Đặc điểm công nghệ thuộc và hoàn tất da cá sấu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá một số tính chất cơ lý cơ bản của da cá sấu việt nam (Trang 28 - 35)

Công nghệ và thiết bị thuộc da cá sấu về cơ bản cũng giống công nghệ và thiết bị thuộc các loại da thông thường.Tuy nhiên do cấu trúc đặc biệt của da cá sấu: - Lớp biểu bì rất phát triển, có lớp ngoài cùng hóa sừng, dày lên tạo thành vẩy sừng xếp kề nhau, chỉ có phần gốc dính liền nhau;

- Cấu tạo vẩy lưng có chứa tấm “xương da” rất cứng; - Phần da tiếp giáp nối các vẩy mỏng, độ bền kém;

- Độ dày và cứng tại các vị trí trên tấm da không đồng đều;

- Cấu trúc lồi lõm của tấm da do các phần xương da và các nốt sần tạo nên; - Lượng mỡ nhiều nên phải có những thay đổi kể cả về công nghệ cũng như thiết bị mới sản xuất được sản phẩm hoàn thiện với kết quả như mong muốn (da mềm đều, vẩy không bị hư hại và nổi bật vẻ đẹp đặc trưng của nó) [7, 18].

Công nghiệp thuộc da cá sấu trên thế giới đã có từ lâu và ngày càng phát triển do mức sống được nâng cao và mọi người có xu hướng thích dùng hàng hóa gần gũi với thiên nhiên (được chế biến từ da thuộc). Sản phẩm da cá sấu thuộc ngày một tăng về số lượng và đa dạng về mẫu mã.

Bản chất của công nghệ thuộc da cá sấu là biến đổi da sống dễ bị vi khuẩn phân huỷ thành da thuộc bền vững nhờ các quá trình lý – hóa. Công nghệ thuộc da cá sấu bao gồm ba giai đoạn chính: chuẩn bị thuộc và thuộc, hoàn thành ướt, hoàn thành khô [7, 18].

- Chuẩn bị thuộc và thuộc có các công đoạn: hồi tươi, tẩy biểu bì – ngâm vôi, tẩy vôi, làm mềm, làm xốp, axít hóa, thuộc.

- Hoàn thành ướt gồm: trung hòa, thuộc lại, nhuộm, ăn dầu.

- Hoàn thành khô gồm các công đoạn: vò mềm, trau chuốt bề mặt da.

Sơ đồ quy trình công nghệ và thiết bị thuộc da cá sấu của các nước tiên tiến (Hình 1.22) như sau:

Kiềm, Enzyme, chất HĐBM, chống

khuẩn

Paddle (phu lông bán nguyệt) Máy nạo bạc nhạc Hồi tươi Nạo tươi Muối ăn, chất chống khuẩn Lột mổ phân loại da; Bảo quản da

nguyên liệu

Dao lột da Máy nạo bạc nhạc

Hóa chất sử dụng Công đoạn Thiết bị

Na2S, Ca(OH)2 Paddle (phu lông bán

nguyệt) Tẩy biểu bì- ngâm vôi Tẩy mỡ NH3, SO42-, Axit, Enzyme

Phu lông chuẩn bị thuộc

Phu lông chuẩn bị thuộc Lipaza, chất tẩy mỡ

Tẩy vôi, làm mềm

NaCl, Axit, enzym

Hình 1.22. Sơ đồ công nghệ và thiết bị thuộc da cá sấu

Phu lông thuộc lại Tẩy trắng,

trung hoà

Bào Máy bào

Phu lông milling Phu lông tẩy trắng, trung hòa Chất trung hòa,

chất tẩy trắng

Thuộc phèn Cr3+ . Tanin…

chất nâng kiềm Phu lông thuộc

Thuộc lại

Nhuộm

Ăn dầu Cr3+ . Tanin…

thuộc lại, axit

Thuốc nhuộm

Hỗn hợp dầu

Phu lông nhuộm

Phu lông ăn dầu

Sấy

Điều hoà độ ẩm

Làm mềm cơ học

Thiết bị sấy

Thiết bị điều hoà độ ẩm Trau chuốt Sấy Đánh mặt, xén riềm Dung môi, pigment, thuốc nhuộm - Máy đánh bóng trục đá mã não - Máy đánh bóng trục nỉ - Thiết bị trau chuốt phun xì Da thành phẩm Máy đánh mặt

Dây chuyền thiết bị thuộc da cá sấu gồm nhiều thiết bị như trong (hình 1.22). Do đặc thù da cá sấu nguyên liệu (có lớp vẩy sừng cứng và có độ dày khác nhau trên các vùng khác nhau của con da) nên cần phải có công nghệ thuộc và thiết bị phù hợp đặc biệt là các thiết bị paddle, phu lông, máy bào, máy đánh bóng.

Thiết bị paddle: Da cá sấu có đặc điểm khác biệt lớn so với các loại da thông thường khác ở chỗ mặt da có nhiều vẩy; giữa các vẩy là phần da nối có độ bền cơ học thấp. Đặc biệt trong công đoạn hồi tươi, tẩy biểu bì-ngâm vôi, da cá sấu còn mềm, yếu rất dễ bị tổn thương. Vì vậy để giữ cho tấm da quý hiếm này trong tình trạng tốt nhất cần thiết kế paddle sao cho các tấm da ít va đập vào nhau làm vẩy bị vỡ hoặc cọ sát quá mức; phần da nối giữa các vẩy bị uốn gập nhiều sẽ bị rách. Trong paddle, da cá sấu không có các sự cọ sát, va đập vào nhau mạnh mẽ như trong phu lông, trái lại được luân chuyển một cách nhẹ nhàng nhờ các cánh khuấy quay ở phía trên để tạo ra sự lưu thông của cả da và nước [7].

Hình 1.23. Paddle được Viện Nghiên cứu Da giầy thiết kế, chế tạo để thuộc da cá sấu

Phu lông: Trong thuộc da cá sấu, phu lông được dùng trong các công đoạn: thuộc, nhuộm, ăn dầu, quay đập khan. Phu lông được sử dụng trong mỗi công đoạn có sự khác biệt về một số thông số kỹ thuật. Tuy nhiên, điểm chung là các loại phu lông này đều phải làm việc trong điều kiện tải lớn, va đập tương đối mạnh, nhưng

không làm hư hại vẩy da; phải chịu đựng các loại hoá chất ăn mòn như axít, bazơ; chịu nhiệt độ cao. Khi phu lông quay, da được các cánh gạt hay các mấu trong phu lông nhấc lên, quay đi cho tới khi chúng bị trượt và rơi xuống đáy của phu lông. Việc cho da vào, kiểm tra da, lấy da ra được thực hiện qua cửa nằm ở giữa phu lông.

Phu lông chuyên dụng thuộc da cá sấu có các bộ phận đảo da tạo tác động cơ học cần thiết; có bộ phận điều chỉnh nhiệt độ, thời gian phù hợp theo yêu cầu của từng công đoạn mà không làm vỡ, rách da [7].

Hình 1.24. Phu lông bán tự độngđược Viện Nghiên cứu Da giầy thiết kế, chế tạo để thuộc da cá sấu

Máy bào da cá sấu: Máy phải có khả năng khắc phục được độ cao thấp khác nhau của các vẩy ở phần lưng tấm da nhờ vậy da được bào không bị rách, vẩy không bị vỡ. Máy bào da cá sấu cần có nhiều kích thước khác nhau tuỳ theo độ rộng tấm da cần bào, cụ thể độ rộng làm việc của máy bào có thể từ rất nhỏ (300 mm), đến rất lớn (600 mm hoặc hơn nữa) [7].

Hình 1.25. Máy bàođược Viện Nghiên cứu Da giầy thiết kế, chế tạo để thuộc da cá sấu

Máy đánh bóng: Đặc tính chung của da cá sấu rất khác so với da trâu bò nói chung: mặt da có nhiều vẩy với các độ nhô cao thấp khác nhau. Do đó, máy đánh bóng trục nỉ phải đảm bảo sao cho khi đánh bóng, cả phần đỉnh và phần khe giữa các vẩy đều được đánh bóng. Việc đánh bóng tạo độ bóng cho vẩy, nhưng không làm hư hại, xước vẩy [7].

Hình 1.26. Máy đánh bóng trục nỉđược Viện Nghiên cứu Da giầy thiết kế, chế tạo để thuộc da cá sấu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá một số tính chất cơ lý cơ bản của da cá sấu việt nam (Trang 28 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)