Câu 33. Các trường hợp chấm dứt hiệu lực của điều ước quốc tế Câu 34. Pháp luật điều chỉnh việc kí kết điều ước quốc tế tế

Một phần của tài liệu Đề cương công pháp quốc tế (Trang 29 - 30)

- Những tác động mang tính khách quan: như đối tượng của của điều ước đã bị hủy bỏ hoặc không tồn tại do sự xuất hiện của một quy phạm bắt buộc chung của Luật quốc tế. theo Điều 62 công ước viên năm 1969 một quốc gia có thể viện dẫn các điều kiện hoàn cảnh hiện tại so với các điều kiện hoàn cảnh điều kiện lúc tham gia điều ước mà các bên không dự kiến để làm cơ sở để để chấm dứt, rút khỏi điều ước. (không áp dụng với điều ước xác lập biên giới)

Ngoài ra nếu hoàn cảnh là do sự vi phạm của bên nêu lý do thi điều ước vẫn có hiệu lực

- Yếu tố chủ quan tác động đến thực hiện điều ước thường xảy ra khi có sự vi phạm cơ bản đối với một điều ước .Trường hợp này được áp dụng trên nguyên tắc có đi có lại nhắm đảm bảo sự bình đẳng về quyền lợi giữa các bên kí kết .

Câu 34. Pháp luật điều chỉnh việc kí kết điều ước quốc tế

- Xu thế thừa nhận ưu thế của điều ước quốc tế so với các văn bản quy phạm

pháp luật của quốc gia là thực tiễn phổ biến hiện nay tại nhiều quốc gia.

- Việc nội luật hóa các quy định của điều ước quốc tế tại quốc gia về thực chất

là nghĩa vụ pháp lý của quốc gia được tiến hành dựa theo các quy định của Luật trong nước với các hình thức đa dạng ,có ý nghĩa tạo môi trường và điều kiện thực tế trong việc kí kết điều ước quốc tế để dẫn đến việc thực tế để thực thi đầy đủ các quy định của điều ước quốc tế mà quốc gia đã tự cam kết bằng hành vi pháp lý quốc tế hợp pháp .

Câu 35. Nguyên tắc kí kết điều ước quốc tế ,các giai đoạn kí kết điều ước quốc tế .

1. Nguyên tắc kí kết điều ước quốc tế :

- Nguyên tắc tự nguyện bình đẳng trong quá trình kí kết điều ước quốc tế : + Sự tự nguyện bình đẳng trong các quan hệ điều ước trở thành một trong những căn cứ để đánh giá tính hợp pháp của điều ước quốc tế .

+ Nguyên tắc này góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể kí kết trong các quan hệ pháp luật quốc tế ,tránh sựu áp đặt từ bên ngoài với mục đích thôn tính hay tạo ra tình trạng phải lệ thuộc kinh tế ,chính trị vào quốc gia khác.

+ Nguyên tắc này tạo cơ sở để duy trì tương quan có lợi cho hòa bình ,an ninh và ổn định từng khu vực cũng như trên phạm vi toàn cầu .

+ Nguyên tắc điều ước quốc tế phải có nội dung phù hợp với các nguyeen tắc cơ bản của luật quốc tế

+ Các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế đã thừ nhận là “ thước đo “ giá trị hợp pháp của các quy phạm pháp luật quốc tế khác .

+ Quy phạm pháp luật dù tồn tại dưới hình thức nào đều phải có nội dung không trái với các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế .

- Nguyên tắc Pactasunt servanda.

+ Điều 26 Công ước viên năm 1969 quy định :” mọi điều ước đã có hiệu lực đều ràng buộc các bên tham gia điều ước và phải được các bên thi hành một cách thiện chí “

+ Sự tận tâm ,thiện chí của chủ thể kí kết vừa là cơ sở,vừa là bảo đảm quan trọng để chủ thể kí kết tự ràng buộc vào nghĩa vụ thực hiện các quy định của Luật điều ước nói chung và điều ước quốc tế nói riêng với tính chất là cam kết quốc tế tồn tại song hành cùng các điều khoản thỏa thuận trong điều ước.

2. Các giai đoạn kí kết điều ước quốc tế

- Đàm phán, soạn thảo và thông qua văn bản điều ước - Kí,phê chuẩn ,phê duyệt ,gia nhập điều ước quốc tế - Bảo lưu điều ước quốc tế

Câu 36. Trình bày chế định gia nhập điều ước quốc tế.

Một phần của tài liệu Đề cương công pháp quốc tế (Trang 29 - 30)