Qui luật phát triển kích thƣớc chính phần thân dƣới cơ thể phụ nữ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm kích thước phần thân dưới cơ thể phụ nữ thành phố hồ chí minh độ tuổi 25 45 (Trang 122 - 137)

phố HCM độ tuổi 25 – 45

3.3.1 Chiều cao đứng

Chiều cao đứng là một trong những kích thước thông thường hay nói tới và được đo đạc trong hầu hết các công tác điều tra cơ bản về hình thái, nhân loại, sinh lý và bệnh lý .v.v…

Chiều cao nói lên tầm vóc của con người. Do đó, các nhà y học dựa vào chiều cao để đánh giá sức lớn của trẻ em, tầm vóc của một người, so sánh chiều cao đối với các kích thước khác trong cơ thể để tính các chỉ số .v.v…

Qua khảo sát tại 03 trường tại địa bàn thành phố HCM xác định được chiều cao trung bình của phụ nữ ở độ tuổi 25 – 35, 36 – 45 ta có kết quả được trình bày trên bảng 3.24.

Bảng 3.24 Số liệu chiều cao đứng trung bình phụ nữ thành phố HCM độ tuổi 25 – 45 Đặc trưng Tuổi  CV 25 – 35 155.22 4.73 3.05 36 – 45 154.83 4.72 3.05

Từ số liệu trên bảng 3.24 ta có được quy luật phát triển phụ nữ thành phố HCM độ tuổi 25 – 45 được thể hiện trên hình biểu đồ 3.9.

150 151 152 153 154 155 156 25 – 35 36 – 45 K íc h t h ư c (c m ) Tuổi

Trung bình chiều cao đứng

Hình 3.9 Biểu đồ sự phát triển chiều cao đứng phụ nữ ở độ tuổi 25 – 35, 36 – 45

Theo kết quả trên ta có thể nêu một số kết luận về quy luật của sự phát triển các giai đoạn của sức lớn về chiều cao.

Kích thước chiều cao đứng phụ nữ thành phố HCM độ tuổi 25 – 35 và 36 – 45 có chênh lệch khoảng 0,4cm nguyên nhân do có hiện tượng phát triển cơ thể (chiều cao đứng) và trưởng thành sinh lý của tuổi trẻ ngày càng tốt hơn.

Kết luận về các giai đoạn của sự lớn về chiều cao có ý nghĩa thực tiễn to lớn đối với việc bồi dưỡng thế hệ trẻ, tìm các biện pháp giáo dục và tập luyện sao cho thích hợp với từng giai đoạn để đảm bảo cơ thể các em phát triển bình thường, hay hơn nữa tạo ra cho các em một mức phát triển tối đa.

Ở nước ta, trong 4 năm, từ 1959 tới 1962, theo ba thống kê ở học sinh Hà Nội trong năm 1959, 1960 và 1962, chúng ta thấy có sự gia tăng không rõ rệt lắm, trung bình từ 1 đến 3cm. Hiện tượng gia tăng chiều cao ở từng lứa tuổi theo thời gian, nghĩa là trẻ em lớn nhanh hơn trước kia, là một hiện tượng tương đối phổ biến ở nhiều nước trên thế giới trong vài chục năm nay, nhất là những nước có kinh tế phát triển.

Sức lớn về chiều cao từ 1 cho đến 25 tuổi (nghĩa là tới giai đoạn mà sự phát triển về chiều cao hầu như không tăng lên một cách rõ rệt nữa) đã được rất nhiều tác giả nghiên cứu và đi đến nhiều kết luận về các giai đoạn của sự lớn 10,1].

Nhận xét, trẻ em hiện nay sau hơn 50 năm, sự sinh trưởng và phát triển ở trẻ em đã gia tăng rõ rệt. Trung bình tăng thêm 10 cm. Năm 1959 cao trung bình của trẻ em là 115.78cm năm 2011 là 125.97cm. Đây chính là nguyên nhân phụ nữ thành phố HCM độ tuổi 25 – 35 có kích thước chiều cao cao hơn độ tuổi 36 – 45.

3.3.2 Chiều cao bụng

Chiều cao bụng là kích thước được đo bằng khoảng cánh từ mặt đất tới nơi bé nhất của vòng bụng, được gọi là vòng eo hay vòng thắt lưng. Là cơ sở để đánh giá sự phát triển phần thân dưới cơ thể, đồng nghĩa với việc đánh giá sự phát triển của chi dưới. Giá trị kích thước chiều cao bụng của phụ nữ nghiên cứu được trình bày trong bảng 3.25.

Bảng 3.25 Số liệu chiều cao bụng phụ nữ thành phố HCM độ tuổi 25 – 45

Đặc trưng Tuổi

 CV

25 – 35 94.94 4.17 4.39

36 – 45 94.58 4.17 4.41

Từ số liệu trên bảng 3.25 ta có được quy luật phát triển cao bụng được thể hiện trên hình biểu đồ 3.10

Hình 3.10 Biểu đồ sự phát triển chiều cao bụng phụ nữ ở độ tuổi 25 – 35, 36 – 45

Theo kết quả trên ta có thể nêu kết luận về quy luật của sự phát triển kích thước chiều cao bụng, phụ nữ thành phố HCM độ tuổi 25 – 35 và 36 – 45 có chênh lệch khoảng 0,36cm nguyên nhân do có hiện tượng phát triển cơ thể (chiều cao bụng) và trưởng thành sinh lý của tuổi trẻ ngày càng tốt hơn.

Chúng ta có thể nêu lên một số giả thuyết giải thích nguyên nhân của sự gia tăng này để chúng ta cùng tham khảo và tìm biện pháp đẩy mạnh hơn nữa sự gia tăng phát triển chiều cao của con em chúng ta trong những năm sau này .

 Có một số ý kiến cho ảnh hưởng của tia nắng mặt trời là một kích thích tố tự nhiên cho sự sinh trưởng.

 Có nhiều tác giả nêu lên yếu tố của thành phố nghĩa là tác động của những điều kiện phức tạp hình thành trong các thành phố lớn. Những nhu cầu và tiện nghi ngày càng tăng ở thành phố lớn làm cho cuộc sống được dễ dàng. Đó là những kích thích về mặt tinh thần đối với trẻ em và do đó kéo theo sự gia tăng về thể chất.

 Cũng ý kiến cho rằng nguyên nhân chủ yếu là sự xáo trộn dân cư rất mạnh mẽ ở thời đại chúng ta, do kết quả của sự phát triển của giao thông vận tải, sự

hủy bỏ những hàng rào tôn giáo và dân tộc, những cuộc hôn nhân giữa những người đã từng sinh sống ở những điều kiện khác nhau. Kết quả là theo những định luật của di truyền học, trẻ em sinh trưởng và phát triển càng nhanh nếu càng có ít yếu tố giống nhau trong phạm vi di truyền của cha mẹ.

 Một số ý kiến khác lại giải thích bằng sự nuôi dưỡng tốt và dồi dào trong những năm gần đây.

 Một giả thuyết khác lại nêu lên vai trò của quá trình chọn lọc tự nhiên. Những cá thể có tầm vóc bé có xu hướng mất đi, có thể do những nguyên nhân tử vong cao khi đẻ ở những người mẹ ở tầm vóc bé, cũng có thể do những cá thể có tầm vóc cao thích nghi với cuộc sống tốt hơn.

Tóm lại, về nguyên nhân ảnh hưởng tới chiều cao, có hai yếu tố chính:

 Yếu tố di truyền và yếu tố lai giống đứng hàng đầu trong việc ảnh hưởng tới chiều cao. Nó tác động nhanh và tức thời ở ngay thế hệ con cháu.

 Yếu tố ngoại cảnh nói chung, trong đó bao gồm cả điều kiện sinh hoạt tinh thần và vật chất, ảnh hưởng của khí hậu và ánh sáng, sự thích nghi với môi trường, v.v…ảnh hưởng ở mức độ lớn tới tốc độ phát triển cũng như chiều cao cuối cùng ở người lớn. Tuy nhiên, yếu tố ngoại cảnh tác động từ từ, chậm chạp và cần phải liên tục.

3.3.3 Vòng bụng

Diễn biến vòng bụng theo tuổi: Vòng bụng ở phụ nữ thành phố HCM ở độ tuổi 25 – 45 tăng dần theo tuổi, tăng nhiều hơn ở độ tuổi 36 – 45. Qua khảo sát tại 03 trường tại địa bàn thành phố HCM xác định được kích thước trung bình vòng bụn của phụ nữ ở độ tuổi 25 – 35 cao hơn so với độ tuổi 36 – 45 từ 1 đến 2 cm. Kết quả được trình bày trong bảng 3.26.

Bảng 3.26 Số liệu vòng bụng trung bình phụ nữ thành phố HCM độ tuổi 25 – 45

Đặc trưng Tuổi  CV 25 – 35 70.35 4.21 5.99 36 – 45 72.26 4.10 5.67 X

Từ số liệu trên bảng 3.26 ta có được quy luật phát triển vòng bụng được thể hiện trên hình biểu đồ 3.11.

Hình 3.11 Biểu đồ sự phát triển vòng bụng phụ nữ ở độ tuổi 25 – 35, 36 – 45

Quan sát biểu đồ sự phát triển vòng bụng phụ nữ ở độ tuổi 25 – 35 và độ tuổi 36 –45 có sự chênh lệch mặc dù không đáng kể, ở độ tuổi 36 –45 phụ nữ thường là sau thời kỳ sinh con, ít vận động hơn, có cân nặng nhiều hơn lên vòng bụng tăng nhiều hơn, tuy nhiên còn nhiều nguyên nhân khác tác động mà ảnh hưởng tới sự phát triển này như đặc điểm tâm sinh lý, chế độ ăn uống, môi trường làm việc… Phụ nữ ở độ tuổi 25 – 35 có vòng bụng thấp hơn vì đa số họ là những người mới trưởng thành, mới lựa chọn công việc, lập gia đình, sinh con v.v...

3.3.4 Vòng mông

Mông được tạo thành bởi các lớp cơ mông gắn bó với nhau trên phần sau của xương chậu, vị trí giới hạn của mông nằm ở phía sau cơ thể, phía trên giới hạn bởi phần lưng, phía dưới tính đến hết điểm ngấn mông. Hình dáng mông phụ thuộc vào xương chậu mông, sự phát triển các cơ, lớp mỡ dưới da, tư thế người, do đó mông có nhiều hình dáng khác nhau.

Khi quan sát mông của cơ thể bằng mắt thường ở mặt trực diện ta thấy mông của cơ thể chia làm 3 loại là:

 Đối với cơ thể gầy tương ứng với loại mông hình ô van.  Đối với cơ thể béo tương ứng với loại mông hình bán cầu.

 Đối với cơ thể trung bình được thể hiện ở loại trung gian mằn giữa mông hình ô van và mông hình bán cầu.

Tùy vào mức độ nhô ra của mông người ta chia ra làm 3 loại:  Ở cơ thể trung bình độ nhô của mông trung bình.

 Ở cơ thể gầy độ nhô của mông lớn.  Cơ thể béo độ nhô của mông nhỏ hơn.

Nếu quan sát hình dáng của mông theo chiều cao cơ thể chuẩn thì mông được chia ra làm 3 loại theo kích thước nếp lằn mông là: mông cao, mông thấp, mông trung bình.

Vòng mông được kết hợp với chiều cao đứng và cân nặng để tính các chỉ số phát triển cơ thể, sự phát triển của mông song song với sự phát triển của chiều cao đứng thể hiện sự cân đối của cơ thể, hình dáng mông phát triển theo độ tuổi. Sự phát triển vòng mông trung bình của phụ nữ Tp.HCM ở độ tuổi 25 – 35 thấp hơn so với độ tuổi 36 – 45 là 0.12 cm được thể hiện trong bảng 3.27.

Bảng 3.27 Số liệu vòng mông trung bình phụ nữ thành phố HCM độ tuổi 25 – 45.

Đặc trưng

Tuổi  CV

25 – 35 91.18 3.64 3.99 36 – 45 91.30 3.57 3.91

Từ số liệu trên bảng 3.27 ta có được sự phát triển của mông thể hiện trên hình 3.12

Hình 3.12 Biểu đồ sự phát triển vòng mông phụ nữ ở độ tuổi 25 – 35, 36 – 45

Qua hình 3.12 ta thấy phụ nữ Tp.HCM ở độ tuổi 25 – 35 có vòng mông trung bình thấp hơn so với độ tuổi 36 – 45. Ở độ tuổi 36 – 45 phụ nữ có chiều cao đứng thấp hơn nhưng cân nặng lại tăng nhiều hơn so với độ tuổi 25 – 35 đây chính là nguyên nhân vòng mông trung bình của họ cao hơn.

3.4 Kết luận

Qua nghiên cứu đặc điểm kích thước phần thân dưới cơ thể phụ nữ thành phố HCM độ tuổi 25 - 45, ta thấy được sự phát triển, tăng trưởng qua từng độ tuổi. Nghiên cứu đặc điểm kích thước phần thân dưới cơ thể phụ nữ Tp. HCM độ tuổi từ 25 - 45 cho thấy:

 Kích thước chiều cao đứng của phụ nữ Tp. HCM ở 36 - 45 có giảm so với nhóm tuổi từ 25 - 35, tuy nhiên sự giảm không nhiều, thực tế đây là thời kỳ cơ thể đã trưởng thành, ở thời kỳ này sức lớn về chiều cao tăng lên rất chậm hoặc hầu như không tăng thậm chí giảm theo thời gian do cột sống dần bị lão hóa. So với số liệu đã công bố trong các nghiên cứu trước, sau gần 10 năm, mức tăng trưởng về chiều cao của phụ nữ chỉ ở mức 1 đến 2 cm. Kết quả

nghiên cứu này hoàn toàn phù hợp với kết quả nghiên cứu về chiều cao đứng của nhiều quần thể người trên thế giới với mức trung bình dao động trong khoảng trên dưới 2cm trong vòng 15 – 20 năm.

 Kích thước chiều cao đứng của phụ nữ Tp. HCM độ tuổi 25 đến 45 xếp vào loại thấp của phụ nữ thế giới. Phần chân đã có chút cải thiện xếp loại chân vừa tuy phần thân vẫn xếp vào loại thân dài.

Giữa chiều cao và cân nặng có sự tương quan khá cao, phụ nữ Tp. HCM ở hai độ tuổi 25 - 35, 36 - 45 phát triển cân đối về cả chiều cao và cân nặng.

Theo chỉ tiêu về cân nặng thì đối tượng phụ nữ nghiên cứu xếp vào nhóm nhẹ cân tuy nhiên vẫn có hiện tượng tích mỡ bụng. Số đo vòng bụng của phụ nữ Tp. HCM ở độ tuổi 25 - 35 ở mức độ trung bình và ở độ tuổi 36 - 45 ở mức độ béo.

Điều này có thể là do ảnh hưởng của điều kiện kinh tế – xã hội tới sự phát triển chiều cao, vì chỉ những người ở độ tuổi trong luận văn mới sinh ra khoảng sau năm 70 của thế kỷ XX, là thời kỳ kinh tế đất nước đã ít nhiều được cải thiện nhu cầu cuộc sống mỗi ngày một cao hơn, con người phát triển toàn diện cân đối về mọi mặt, còn ở các đối tượng được nghiên cứu trước đều sinh ra và tăng trưởng trong hoàn cảnh kinh tế đất nước vô cùng khó khăn và thiếu thốn.

Ở độ tuổi 36 – 45 phụ nữ thường sau thời kỳ sinh con, ít vận động hơn lên vòng bụng tăng nhiều hơn. Diễn biến vòng bụng theo tuổi: Vòng bụng ở phụ nữ thành phố HCM ở độ tuổi 25 – 45 tăng dần theo tuổi, tăng nhiều hơn ở độ tuổi 36 – 45. Phụ nữ thường là sau thời kỳ sinh con, ít vận động hơn, có cân nặng nhiều hơn lên vòng bụng tăng nhiều hơn, tuy nhiên còn nhiều nguyên nhân khác tác động mà ảnh hưởng tới sự phát triển này như đặc điểm tâm sinh lý, chế độ ăn uống, môi trường làm việc v.v… Phụ nữ ở độ tuổi 25 – 35 có vòng bụng thấp hơn vì đa số họ là những người mới trưởng thành, mới lựa chọn công việc, lập gia đình, sinh con v.v...

KẾT LUẬN CHUNG

1. Hiện nay nghành công nghiệp dệt may Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh cả trong và ngoài nước, góp phần lớn vào quá trình phát triển nển kinh tế nước ta ngày càng vững mạnh. Để phát triển mạnh hơn và đứng vững trong thị trường thì sản phẩn làm ra phải đạt chất lượng cao về mọi mặt, nhất là kiểu dáng hợp thời trang cho từng độ tuổi. Quá trình nghiên cứu đặc điểm kích thước cơ thể người là yếu tố quan trọng góp phần định hình chủng loại, thiết kế sản phẩm hợp thời trang cho từng nhóm tuổi

2. Phụ nữ ở độ tuổi 25 – 45 hiện nay cơ thể sinh trưởng và phát triển: Chiều cao, vòng ngực, vòng bụng, vòng mông v.v…gia tăng rõ rệt so với những năm 70. Vì vậy ngày càng phải có nhiều hơn nữa những công trình nghiên cứu phân loại đặc điểm kích thước cơ thể người.

3. Quá trình nghiên cứu đặc điểm kích thước phần thân dưới cơ thể phụ nữ Tp.HCM ở độ tuổi 25 – 45. Thực hiện cuộc điều tra khảo sát nhân trắc bằng phương pháp điều tra cắt ngang và phương pháp đo trực tiếp, chọn 38 dấu hiệu nhân trắc trên cơ thể người theo tiêu chuẩn ISO 8559:1989,

- Số lượng mẫu khảo sát: 570 người tại các trường: Cao Đẳng Kinh Tế Kỹ Thuật Vinatex TP. HCM đo 170 người, Trường Cao Đẳng Công Thương TP. HCM đo 180 người, Trường Đại Học Công Nghệ TP. HCM đo 190 người. Kết quả được sử lý số liệu bằng phần mềm SPSS và Excel.

4. Luận văn đã ứng dụng kỹ thuật phân tích thành phần chính xác định các kích thước chính thực hiện các bước tính toán chứng minh được qui luật phân phối của kích thước chính tuân theo qui luật phân phối chuẩn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm kích thước phần thân dưới cơ thể phụ nữ thành phố hồ chí minh độ tuổi 25 45 (Trang 122 - 137)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)