và nghĩa vụ mà chủ thể cũ đã thực hiện trước đó.
- Cơ sở của vấn đề kế thừa:
+ Công ước Viên về kế thừa theo Điều ước quốc tế thông qua ngày 22/8/1978
+ Công ước Viên về kế thừa tài sản, hồ sơ lưu trữ và công nợ quốc gia thông qua ngày 7/4/1983.
- Cơ sở làm phát sinh sự kế thừa
+ Sự xuất hiện trên trường quốc tế những quốc gia mới hoặc có sự chuyển nhượng 1 bộ phận lãnh thổ của quốc gia này sang quốc gia khác.
- Đặc điểm của kế thừa quốc gia:
+ Chủ thể của quan hệ thừa kế: quốc gia để lại kế thừa & quốc gia kế thừa
+ Đối tượng của kế thừa: là các quyền và nghĩa vụ quốc tế về lãnh thổ, điều ước quốc tế, tài sản quốc gia, vấn đề quy chế thành viên tại các tổ chức quốc tế.
+ Kế thừa quốc gia sau cách mạng xã hội
+ Kế thừa quốc gia do kết quả của phong trào giải phóng dân tộc + Kế thừa quốc gia khi hợp nhất hoặc giải thể quốc gia liên bang + Kế thừa trong trường hợp có thay đổi lớn về lãnh thổ
Câu 29: Khái niệm điều ước quốc tế và luật điều ước quốc tế. Phân loại điều ước quốc tế.
- Điều ước quốc tế: là văn bản ghi nhận sự thỏa thuận giữa các chủ thể luật quốc tế mà trước tiên và chủ yếu là các quốc gia, nhằm thiết lập những quy tắc pháp lý bắt buộc nhằm ấn định, thay đổi, hủy bỏ các quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể đó với nhau.
- Luật điều ước quốc tế: là tổng thể các nguyên tắc, các QPPLQT, điều chỉnh quan hệ về ký kết và thực hiện điều ước quốc tế của các chủ thể luật quốc tế.
- Phân loại điều ước quốc tế:
+ Căn cứ vào số lượng chủ thể tham gia ký kết, có các loại: điều ước song phương, điều ước đa phương, điều ước ký kết giữa các quốc gia, các tổ chức quốc tế…
+ Căn cứ vào lĩnh vực điều chỉnh của điều ước, có: điều ước về chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học – kỹ thuật …
+ Căn cứ vào phạm vi áp dụng, có các loại: điều ước song phương, điều ước khu vực, điều ước toàn cầu…
Câu 30: Mối liên hệ giữa điều ước quốc tế và tập quán quốc tế