Da vùng lưng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá một số tính chất cơ lý cơ bản của da cá sấu việt nam (Trang 63 - 68)

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 3.1 Kết quả phân vùng da cá sấu

3.2.1. Da vùng lưng

Phần lưng có vẩy lớn hình chữ nhật, nhô cao, nằm theo hàng song song từ cổ đến đuôi. Phần bụng vẩy có hình chữ nhật, thấp đều, sắp xếp cân đối theo hàng ngang. Ở mỗi vẩy lưng chứa 1 tấm xương gọi là xương da (osteoderm) có thành phần chính là CaCO3 nằm ngang dưới lớp biểu bì, được phân tách với các tấm xương khác [5, 9, 14]. Khi thuộc da, cần loại bỏ Osteoderm càng nhiều càng tốt nhằm tạo độ mềm mại cho da thành phẩm, song lưu ý nếu nạo sâu sẽ làm cho khớp nối giữa các vẩy mỏng, yếu, dễ rách, ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.

Da cá sấu phát triển và sừng hóa theo độ tuổi của con vật. Theo thời gian, các tế bào phát triển, dày thêm và cứng thêm nhiều, đặc biệt là các vẩy lớn trên vùng lưng và một số vẩy nhỏ hơn ở vùng cạnh sườn.

Kết quả xác định hình dạng và kích thước các vẩy trên bề mặt vùng da lưng cho thấy: chúng có dạng hình ô van, kích thước vẩy lớn phân bố tuần tự theo chiều dài (bốn dãy) và theo hàng ngang (hình 3.10). Hình dạng và kích thước các vẩy tương đối đều nhau. Theo chiều dọc, giữa các vẩy có rãnh nông và không rõ ràng. Còn theo hàng ngang, các rãnh phân giới giữa các hàng vẩy lớn thể hiện rất rõ, và thể hiện độ chênh lệch khá lớn về độ dày vùng da lưng giữa vẩy lớn và các rãnh giữa chúng (hình 3.10).

Hình 3.11. Hình ảnh vấy lớn trên phần da lưng cá sấu

Theo bề mặt trái vùng da lưng có các dạng bề mặt thô với các chùm xơ da thô và dài nổi trên bề mặt (hình 3.11). Phần trung tâm của các vẩy lớn bị lõm vào, do khi thuộc da người ta loại bớt phần tế bào sừng trong các lõi của vẩy lớn để làm giảm độ cứng vùng da lưng cũng như thuận tiện cho quá trình thuộc và hoàn tất da.

Việc quan sát ảnh mặt cắt của vùng da lưng cá sấu được chụp trên kính hiển vi KRUSS (xuất sứ Đức) phóng đại 40 lần, cho phép nhận xét về cấu trúc vùng da lưng cá sấu như sau:

Vùng chỏm của vẩy lớn có dạng hình tam giác cân, đỉnh không nhọn, điều này có thể do trong quá trình sinh sống, phần đỉnh này bị cọ sát mài mòn. Mặt khác trong quá trình thuộc da, dưới tác động của các trang thiết bị thuộc da và hoàn tất da (quay trong phu lông, các máy trau chuốt bề mặt v.v.), phần đỉnh của vẩy lớn bị mòn một phần. Lớp bên ngoài (bề mặt cật – grain) của vùng này có các xơ colagen rất mịn và chặt chẽ (gần như các tế bào sừng) nên tạo cho vẩy da có độ cứng cao và độ bền mài mòn tốt. Cấu trúc xơ vùng này chặt chẽ và mịn hơn so với lớp xơ lớp cật (grain) của da bò sử dụng làm mũ giầy (hình 3.12).

Hình 3.12. Hình ảnh mặt cắt ngang phần chỏm của vẩy lớn trên vùng da vùng lưng cá sấu

Hình 3.13. Hình ảnh mặt cắt ngang của da bò cật dùng làm mũ giầy

Nếu như ở các loại da khác (ví dụ da bò cật – hình ) lớp lưới hay lớp tiếp giáp lớp mặt cật có cấu trúc xơ colagen thô và lỏng lẻo hơn thì, ở các vẩy da cá sấu, lớp phía dưới bề mặt cật là lớp xơ colagen chặt chẽ gần như có cấu trúc đặc, một số tài liệu còn gọi đây là “xương da” (hình 3.14) hay chúng được cấu tạo từ các tế bào sừng chắc chắn và cứng. Đây là lớp tạo độ cứng và bền chắc cao cho các vẩy lớn.

Vùng trung tâm của vẩy lớn có có dạng rỗng với kích thước tỷ lệ thuận với độ lớn của vẩy. Ba cạnh của tam giác được cấu tạo từ tế bào sừng do vậy tạo độ

cứng và độ ổn định kích thước cho vẩy lớn.

Hình 3.14. Hình ảnh mặt cắt ngang phần chính giữa của vẩy lớn trên vùng da vùng lưng cá sấu

Khoang rỗng có dạng hình tam giác tương ứng với hình dạng mặt cắt ngang của vẩy lớn có nghĩa là, đỉnh của vùng rỗng cũng tương ứng với đỉnh của vẩy lớn các góc bên dưới tương ứng với các chân vẩy (hình 3.15) – hay các vùng chuyển giao giữa các vẩy – các rãnh phân giới giữa các vẩy.

Lớp da bên dưới các vẩy lớn (phần đáy của tam giác khoảng rỗng) lớp tiếp giáp với lớp tế bào sừng có độ dày không lớn, có các lớp xơ colagen phân bố theo xu hướng song song với bề mặt da (hình 3.16). Cấu trúc xơ da khá thô và kém chặt chẽ tương đồng với cấu trúc bề mặt trái của da bò (hình 3.13).

Hình 3.16. Hình ảnh mặt cắt ngang cạnh lớp da bên dưới của vẩy lớn trên vùng da vùng lưng cá sấu

Giữa các hàng vẩy lớn có rãnh phân giới giữa chúng. Hình ảnh chụp mặt cắt ngang của phần rãnh (hình 3.17) cho thấy, chúng có độ dày nhỏ, cấu trúc xơ kém chặt chẽ so với da bò cật. Lớp mặt cật của vùng này có độ dày bằng khoảng ¼ độ dày của da, phần còn lại là độ dày lớp lưới. Độ dày nhỏ và cấu trúc kém chặt chẽ của các xơ colagen vùng này sẽ ảnh hưởng đáng kể đến các tính chất cơ học của da vùng lưng. Tuy nhiên với dùng da này, chỗ rãnh phân giới chính là chỗ mềm nhất của da, da có thể bẻ uốn được theo các rãnh này.

Hình 3.17. Hình ảnh mặt cắt ngang chỗ (rãnh) tiếp giáp giữa các vẩy lớn trên vùng da vùng lưng cá sấu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá một số tính chất cơ lý cơ bản của da cá sấu việt nam (Trang 63 - 68)