vùng biển tiếp liền mà quốc gia ven bờ có chủ quyền hoặc với nội thủy, lãnh hải của quốc gia khác có bờ biển đối diện hay kề bên biển của quốc gia này.

+ Biên giới trên không và biên giới dưới lòng đất: Được luật biển quốc tế thừa nhận chung dưới dạng tập quán quốc tế trên cơ sở của đường biên giới trên bộ, trên biển. Tuân thủ những biên giới này là nghĩa vụ bắt buộc của tất cả các quốc gia.

Câu 58: Xác định biên giới quốc gia trong luật quốc tế:

Một phần của tài liệu Đề cương công pháp quốc tế (Trang 46 - 47)