Câu 64. Khái niệm và quy chế pháp lý của nội thủy Câu 65. Khái niệm Lãnh hải và quy chế pháp lý của lãnh hải

Một phần của tài liệu Đề cương công pháp quốc tế (Trang 53 - 54)

rộng lãnh hải, tại đó các quốc gia ven biển thực hiện chủ quyền hoàn toàn, tuyệt đối và đầy đủ như trên lãnh thổ đất liền. Trong vùng nước nội thủy, quốc gia ven biển có chủ quyền đối với toàn bộ tài nguyên sinh vật biển, trong đó có các loài thủy sản. Trong vùng nội thủy không tồn tại chế độ “lãnh thổ nổi” của một số tàu thuyền, tức là chế độ bất khả xâm phạm như đối với lãnh thổ của một quốc gia, mà một số loại tàu thuyền nước ngoài được đặt dưới thẩm quyền giám sát và kiểm soát tương đối của quốc gia ven biển (kiểm soát về trật tự, an ninh, cảnh sát, y tế, hàng hải). Tàu thuyền nước ngoài có thể bị khám xét trên boong, nếu có dấu hiệu vi phạm pháp luật của quốc gia ven biển.

Tuy nhiên, đối với tàu quân sự, quốc gia ven biển không có quyền giải quyết các vấn đề tranh chấp dân sự giữa các thủy thủ trên tàu, mà luật của của nước tàu mang cờ sẽ giải quyết các tranh chấp này, trừ trường hợp thuyền trưởng có yêu cầu cụ thể. Quốc gia có cảng sẽ có thẩm quyền nhất định đối với các hành vi vi phạm hình sự xảy ra trên boong tàu nước ngoài đậu trên vùng nội thủy của mình. Chính quyền nước sở tại sẽ có quyền tiến hành điều tra và truy bắt tội phạm trên tàu.

Ngoài ra, vùng nước hoặc vịnh lịch sử là các vùng biển không phải nội thủy nhưng do tính chất lịch sử của mình, chúng được hưởng quy chế nội thủy. Đối với Việt Nam, theo tuyên bố của chính phủ nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam ngày 12/5/1977, thì vùng nước phía trong đường cơ sở và giáp với bờ biển, hải đảo của Việt Nam là nội thủy của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Theo luật pháp quốc tế, thì Việt Nam thực hiện chủ quyền hoàn toàn, tuyệt đối với nguồn lợi thủy sản ở vùng nước nội thủy.

Câu 65. Khái niệm Lãnh hải và quy chế pháp lý của lãnh hải

Các quốc gia ven biển có chủ quyền đối với lãnh hải của mình. Chủ quyền đối với đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của lãnh hải là tuyệt đối. Chủ quyền đối với vùng trời phía trên lãnh hải cũng là tuyệt đối. Tuy nhiên, chủ quyền đối với vùng nước lãnh hải không được tuyệt đối như trong nội thủy bởi vì ở lãnh hải của quốc gia ven biển, tàu thuyền của các quốc gia khác được quyền đi qua không gây hại

Quốc gia ven biển có quyền ban hành các quy định để kiểm soát và giám sát tàu thuyền nước ngoài thực hiện việc qua lại lãnh hải của mình trong một số vấn đề (an toàn hàng hải, điều phối giao thông đường biển; bảo vệ các thiết bị, công trình, hệ thống đảm bảo hàng hải; bảo vệ tuyến dây cáp và ống dẫn ở biển; bảo tồn tài nguyên sinh vật biển; ngăn ngừa vi phạm pháp luật của quốc gia ven biển liên quan đến đánh bắt hải sản; bảo vệ môi trường biển; nghiên cứu khoa học biển; và ngăn ngừa các vi phạm về hải quan, thuế khóa, nhập cư, y tế) và quy định hành lang để tàu thuyền đi qua .

Câu 66. Chế định về đường cơ sở trong Luật biển quốc tế

Một phần của tài liệu Đề cương công pháp quốc tế (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w