Điều ước quốc tế

Một phần của tài liệu Đề cương công pháp quốc tế (Trang 31 - 32)

được quy định tại Điều 12 – Pháp lệnh về kí kết và thực hiện điều ước quốc tế của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1998.

Câu 37. Khái niệm và so sánh giữa phê chuẩn và phê duyệt điều ước quốc tế.

Khái niệm phê chuẩn và phê duyệt khá giống nhau: chúng đều là việc cơ quan có thẩm quyền của một nước chính thức xác nhận điều ước quốc tế mà đại diện toàn quyền của nước mình đã ký có hiệu lực ràng buộc đối với quốc gia đó. Việc phê chuẩn, phê duyệt chỉ đặt ra với những điều ước quốc tế các quốc gia tham gia từ đầu.

Sự khác biệt giữa hai loại này là thẩm quyền phê chuẩn, phê duyệt điều ước quốc tế thuộc những cơ quan khác nhau đảm nhiệm. Thẩm quyền này được quy định tùy theo pháp luật của từng quốc gia.

Theo pháp luật Việt Nam:

- Thẩm quyền phê chuẩn: được tiến hành ở các cơ quan hành pháp - quốc hội hoặc chủ tịch nước.

- Thẩm quyền phê duyệt: được tiến hành ở các cơ quan hành pháp - chính phủ. Phê chuẩn có mức độ quan trọng hơn so với phê duyệt vì chỉ những điều ước quốc tế quan trọng được các bên quy định cần thiết phê chuẩn thì mới cần phê chuẩn và việc phê chuẩn thuộc thẩm quyền của cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất.

Và tại hầu hết các nước thì thẩm quyền phê chuẩn cũng được giao cho Quốc hội, trong khi thẩm quyền phê duyệt giao cho cơ quan hành pháp.

Câu 38. Trình bày và phân tích chế định giải thích điều ước quốc tế trong Luật điều ước quốc tế.

Để thực hiện điều ước quốc tế đòi hỏi các bên phải hiểu đúng, chính xác các quy định của điều ước quốc tế. Vấn đề giải thích điều ước được đặc biệt quan tâm khi các bên ký kết có ý kiến bất đồng về ý nghĩa thực sự của một hoặc một số điều khoản trong điều ước vì điều ước quốc tế được viết bằng 6 thứ tiếng được quy định đều có hiệu lực pháp lý. Việc giải thích ở đây phải mang ý nghĩa tổng thể để nhằm đảm bảo một cách hiểu thống nhất. Thông thường, các văn bản điều ước được giải thích bằng tiếng anh hoặc tiếng pháp. Còn đối với một số văn bản khác, việc giải thích sẽ phụ thuộc vào việc văn bản đó quy định giải thích bằng thứ tiếng nào.

Yêu cầu của việc giải thích điều ước:

- Điều ước phải được giải thích thiện chí, phù hợp với ý nghĩa thông thường của các thuật ngữ được sử dụng trong điều ước và trong mối quan hệ với đối tượng và mục đích của điều ước.

- Việc giải thích điều ước phải căn cứ vào nội dung văn bản điều ước, các thỏa thuận có liên quan đến điều ước được các bên chấp nhận trong khi ký kết điều ước,

các thỏa thuận sau này của các bên về giải thích và thực hiện điều ước, thực tiễn thực hiện điều ước liên quan đến việc giải thích điều ước và các quy định thích hợp của pháp luật quốc tế.

Việc giải thích điều ước quốc tế được xem là chính thực hay không phụ thuộc vào thẩm quyền giải thích, có hại loại là giải thích chính thức và giải thích không chính thức.

Giải thích chính thức là giải thích của các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Giải thích không chính thức là giải thích của các luật gia, các nhà nghiên cứu luật pháp.

Nhưng dù giải thích theo cách nào thì những cách giải thích này cũng không mang giá trị ràng buộc đối với các bên trừ khi các bên đó chấp nhận. Còn trong phạm vi quốc gia, việc giải thích nói trên sẽ được các cơ quan hữu quan tuân thủ.

Câu 39. Trình bày và phân tích chế định thực hiện điều ước quốc tế trong luật về điều ước quốc tế.

Một phần của tài liệu Đề cương công pháp quốc tế (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w