láng giềng có chung đường biên giới quy định.
- Chế độ pháp lý của biên giới quốc gia bao gồm:
+ Những nguyên tắc và quy định chung về biên giới quốc gia.
+ Quy chế biên giới: qc qua lại, hoạt động ở khu vực biên giới; qc sử dụng nguồn nước, sử dụng song suối biên giới khai thác, khai thác tài nguyên…
+ Quy chế quản lý, bảo vệ biên giới
+ Quy chế giải quyết tranh chấp nảy sinh ở khu vực biên giới
- Nguyên tắc chung: những vấn đề thuộc thẩm quyền của các cơ quan trung ương như quốc hội, chính phủ, theo nguyên tắc có đi có lại và tôn trọng sự bất khả xâm phạm của biên giới quốc gia. Mọi việc kiểm soát biên phòng, hải quan, ktra vệ sinh dịch tễ, thú y.. ở cửa khẩu nước nào thì theo quy định của pl quốc gia đó. Ngoài ra, pháp luật các nước đều quy định chặt chx quy chế bảo vệ biên giới quốc gia, chống lại các hành vi xâm nhập biên giới bất hợp pháp cũng như trừng trị nghiêm khắc các hành vi xâm phạm quy chế biên giới.
Câu 62. Nguồn của Luật biển quốc tế:
Bao gồm các điều ước quốc tế và tập quán quốc tế điều chỉnh quy chế pháp lý các vùng biển và các hoạt động sử dụng, khai thác, bảo vệ môi trường biển cũng như quan hệ hợp tác của các quốc gia trong lĩnh vực này, trong đó quan trọng nhất là Công ước 1982 của LHQ về Luật biển.
Công ước Luật Biển năm 1982 của Liên hợp quốc (thường được gọi tắt là Công ước Luật Biển năm 1982) được thông qua tại thành phố Môn-tê-gô-bay của Gia-mai- ca vào ngày 10-12-1982. Quốc hội Việt Nam phê chuẩn công ước này ngày 23-6- 1994. Công ước có hiệu lực đối với Việt Nam từ ngày 16-11-1994. Công ước không chỉ được các quốc gia có biển mà ngay cả các quốc gia không có biển cũng rất qua tâm. Nó không chỉ bao gồm các điều khoản mang tính điều ước mà còn là vă bản pháp điển hoá các quy định manh tính tập quán. Chính điều này đã giải thích vì sao Công ước 1982 được các quốc gia viện dẫn và áp dụng một cách rộng rãi ngay cả khi nó còn chưa có hiệu lực. Với 320 điề khoản chứa đựng trong 17 phần và 9 phụ lục, Công ước 1982 thực sự là một bản hiến pháp về biển của cộng đồng quốc tế và là một trong những thành tựu có ý nghĩa trong lĩnh vực luật quốc tế của thế ký XX. Lần đầu tiên trong lịch sử, Công ước 1982 đưa ra các quy định tổng thể các tính chất bao trùm trong hầu hết các lĩnh vực biển: cách xác định các vùng biển, chế độ pháp lý của các
vùng biển; các quy định về hàng hải và hàng không; sử dụng, khai thác và quản lý các tài nguyên biển, sinh vật và không sinh vật; bảo vệ môi trường biển; nghiên cứu khoa học biển; an ninh trật tự trên biển, đấu tranh chống các tội phạm trên biển; vấn đề phân định biển và giải quyết các tranh chấp quốc tế liên quan đến biển.
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia thì Công ước 1982 là một công ước tương đối bình đẳng và tiến bộ, thể hiện quá trình đầu tranh và nhượng bộ giữa hai trường phái: tự do biển cả và chủ quyền quốc gia. Công ước Luật biển vừa là cơ sở pháp lý quốc tế quan trọng giúp các quốc gia trong việc quản lý, khai thác và sử dụng biển có hiệu quả và bảo vệ nguồn tài nguyên biển vừa là cơ sở pháp lý cho các quốc gia giải quyết các tranh chấp phát sinh liên quan đến biển.
Tuy vậy, Công ước 1982 không phải là một “văn bản chết”. Trong thời gian tồn tại của Công ước 1982, vẫn luôn có những phát triển, thay đổi, bổ sung và hoàn thiện khung pháp lý biển mà Công ước đã thiết lập. Có nhiều công ước và thoả thuận của cộng đồng quốc tế như :
+ Thoả thuận ngày 29/7/1994 về thực hiện Phần XI của Công ước Luật biển 1982
+ Công ước áp dụng các điều khoản của Công ước Luật biển năm 1982 liên quan đến bảo tồn và quản lý các đàn cá xuyên biên giới và các đàn cá di cư xa
+ Công ước về trấn áp các hành động không hợp pháp chống lại an toàn hàng hải và Nghị định thư về trấn áp các hành động không hợp pháp chống lại an toàn các giàn khoan cố định trong thềm lục địa năm 1999.
Việc thực thi một cách thiện chí Công ước Luật biển năm 1982 đã trở thành nghĩa vụ đối với các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia có biển. Công ước luật biển 1982 có hiệu lực kể từ ngày 16 tháng 11 năm 1994, tức là sau 12 tháng kể từ ngày nước Guyana (nước thứ 60) phê chuẩn Công ước vào ngày 16 tháng 11 năm 1993, đến nay đã có 161 nước phê chuẩn và tham gia. Công ước luật biển 1982 vừa là cơ sở pháp lý quốc tế quan trọng giúp các quốc gia trong việc quản lý, khai thác, sử dụng và bảo vệ có hiệu qủa nguồn tài nguyên thiên nhiên của biển cả vừa là cơ sở pháp lý cho các quốc gia trong việc giải quyết các tranh chấp phát sinh từ biển cả.
Câu 63. Trình bày khái niệm và cách thức phân định các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền các quốc gia ven biển.