Kết luận chương

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá một số tính chất cơ lý cơ bản của da cá sấu việt nam (Trang 42 - 43)

1) Cá sấu là động vật quý hiếm, da được dùng làm hàng mỹ nghệ cao cấp, thịt làm thực phẩm. Từ năm 1986 chúng được đưa sang phụ lục II của CITES nghĩa là sản phẩm cá sấu nuôi có thể được xuất khẩu.

2) Việt Nam là một trong các nước có ngành chăn nuôi cá sấu phát triển rất mạnh do có lợi thế về khí hậu và nguồn thức ăn rẻ tiền. Cá sấu có nhiều loại nhưng đều có những đặc điểm sinh học khá giống nhau. Ở nước ta hiện có 3 loài cá sấu được nuôi là cá sấu nước lợ, cá sấu nước ngọt, cá sấu Cu Ba. Tuy số lượng đàn cá sấu được nuôi ngày càng gia tăng, nhưng nhìn chung việc chăn nuôi mang tính tự phát, thiếu các kiến thức khoa học về chuồng trại, giết mổ, bảo quản da nguyên liệu. Do vậy chất lượng da cá sấu nguyên liệu không cao, nhiều khiếm khuyết.

3) Khác với các loài động vật khác, cá sấu được bao phủ bởi lớp vẩy dày, thô cứng và khô do có ít tuyến da,không có lông bao phủ.Phía bên ngoài da phát triển thành lớp vẩy dày, khô, cứng. Hình dạng kích thước, độ dày và sự sắp xếp các vẩy này rất khác nhau ở các vị trí trên cùng một tấm da, cũng như giữa các giống cá sấu khác nhau.

4) Công nghệ và thiết bị thuộc da cá sấu về cơ bản cũng giống công nghệ và thiết bị thuộc các loại da thông thường. Tuy nhiên do cấu trúc đặc biệt của da cá sấu nên phải có những thay đổi kể cả về công nghệ cũng như thiết bị mới sản xuất được sản phẩm hoàn thiện chất lượng tốt.

5) Do thời gian hình thành và phát triển của ngành chăn nuôi cá sấu ở nước ta chưa lâu, trình độ công nghệ sản xuất da thuộc cá sấu (thuộc da, chế biến sản phẩm da thuộc làm giầy dép, cặp, túi, ví, thắt lưng ...) phổ biến mới ở mức trung bình so với khu vực. Tỷ lệ công việc làm thủ công hiện còn ở mức cao, từ các công đoạn chuẩn bị thuộc, thuộc, đến hoàn thành ướt, hoàn thành khô.

6) Trong các sản phẩm từ cá sấu, da thuộc là sản phẩm mang lại lợi nhuận cao nhất. Da cá sấu có cấu tạo đặc biệt, có vẩy và vân hoa đẹp không giống da của các loại động vật thông thường khác, nên là chất liệu quý hiếm để làm túi xách, dây lưng, giầy và ví. Song do có sự khác biệt rất lớn giữa các vùng da của con da cá sấu

nên để sử dụng hiệu quả loại da này trong thiết kế và gia công giầy và sản phẩm da cần phải có nghiên cứu kỹ đặc trưng cấu trúc và các tính chất cơ lý của các vùng da cá sấu.

Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là nhằm góp phần làm rõ đặc trưng cấu trúc, đánh giá được các chỉ tiêu cơ lý cơ bản của các vùng khác nhau của con da cá sấu được sản xuất tại Việt Nam, làm cơ sở để thiết kế và gia công các sản phẩm từ da cá sấu, cũng như sử dụng phù hợp và hiệu quả loại da này.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá một số tính chất cơ lý cơ bản của da cá sấu việt nam (Trang 42 - 43)