Kết quả thử nghiệm các tính chất vật lý của các vùng da cá sấu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá một số tính chất cơ lý cơ bản của da cá sấu việt nam (Trang 76 - 84)

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 3.1 Kết quả phân vùng da cá sấu

3.3.2. Kết quả thử nghiệm các tính chất vật lý của các vùng da cá sấu

Kết quả thử nghiệm các tính chất vệ sinh quan trọng đối với da làm mũ giầy là độ thông hơi và độ hấp thụ hơi ẩm của các mẫu da cá sấu vùng bụng và vùng cạnh sườn thể hiện trong bảng sau đây.

Bảng 3.3.2. Kết quả thử nghiệm độ thông hơi và độ hấp thụ hơi ẩm của các mẫu da cá sấu vùng bụng và vùng cạnh sườn

Mẫu thử nghiệm Độ thông hơi, mg/cm²/h

Hệ số hấp thụ hơi nước, mg/cm², sau

8 h 24 h

Da cá sấu phần bụng 5,94 17,1 34,6

Da cá sấu phần sườn 6,01 4,9 26,8

Yêu cầu đối với vật liệu mũ giầytheo ISO 20879: 2007

≥ 0,8 ≥ 8

Nhận xét: Kết quả trong bảng trên cho thấy, các mẫu da vùng bụng và vùng da cạnh sườn cá sấu có độ thông hơi rất tốt, gấp khoảng 7,5 lần so với yêu cầu đối với vật liệu làm mũ giầy.

Độ hấp thụ hơi nước của các mẫu da vùng bụng và cạnh sườn cá sấu có sự khác nhau, vùng bụng hấp thụ hơi ẩm tốt hơn và độ hấp thụ ẩm đáp ứng tốt yêu cầu sau 8h, trong khi đó da vùng cạnh sườn chỉ đạt 60% so với yêu cầu. Tuy nhiên sau 24h cả hai mẫu da đều có độ hấp thụ hơi ẩm rất tốt, gấp 3 ÷ 4 lần so với yêu cầu. Một điểm đáng lưu ý là nếu như các loại da thuộc từ các loại động vật khác thường đạt độ hấp thụ ẩm tối đa sau khoảng 8h thử nghiệm, thì da thuộc từ da cá sấu nguyên liệu thời gian hấp thụ ẩm tối đa dài hơn đến 24h. Với mẫu da phần bụng, độ hấp thụ ẩm sau 24h gấp đôi độ hấp thụ ẩm sau 8h. Đặc biệt da vùng sườn, độ hấp thụ ẩm sau 24h gấp 5,4 lần độ hấp thụ ẩm sau 8h. Điều này có thể giải thích là do

cấu trúc các vùng da này khác nhau. Vùng da bụng có độ dày nhỏ, lớp mặt cật mỏng, lớp lưới dày với cấu trúc xơ da lỏng lẻo. Khi thử nghiệm mặt trái da tiếp xúc với hơi ẩm nên thời gian đầu, hơi ẩm được lớp lưới hấp thụ, việc khuếch tán hơi ẩm tiếp theo vào lớp mặt cật sẽ gặp khó khăn (diễn ra chậm) và cần nhiều thời gian. Vùng da cạnh sườn dày hơn vùng da bụng, với các vẩy khá dày, một số vẩy lớn còn có “lớp sừng” cứng với cấu trúc xơ chặt chẽ, do vậy thời gian đầu (đến 8h) hơi nước mới được lớp lưới mỏng hấp thụ, tiếp theo cần khoảng thời gian khá dài để lớp mặt cật có thể hấp thụ được bão hòa hơi nước. Lớp cật và sừng của vùng này có độ dày khá lớn do vậy độ hấp thụ hơi ẩm sau 24h của mẫu da vùng cạnh sườn lớn hơn nhiều lần so với độ hấp thụ ẩm sau 8h.

Như vậy theo độ thông hơi và độ hấp thụ hơi ẩm, các mẫu da vùng bụng và cạnh sườn cá sấu đáp ứng tốt các yêu cầu đối với vật liệu làm mũ giầy. Tuy có cấu trúc mặt cật chặt chẽ nhưng các vùng da cá sấu đều có độ thông hơi tốt, điều này do da cá sấu có khả năng truyền dẫn ẩm tốt, mặt khác da cá sấu được hoàn tất với bề mặt để tự nhiên (thường không tráng phủ) do vậy khâu hoàn tất da không ảnh hưởng đến khả năng thông hơi của da. Với các đặc trưng này, giầy được làm từ da cá sấu sẽ có tính vệ sinh tốt.

3.4. Khuyến nghị sử dụng các vùng con da cá sấu

Từ kết quả nghiên cứu đặc điểm cấu trúc, hoa văn bề mặt của các vùng da cá sấu, kết quả đánh giá các tính chất cơ học và vệ sinh vật lý quan trọng của chúng, tác giả đề xuất sử dụng các vùng da cá sấu cho các sản phẩm hoặc chi tiết của sản phẩm như trong bảng sau.

Vùng da Mục đích sử dụng Minh họa sản phẩm

Đầu Vùng da đầu (có thể bao gồm cả một phần xương đầu cá sấu) nên dùng làm các phụ kiện móc khóa, phụ kiện trang trí cho các sản phẩm da

Cổ Vùng da cổ có diện tích không lớn, đặc biệt là chỗ da gáy có hoa văn khá đẹp (diện tích nhỏ) nên sử dụng làm bóp ví, hoặc chi tiết trang trí trên các sản phẩm da giầy Chân

trước

Vùng da chân có diện tích nhỏ, có cấu trúc cứng, chân có các móng với hoa văn đẹp. Các vùng da này nhỏ có thể sử dụng để làm ví hoặc các chi tiết của giầy (các chi tiết không quan trọng). Các móng đẹp nên được sử dụng làm các phụ kiện móc khóa, đôi khi có thể được sử dụng làm chi tiết trang trí trên sản phẩm da.

Lưng Vùng da lưng có diện tích khá lớn, có các vẩy lớn và cứng, đặc biệt là ở da cá sấu có độ tuổi lớn, do vậy nên sử dụng để làm sản phẩm da (túi, cặp ví, túi xách, cặp, dây lưng. Với da cá sấu non, có thể sử dụng vùng da này để làm chi tiết mũ giầy, nhưng chỉ nên sử dụng làm các chi tiết ít bị bẻ uốn, kéo giãn khi gò ráp đế giầy, cũng như khi sử dụng giầy. Chi tiết làm từ vùng da này không được kéo dài đến chân gò, vì khi đó việc ráp nối mũ giày với đế giầy sẽ rất khó đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và độ bền mối ráp đế.

Cạnh sườn

Vùng da cạnh sườn có diện tích không quá lớn và liền với vùng da lưng và vùng da bụng. Vùng này có hoa văn khá đẹp và có các tính chất cơ lý đáp ứng yêu cầu làm mũ giầy, túi xách, cặp, ốp lưng điện thoại, ipad. Khi sử dụng làm mũ giầy cần pha cắt đối xứng qua sống lưng con da để đảm bảo tính đồng đôi cho sản phẩm.

Bụng Vùng da bụng là vùng da có kích thước khá lớn và là vùng da hữu dụng của con da cá sấu do vùng này có vẩy to, khá phẳng độ dày khá đồng đều nên dễ cắt để làm các chi tiết lớn cho sản phẩm da giầy (phần mũi mũ giầy, thân trước, thân sau của túi, cặp v.v.). Với mẫu da nghiên cứu, vùng da bụng có độ dày hơi thấp, nên nếu sử dụng làm giầy dép nên thiết kế mũ giầy để khi gò mũ giầy trên phom vật liệu ít bị kéo giãn. Vùng da này khá nhẵn và phẳng nên rất thuận lợi cho việc ráp mũ giầy với đế giầy, như vậy chi tiết có chân gò nên được làm từ vùng da này. Đuôi Vùng da đuôi là vùng da có diện

tích lớn nhất của con da cá sấu và có hoa văn đặc trưng. Vùng này thường dùng làm túi, ví và dây lưng. Đôi khi nên sử dụng vùng da này cho chi tiết giầy để tạo hiệu ứng trang trí (thường làm chi tiết trang trí trên phần mũi mũ giầy).

Chân sau Da chân sau có diện tích lớn hơn da chân trước nhưng mỏng hơn. Tương tự như vùng da chân trước, vùng da chân sau cũng có thể sử dụng làm các sản phẩm da nhỏ như ví, bóp hoặc các chi tiết giầy. Móng chân sau được sử dụng làm các phụ kiện móc khóa (chi tiết trang trí).

3.5. Kết luận chương 3

Đã phân vùng, phần da cá sấu, xác định được tỷ lệ phần diện tích của từng vùng, từng phần da.

Xác định được đặc trưng bề mặt da các vùng, các phần trên con da cá sấu. Đã tập trung phân tích các phần da quan trọng (các phần da lưng, da bụng và da cạnh sườn) của vùng da thân mình da cá sấu theo đặc trưng bề mặt và tiết diện mặt cắt ngang.

Đã đánh giá các tính chất cơ lý quan trọng của các phần da cá sấu và kết luận về sự phù hợp của các phần da này để làm mũ giầy.

Từ kết quả nghiên cứu đã đưa ra được khuyến nghị sử dụng các vùng da, phần da cá sấu hợp lý cho các sản phẩm da giầy.

KẾT LUẬN

1) Xây dựng phương pháp phân tích đặc trưng hình dạng và cấu trúc các phần da của con da cá sấu. Đã phân tích được đặc trưng: diện tích, độ dày, hình dạng kích thước hoa văn các vùng, các phần da cá sấu: vùng đầu, vùng cổ, vùng chân trước, vùng lưng, vùng chân sau và vùng đuôi.

2) Đã tập trung phân tích các phần da quan trọng (các phần da lưng, da bụng và da cạnh sườn) của vùng da thân mình da cá sấu: đánh giá được cấu trúc bên ngoài (theo hai bề mặt da), cấu trúc bên trong (sự phân lớp, hình dạng xơ và sự đan xen các xơ của các lớp) .

3) Khác với các loại da khác, khi thử nghiệm các tính chất cơ học, các mẫu da cá sấu (theo hướng dọc và hướng ngang) đều bị phá hủy ở chỗ các rãnh phân giới giữa các vẩy. Điều này cần được quan tâm trong quá trình sản xuất (thuộc và hoàn tất) da cá sấu, cũng như sử dụng da cá sấu làm các sản phẩm da giầy.

4) Kết quả đánh giá các tính chất cơ lý của mẫu da khảo sát cho thấy, phần da lưng không đáp ứng yêu cầu của vật liệu làm mũ giầy, các phần da bụng và da cạnh sườn cơ bản thỏa mãn các yêu cầu về tính chất cơ lý của vật liệu làm mũ giầy. Một điểm đáng lưu ý là mặc dù có lớp sừng dày và cứng, nhưng da cá sấu có độ thông hơi tốt, độ hấp thụ hơi nước tốt, mặc dù thời gian hấp thụ bão hòa hơi nước có lâu hơn đáng kể so với các loại da khác.

5) Từ kết quả nghiên cứu đã đưa ra được khuyến nghị sử dụng các vùng da, phần da cá sấu hợp lý cho các sản phẩm da giầy.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá một số tính chất cơ lý cơ bản của da cá sấu việt nam (Trang 76 - 84)