Đặc điểm cân nặng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm kích thước phần thân dưới cơ thể phụ nữ thành phố hồ chí minh độ tuổi 25 45 (Trang 116)

Có nhiều cách đánh giá cân nặng, thường tính những chỉ số liên quan giữa cân nặng với chiều cao hoặc với các đường kính ngang của thân như vòng ngực. Trong nghiên cứu, sử dụng chỉ số Kaup xác định bằng tỷ lệ phần trăm giữa cân nặng và bình phương của chiều cao để phân loại cân nặng của đối tượng. Mức đánh giá như sau 16 : Rất nhẹ cân: 1,40 - 1,80; Nhẹ cân: 1,81 - 2.14; Trung bình: 2.15 - 2.56; Béo: 2,57 - 3,05; Rất béo: > 3,05. Kết quả tính toán chỉ số Kaup cho đối tượng nghiên cứu được trình bày trong bảng 3.16.

Bảng 3.16 Giá trị chỉ số Kaup của đối tượng phụ nữ nghiên cứu

Như vậy, căn cứ vào mức phân loại của chỉ số Kaup 16 thì phụ nữ thành phố HCM ở hai độ tuổi 25 - 35, 36 - 45 có chỉ số cân nặng ở mức độ nhẹ cân. Từ kết quả nghiên cứu thu được tôi tiến hành so sánh giá trị cân nặng với một số kết quả nghiên cứu trong nước cho đối tượng phụ nữ cùng độ tuổi. Kết quả so sánh được trình bày trong bảng 3.17.

Tuổi Cân nặng (P) Chiều cao (T) Chỉ số Kaup Xếp loại

25 - 35 51.16 155.22 2,12 Nhẹ cân 36 - 45 51.16 154.83 2,13 Nhẹ cân

Bảng3.17 So sánh giá trị cân nặng phụ nữ thành phố HCM độ tuổi 25 - 35, 36 - 45 với một số kết quả nghiên cứu trong nước

Số liệu năm 1975 [10] Số liệu năm 1986 [2] Số liệu năm 2005 [6] Số liệu năm 2009 [9] Số liệu năm 2014 của tác giả Tuổi Cân nặng (kg) Tuổi Cân nặng (kg) Tuổi Cân nặng (kg) Tuổi Cân nặng (kg) Tuổi Cân nặng (kg) 18 - 25 26 - 40 41 - 55 43,00 45,00 44,00 20 - 29 30 - 39 40 - 49 44,67 44,22 43,70 20 - 29 30 - 39 40 - 49 44,93 45,26 45,40 35 - 55 51,38 25 - 35 36 - 45 51,16 51,54

Từ số liệu trong bảng 3.17 cho thấy, cân nặng của phụ nữ trong nghiên cứu của tôi nặng hơn so với số liệu của các tác giả nêu trên. So với số liệu năm 1975 và số liệu năm 1986 nặng hơn từ 6 - 8kg, so với số liệu năm 2005 nặng hơn từ 5 - 6kg, so với số liệu năm 2009 nặng hơn từ 0,2 - 0,3kg. Như vậy, cân nặng của phụ nữ có xu hướng tăng dần lên theo thời gian, nguyên nhân là do điều kiện sống đã được cải thiện. Tuy nhiên, theo sự phân loại về cân nặng của các nhà nhân trắc học xếp loại cân nặng của loài người nói chung thì phụ nữ Tp. HCM độ tuổi 25 đến 45 vẫn xếp vào nhóm nhẹ cân so với phụ nữ thế giới 14].

3.2.5 Đặc điểm kích thước vòng bụng

Vòng bụng phản ánh tình trạng tích mỡ, đặc biệt là mỡ bụng (bao gồm mỡ dưới da và mỡ quanh các tạng trong ổ bụng) còn được gọi là mỡ trung tâm. Với mốc đo vòng bụng đi qua điểm giữa của bờ dưới sườn và bờ trên mào chậu trên đường nách giữa thường là nơi bé nhất của vòng bụng, được gọi là vòng eo hay vòng thắt lưng thì giá trị kích thước vòng bụng của phụ nữ nghiên cứu được trình bày trong bảng 3.18.

Trong nghiên cứu, sử dụng chỉ số Lorentz tính bằng hiệu số của vòng ngực và vòng bụng để phân loại vòng bụng và tình trạng tích mỡ ở vòng bụng của đối tượng.

Mức đánh giá như sau 14]: Gày: L >14; Trung bình: L = 14; Béo: L < 14.

Bảng 3.18 Giá trị chỉ số Lorentz của đối tượng phụ nữ nghiên cứu

Tuổi Vòng ngực (cm) Vòng bụng (cm) Chỉ số Lorentz (L) Xếp loại 25 ÷ 35 84 70 14 Trung bình 25 ÷ 35 84 72 12 Béo

Như vậy, căn cứ vào mức phân loại của chỉ số Lorentz 14 thì phụ nữ thành phố HCM ở độ tuổi 25 ÷ 35 có mức độ tích mỡ dưới da xếp loại trung bình và phụ nữ độ tuổi 36 ÷ 45 có mức độ tích mỡ dưới da xếp loại béo. Từ kết quả nghiên cứu thu được tôi tiến hành so sánh giá trị vòng bụng với một số kết quả nghiên cứu trong nước cho đối tượng phụ nữ cùng độ tuổi. Kết quả so sánh được trình bày trên bảng 3.19.

Bảng 3.19 So sánh giá trị vòng bụng phụ nữ thành phố HCM độ tuổi 25 - 35,36 - 45 với một số kết quả nghiên cứu trong nước

Số liệu năm 1986 [2] Số liệu năm 2005 14] Số liệu năm 2009 4] Số liệu năm 2014 của tác giả Tuổi Vòng bụng (cm) Tuổi Vòng bụng (cm) Tuổi Vòng bụng (cm) Tuổi Vòng bụng (cm) 20 - 29 30 - 39 40 - 49 66,54 67,89 67,31 20 - 29 30 - 39 40 - 49 66,59 69,30 69,36 35 - 55 72,45 25 - 35 36 - 45 70,35 72,26

Từ số liệu trong bảng 3.19 cho thấy, vòng bụng của phụ nữ trong nghiên cứu của chúng tôi lớn hơn so với số liệu của tác giả nêu trên. So với số liệu 1986 lớn hơn từ 4 đến 5 cm, so với số liệu năm 2005 lớn hơn từ 2 đến 3 cm, so với số liệu năm 2009 không khác biệt nhiều. Tuy nhiên phụ nữ tuổi càng lớn thì kích thước vòng bụng càng tăng, số liệu năm 2014 cho thấy phụ nữ từ 36 đến 45 tuổi có vòng bụng tăng hơn so với từ 25 đến 35 tuổi khoảng 2cm. Mặc dù, theo chỉ tiêu về cân nặng thì đối tượng phụ nữ nghiên cứu tuy xếp vào nhóm nhẹ cân nhưng vẫn có hiện tượng tích mỡ bụng. Nguyên nhân do phụ nữ thường sau thời kỳ sinh con thứ 2 và

làm việc tại các cơ quan công sở, ít vận động và ít tập luyện nên vòng bụng tăng dần theo tuổi và bị tích mỡ nên thuộc nhóm trung bình và béo ở phần bụng.

3.2.6 Đặc điểm chiều dài của chi dưới và các đoạn chi dưới và các vòng chi dưới

a. Chiều dài chi dưới:

Chiều dài chi dưới tính từ ụ ngồi có thể đo gián tiếp bằng cách lấy chiều cao đứng trừ đi chiều cao ngồi, hoặc trực tiếp bằng cách đo từ đất tới mặt phẳng đáy chậu (để đối tượng đứng) hoặc để đối tượng ngồi tựa sát lưng vào tường, chi dưới duỗi thẳng và đo khoảng cách từ tường tới mặt phẳng gần chân 15].

Trong nghiên cứu, sử dụng chỉ số Skelie được tính bằng tỷ số giữa chiều dài chi dưới và chiều cao ngồi nhân 100 để phân loại chiều dài chi dưới của đối tượng. Mức đánh giá như sau 1 : Chân rất ngắn: dưới 74,9; Chân ngắn: 75 đến 79,9; Chân ngắn ít: 80 đến 84,9; Chân vừa: 85 đến 89,9; Chân dài ít: 90,1 đến 94,9; Chân dài: 95 đến 99,9; Chân rất dài: trên 100.

Đồng thời sử dụng chỉ số thân (Guifrida – Rugierri – Vallo) tính bằng tỷ số giữa chiều cao ngồi và chiều cao đứng nhân 100 để đánh giá chiều dài phần thân của đối tượng. Mức đánh giá như sau 10 : Thân ngắn: < 50,9; Thân vừa: từ 51 đến 52.9; Thân dài: > 53.

Bảng 3.20 Giá trị kích thước chiều dài chi dưới, chiều cao ngồi, chiều cao đứng và chỉ số Skelie, chỉ số thân của đối tượng phụ nữ nghiên cứu

Tuổi Chiều dài chi dưới (cm) Chiều cao ngồi (cm) Chiều cao đứng (cm) Chỉ số Skelie Xếp loại Chỉ số thân Xếp loại 25 - 35 72,55 82,67 155.22 87,75 Chân vừa 53,25 Thân dài 36 - 45 72,25 82,58 154.83 87.49 Chân vừa 53,33 Thân dài

Phụ nữ thành phố HCM ở độ tuổi từ 25 đến 45 có sự phát triển chiều cao mạnh mẽ hơn so với giai đoạn trước và cùng với sự phát triển chiều cao thì chi dưới cũng dài hơn và đã được xếp vào nhóm chân vừa thay vì giai đoạn trước xếp vào chân hơi ngắn so với phụ nữ thế giới 10 , tuy phần thân vẫn thuộc nhóm thân dài

nhưng nhìn chung cơ thể đã cân đối hơn, góp phần tạo sự cân đối về vóc dáng cho cơ thể.

b. Chiều dài đùi, vòng đùi:

Giá trị kích thước chiều dài đùi và vòng đùi của đối tượng phụ nữ nghiên cứu được trình bày tại bảng 3.21.

Bảng 3.21 Giá trị các kích thước phần đùi phụ nữ thành phố HCM độ tuổi 25 - 35, 36 - 45

STT Tuổi Chiều dài đùi (cm) Rộng 1 đùi (cm) Rộng 2 đùi (cm) Vòng đùi trên (cm) Vòng đùi giữa (cm) 1 25 - 35 31,86 14,81 31,14 51,84 42,65 2 36 - 45 31,76 14.92 31,25 52,04 43,67

Từ số liệu trong bảng 11 ta thấy, kích thước chiều dài đùi của phụ nữ độ tuổi 25 - 35 và 36 - 45 không có sự khác biệt, nhưng kích thước rộng và vòng đùi thì có điểm khác nhau. Phụ nữ độ tuổi 36 - 45 có kích thước rộng và vòng đùi lớn hơn độ tuổi 25 - 35, phụ nữ thành phố HCM ở độ tuổi 25 - 35 cao hơn và nhỏ gọn hơn những người ở tuổi 36 - 45. Kết quả này tương thích với kích thước cân nặng và vòng bụng của hai độ tuổi.

c. Các vòng chi dưới:

Các vòng chi dưới cho phép đánh giá tình trạng phát triển cơ thể nói chung và nhất là tình trạng tập luyện và dinh dưỡng của cơ thể. Các vòng này cũng có ý nghĩa giống như cân nặng và do đó, tương quan rất chặt chẽ với cân nặng, không những có thể thay được cân nặng và hơn thế nữa, còn có cho phép đánh giá thể lực một người, biểu hiện sự phát triển cơ nhiều hơn, rõ hơn cân nặng. Kích thước các vòng chi dưới của đối tượng phụ nữ nghiên cứu được trình bày trong bảng 3.22.

Bảng 3.22 Giá trị kích thước các vòng chi dưới phụ nữ thành phố HCM độ tuổi 25–35, 36–45

Tuổi Vòng đùi I Vòng đùi II Vòng gối Vòng bắp chân Vòng cổ chân Vòng mắt cá chân 25 - 35 51.84 42,65 34.06 32.86 21.27 23.25

36- 45 52,04 43.67 35.06 33.84 22.16 24.05

Từ số liệu trong bảng 12 ta thấy, kích thước trung bình các vòng chi ở hai độ tuổi là cân đối, dao động không đáng kể, vòng đùi có kích thước lớn nhất và giảm dần tới vòng cổ chân. Ở độ tuổi 36 - 45, phụ nữ có sự tăng cân nên các vòng chi cũng tăng. Đồng thời tôi tiến hành so sánh giá trị kích thước các vòng chi dưới với kết quả nghiên cứu trong nước số liệu năm 1986 của tập thể tác giả 1 . Kết quả so sánh được trình bày trên bảng 3.23.

Bảng 3.23 So sánh giá trị các vòng chi dưới phụ nữ thành phố HCM độ tuổi 25 - 35, 36 - 45 với kết quả nghiên cứu trong nước của tập thể tác giả [1]

Kích thước Số liệu năm 1986 1 , độ tuổi 20 - 49

Số liệu năm 2014 của tác giả, độ tuổi 25- 45 Sự tăng kích thước (cm) Vòng đùi 46,92 - 46,01 51,84 - 52,04 4,9 – 6,0 Vòng gối 32,57 - 30,70 34.06 - 35.06 1,4 – 4.3 Vòng bắp chân 31,60 - 30,14 32.86 - 33.84 1,3 – 3,7 Vòng cổ chân 19,79 - 19,11 21.27 - 22.16 1,5 – 3,0

Từ số liệu trong bảng 3.23 cho thấy, kích thước các vòng chi của phụ nữ trong nghiên cứu của chúng tôi lớn hơn so với số liệu năm 1986. Kích thước các vòng chi một mặt liên quan đến thể tạng con người, nhưng mặt khác liên quan nhiều đến điều kiện dinh dưỡng và khí hậu cũng như sức khỏe chung, vì vậy sau gần 30 năm, kích thước các vòng chi của phụ nữ có sự thay đổi tăng lên rõ rệt, cơ thể phụ nữ phát triển toàn diện cân đối về mọi mặt.

3.3 Qui luật phát triển kích thƣớc chính phần thân dƣới cơ thể phụ nữ thành phố HCM độ tuổi 25 – 45 phố HCM độ tuổi 25 – 45

3.3.1 Chiều cao đứng

Chiều cao đứng là một trong những kích thước thông thường hay nói tới và được đo đạc trong hầu hết các công tác điều tra cơ bản về hình thái, nhân loại, sinh lý và bệnh lý .v.v…

Chiều cao nói lên tầm vóc của con người. Do đó, các nhà y học dựa vào chiều cao để đánh giá sức lớn của trẻ em, tầm vóc của một người, so sánh chiều cao đối với các kích thước khác trong cơ thể để tính các chỉ số .v.v…

Qua khảo sát tại 03 trường tại địa bàn thành phố HCM xác định được chiều cao trung bình của phụ nữ ở độ tuổi 25 – 35, 36 – 45 ta có kết quả được trình bày trên bảng 3.24.

Bảng 3.24 Số liệu chiều cao đứng trung bình phụ nữ thành phố HCM độ tuổi 25 – 45 Đặc trưng Tuổi  CV 25 – 35 155.22 4.73 3.05 36 – 45 154.83 4.72 3.05

Từ số liệu trên bảng 3.24 ta có được quy luật phát triển phụ nữ thành phố HCM độ tuổi 25 – 45 được thể hiện trên hình biểu đồ 3.9.

150 151 152 153 154 155 156 25 – 35 36 – 45 K íc h t h ư c (c m ) Tuổi

Trung bình chiều cao đứng

Hình 3.9 Biểu đồ sự phát triển chiều cao đứng phụ nữ ở độ tuổi 25 – 35, 36 – 45

Theo kết quả trên ta có thể nêu một số kết luận về quy luật của sự phát triển các giai đoạn của sức lớn về chiều cao.

Kích thước chiều cao đứng phụ nữ thành phố HCM độ tuổi 25 – 35 và 36 – 45 có chênh lệch khoảng 0,4cm nguyên nhân do có hiện tượng phát triển cơ thể (chiều cao đứng) và trưởng thành sinh lý của tuổi trẻ ngày càng tốt hơn.

Kết luận về các giai đoạn của sự lớn về chiều cao có ý nghĩa thực tiễn to lớn đối với việc bồi dưỡng thế hệ trẻ, tìm các biện pháp giáo dục và tập luyện sao cho thích hợp với từng giai đoạn để đảm bảo cơ thể các em phát triển bình thường, hay hơn nữa tạo ra cho các em một mức phát triển tối đa.

Ở nước ta, trong 4 năm, từ 1959 tới 1962, theo ba thống kê ở học sinh Hà Nội trong năm 1959, 1960 và 1962, chúng ta thấy có sự gia tăng không rõ rệt lắm, trung bình từ 1 đến 3cm. Hiện tượng gia tăng chiều cao ở từng lứa tuổi theo thời gian, nghĩa là trẻ em lớn nhanh hơn trước kia, là một hiện tượng tương đối phổ biến ở nhiều nước trên thế giới trong vài chục năm nay, nhất là những nước có kinh tế phát triển.

Sức lớn về chiều cao từ 1 cho đến 25 tuổi (nghĩa là tới giai đoạn mà sự phát triển về chiều cao hầu như không tăng lên một cách rõ rệt nữa) đã được rất nhiều tác giả nghiên cứu và đi đến nhiều kết luận về các giai đoạn của sự lớn 10,1].

Nhận xét, trẻ em hiện nay sau hơn 50 năm, sự sinh trưởng và phát triển ở trẻ em đã gia tăng rõ rệt. Trung bình tăng thêm 10 cm. Năm 1959 cao trung bình của trẻ em là 115.78cm năm 2011 là 125.97cm. Đây chính là nguyên nhân phụ nữ thành phố HCM độ tuổi 25 – 35 có kích thước chiều cao cao hơn độ tuổi 36 – 45.

3.3.2 Chiều cao bụng

Chiều cao bụng là kích thước được đo bằng khoảng cánh từ mặt đất tới nơi bé nhất của vòng bụng, được gọi là vòng eo hay vòng thắt lưng. Là cơ sở để đánh giá sự phát triển phần thân dưới cơ thể, đồng nghĩa với việc đánh giá sự phát triển của chi dưới. Giá trị kích thước chiều cao bụng của phụ nữ nghiên cứu được trình bày trong bảng 3.25.

Bảng 3.25 Số liệu chiều cao bụng phụ nữ thành phố HCM độ tuổi 25 – 45

Đặc trưng Tuổi

 CV

25 – 35 94.94 4.17 4.39

36 – 45 94.58 4.17 4.41

Từ số liệu trên bảng 3.25 ta có được quy luật phát triển cao bụng được thể hiện trên hình biểu đồ 3.10

Hình 3.10 Biểu đồ sự phát triển chiều cao bụng phụ nữ ở độ tuổi 25 – 35, 36 – 45

Theo kết quả trên ta có thể nêu kết luận về quy luật của sự phát triển kích thước chiều cao bụng, phụ nữ thành phố HCM độ tuổi 25 – 35 và 36 – 45 có chênh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm kích thước phần thân dưới cơ thể phụ nữ thành phố hồ chí minh độ tuổi 25 45 (Trang 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)