Tiến hành cuộc khảo sát nhân trắc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm kích thước phần thân dưới cơ thể phụ nữ thành phố hồ chí minh độ tuổi 25 45 (Trang 52)

2.2.1.1 Phương pháp đo

Trong vấn đề nghiên cứu hình thái học thống kê so sánh các lứa tuổi có hai phương pháp:

 Phương pháp ngang hay phương pháp tổng quát (Cross sectional method): Nghĩa là đo hàng loạt cùng một lúc các đối tượng ở tất cả các lứa tuổi, rồi sắp xếp theo từng lứa tuổi và thống kê các đặc tính của các kích thước từng lứa tuổi. Phương pháp này có thể thực hiện được nhanh, không cần đợi thời gian theo dõi, nhưng số đối tượng đo cần phải nhiều để các nhận xét thống kê đủ tin cậy.

 Phương pháp dọc hay phương pháp cá thể (longitudinal method): Nghĩa là chọn một số đối tượng cùng tuổi và theo dõi đo các kích thước từng năm một của các đối tượng ấy. Phương pháp này cần có thời gian theo dõi, nhưng số đối tượng đo có thể bớt hơn phương pháp ngang.

Để tiến hành đo nhân trắc, gồm hai phương pháp:

 Phương pháp đo trực tiếp: là phương pháp đo trong đó các dụng cụ đo tiếp xúc trực tiếp vào cơ thể đối tượng đo nhằm xác định các thông số kích thước cơ thể người. Kết quả thu được trực tiếp các giá trị kích thước cơ thể người gồm các nhóm: kích thước chiều cao, các kích thước vòng, các kích thước ngang, các kích thước dầy.

 Phương pháp đo gián tiếp: là phương pháp không đưa trực tiếp dụng cụ đo vào kích thước cần đo mà kết quả cần xác định hoặc được tính toán gián tiếp dựa trên các kết quả trực tiếp, hoặc là đo bằng các tia, các máy chụp chiếu v.v…Hiện nay phương pháp đo gián tiếp bằng máy 3D trở nên thông dụng. Ta có thể dùng buồng đo hoặc thiết bị đo. Kết quả thu được không những giá trị các kích thước cơ thể người mà còn thu được hình ảnh 3D mô phỏng chính xác cơ thể người.

Do thời gian có hạn, để thuận lợi cho việc tiến hành cuộc khảo sát nhân trắc nhằm nghiên cứu đặc điểm kích thước phần thân dưới cơ thể phụ nữ thành phố HCM độ tuổi 25-45 và sử dụng phương pháp đo trực tiếp để thực hiện cuộc khảo sát nhân trắc thu thập số liệu đo các kích thước đề tài chọn phương pháp nghiên cứu là phương pháp ngang.

2.2.1.2 Vấn đề chọn mẫu

Trong công tác thống kê, mỗi kích thước đo đều phải làm hàng loạt. Muốn đảm bảo mức chính xác cần thiết, các số đo phải đạt những điều kiện sau:

 Các số đo có thể tin cậy được và có thể so sánh được với nhau. Vì vậy các mốc đo phải chính xác.

 Đối tượng đo tương đối thuần nhất. Để đối tượng đo thuần nhất cần chọn lựa đối tượng đo như sau:

 Cùng chủng tộc: Việt Nam có 54 dân tộc, mỗi dân tộc có đặc điểm về kích thước và hình dáng cơ thể khác nhau. Do vậy, cần thống kê riêng kích thước cơ thể cho từng dân tộc. Trong nội dung nghiên cứu này là dân tộc kinh.

 Cùng hoàn cảnh địa lý, khu vực, điều kiện xã hội: cùng dân tộc Kinh, nhưng ở các miền Bắc, Trung, Nam có đặc điểm khác nhau về kích thước. Trong cùng một miền, với các điều kiện xã hội và kinh tế khác nhau đều tác động mạnh đến sự phát triển cơ thể qua từng giai đoạn. Khu vực có dân trí cao, trẻ em được phát triển toàn diện. Khu vự có nền kinh tế phát triển dẫn đến có sự khác biệt về đặc điểm hình dáng cơ thể so với khu vực có kinh tế thấp.

 Cùng nghề nghiệp: cùng dân tộc Kinh, cùng vùng, với các ngành nghề khác nhau có chiều cao khác nhau. Ví dụ đối với chiều cao thanh niên người Kinh: Nông dân có chiều cao thấp hơn chiều cao trung bình. Bộ đội có chiều cao cao hơn người trung bình. Vận động viên có chiều cao hơn bộ đội v.v…

 Cùng giới tính: riêng trường hợp các em mẫu giáo, không có sự khác biệt về kích thước theo giới tính. Thường nam cao hơn nữ.

 Cùng lứa tuổi: ở các lứa tuổi khác nhau có đặc điểm hình dáng và kích thước cơ thể khác nhau. Xếp nhóm theo tuổi muốn đảm bảo thuần nhất với độ tuổi 25 trở đi có thể xếp nhóm 10 măm. Cách tính tuổi theo qui ước chung, gọi một tuổi nào đó là bao gồm những cá thể có số năm trước hoặc sau tuổi đó 6 tháng.

 Đối tượng phải có hình dáng cơ thể bình thường (nhìn chính diện, nhìn nghiêng), đạt các yêu cầu về mẫu của phương pháp nhiên cứu đề ra. Về mặt y tế, các đối tượng này được xác nhận là có sức khoẻ bình thường. Khi đo, đối tượng đo phải tuân thủ các chỉ dẫn của người đo, chỉ được mặc quần áo lót, đứng hoặc ngồi ở tư thế chuẩn. Cơ thể ở trạng thái bình thường, không hoạt động tạo cho các phần cơ thể có độ co dãn [1].

 Số đối tượng đo phải đảm bảo mức tối thiểu theo quy định của phương pháp nghiên cứu. Đối với phương pháp điều tra cắt ngang số lượng mẫu (cỡ mẫu) phải thỏa mãn công thức:

e s t n 2 2 2 * 

Trong đó: t là độ tin cậy của thống kể

Sai số cho phép trong nghiên cứu. e =1,2,3,4... nhưng thường chọn e = 1 % Độ lệch chuẩn của kích thước chủ đạo của HT cỡ số: s = 4, 5, 6 cm (phụ thuộc vào tập hợp đo, đo trước 30 mẫu để tính s). Có thể chọn s = 5 cm. Mức độ tin cậy ứng với xác suất:

p = 95 % thì t = 1,96 p = 99 % thì t = 2,58 p = 99,9 % thì t = 3,29 96 5 . 96 , 1 * 2 2 2 2 2 05 . 0    e s t n 166 5 . 58 , 2 * 2 2 2 2 2 01 . 0    e s t n 270 5 . 29 , 3 * 2 2 2 2 2 001 . 0    e s t n

Đối với nhóm tuổi từ sau 25 tuổi, thì tính 10 năm là 1 nhóm.

Vậy số lượng đo tối thiểu của mỗi nhóm 25-35 và 36-45 là 270 mẫu.

Vì trong quá trình thực hiện đo, không thể tránh khỏi có những cá thể bất thường so với số đông (số lạc), do vậy cần phải đo số lượng lớn hơn số lượng tối thiểu để đảm bảo độ tin cậy của mẫu. Ở đề tài này em chọn đo 570 phụ nữ thuộc các nhóm tuổi (từ 25 đến 35, từ 36 đến 45, trên 3 trường thuộc 3 quận TP.HCM).

Bảng 2.1 Số lượng người đo thực tế trên 3 trường thuộc 3 quận TP.HCM

Khu vực Trường Số lượng người đo: 570

Quận Thủ Đức Cao Đẳng Kinh Tế Kỹ Thuật Vinatex TP. HCM

180

Quận 9 Cao Đẳng Công Thương TP. HCM 190

Bình thạnh Đại Học Công Nghệ TP. HCM 200

Số đối tượng mẫu được lấy mẫu theo phương pháp lấy mẫu ngẫu ngẫu nhiên để làm đối tượng đo.

2.2.1.3 Vấn đề chọn dấu hiệu nhân trắc

Các dấu hiệu nhân trắc (ở đây được biểu thị bằng các kích thước cơ thể) trong ý nghĩa khoa học cũng như thực tiễn thường được phân biệt hai nhóm:

 Nhóm thứ nhất là các dấu hiệu cổ điển (hay truyền thống), được định nghĩa một cách tỷ mỷ từ những mốc đo xác định, được đặc tên bằng tiếng la tinh.  Nhóm thứ hai là các dấu hiệu ecgonomi (hay gọi là thực tiễn), được đề xuất

và phát triển trong quá trình nghiên cứu ứng dụng của các môn học về cơ thể học vào thực tiễn sản xuất, trong phạm trù của khoa học ecgonomi. Tuy nhiên có nhiều dấu hiệu nhân trắc cổ điển cũng rất có ý nghĩa về thực tiễn ứng dụng của ecgonomi.

Dựa vào mục đích nghiên cứu của đề tài và các tài liệu tham khảo, luận văn lựa chọn 38 dấu hiệu nhân trắc để tiến hành đo.

Mỗi dấu hiệu nhân trắc đều được biểu thị bằng một số đo lấy đơn vị là centimet (cm).

Các dấu hiệu nhân trắc là kích thước, phương pháp đo và được minh họa trên hình vẽ, được định nghĩa riêng biệt với ba nội dung:

 Khoảng cách của dấu hiệu để xác định.  Qui định trạng thái và tư thế đối tượng.  Dụng cụ đo.

Bảng 2.2 Các kích thước và phương pháp đo

TT Kích thƣớc Kí hiệu Phƣơng pháp đo Dụng cụ đo

I Nhóm kích thƣớc chiều cao

1 Cao đứng Cđ

Đo từ đỉnh đầu (điểm cao nhất) đến mặt đất. Đứng thẳng, hai bàn chân đặt sát mặt đất, sát nhau. Đo bằng thước đo chiều cao 2 Cao bụng Cb Đo khoảng cách thẳng đứng từ mức eo bụng tự nhiện tới mặt đất. Dùng thước đo anthropometer, đo phía bên của cơ thể với đối tượng được đo đứng thẳng.

Đo bằng thước đo chiều cao

3 Chiều cao hông Ch

Đo khoảng cách thẳng đứng từ chỗ nhô ra nhất của mấu chuyển to tới mặt đất.

Đo bằng thước đo chiều cao 4 Chiều cao chậu

hông Cch

Dùng thước đo anthropometer đo khoảng cách thẳng đứng giữa mức eo lưng và đáy chậu.

Đo bằng thước đo chiều cao

5 Chiều cao đầu gối Cg

Đo khoảng cách thẳng đứng từ đầu gối – khe khớp gối tới mặt đất.

Đo bằng thước đo chiều cao 6 Chiều cao mắt cá

chân Cmcch

Đo khoảng cách thẳng đứng từ xương mắt cá ngoài tới mặt đất.

Đo bằng thước đo chiều cao 7 Chiều cao ngồi Cng

Đo khoảng cách thẳng đứng từ đỉnh đầu tới mặt bàn, với tư thế người được đo ngồi thẳng đứng.

Đo bằng thước đo chiều cao

II Nhóm kích thƣớc chiều dài

8 Dài cung đáy Chậu

Dcđc Do khoảng cách từ điểm giữa eo bụng tự nhiên ở phía trước của cơ thể, qua đáy chậu, tới điểm giữa của eo lưng.

Dùng thước Dây.

TT Kích thƣớc Kí hiệu Phƣơng pháp đo Dụng cụ đo

9 Chiều dài thân Cdth Đo khoảng cách từ đỉnh mỏm gai đốt sống cổ 7 tới ngang mức đáy chậu.

Dùng thước dây.

10 Chiều dài lưng

Cdl Đo khoảng cách từ đốt sống cổ 7 đi dọc theo đỉnh các mỏm gai của cột sống tới eo thắt lung. Dùng thước dây. 11 Chiều dài từ eo tới hông

Cdeh Khoảng cách dọc theo phía bên của cơ thể, từ eo bụng tự nhiên tới hông ở mức chỗ nổi nhất của mấu chuyển to dọc theo chỗ nổi nhất của hông

Dùng thước dây.

12 Chiều sâu lưng

Csl Đo khoảng cách thẳng đứng trên cơ thể, từ đốt sống cổ thứ 7 tới mép trên của dải băng keo ngang

Dùng thước dây.

13

Chiều dài chân phía ngoài

Dcn Đo khoảng cách từ eo tới mặt đất. Đặt thước dây từ eo dọc theo độ cong của hông, sau đó kéo thẳng đứng xuống đất.

Dùng thước dây.

14 Chiều dài đùi

Dđ Đo khoảng cách thẳng đứng ở bên trong cẳng chân từ giữa đáy chậu tới ngang mức vòng đầu gối.

Dùng thước dây.

15

Chiều dài bên trong cẳng chân

Dct Đo khoảng cách giữa đáy chậu và mặt đất. Kéo thước dây theo một đường thẳng (từ đáy chậu - đất) với tư thế người được đo đứng thẳng, hai bàn chân hơi cách xa nhau và trọng lượng cơ thể phân đều trên hai chân

Dùng thước dây.

TT Kích thƣớc Kí hiệu Phƣơng pháp đo Dụng cụ đo

16 Rộng vai Rv Đo khoảng cách đường nằm ngang giữa hai mỏm cùng xương bả vai

Dùng thước kẹp 17 Rộng eo Re Đo từ vị trí eo tự nhiên trước bên này

thẳng sang vị trí eo trước bên kia

Dùng thước kẹp

18 Rộng hông Rh

Đo từ vị trí từ mấu chuyển to nhât hông trước bên này thẳng sang mấu tự nhiên to nhất hông trước bên kia

Dùng thước kẹp

19 Rộng 1 đùi R1đ Đo khoảng cách đường nằm ngang giữa hai cạnh của 1 đùi

Dùng thước kẹp

20 Rộng 2 đùi R2đ Đo khoảng cách đường nằm ngang giữa hai cạnh của 2 đùi

Dùng thước kẹp

21 Rộng 1 gối R1g Đo khoảng cách đường nằm ngang giữa hai cạnh của 1 gối

Dùng thước kẹp

22 Rộng 2 gối R2g Đo khoảng cách đường nằm ngang giữa hai cạnh của 2 gối

Dùng thước kẹp

23 Rộng 1 bắp chân R1bc Đo khoảng cách đường nằm ngang giữa hai cạnh của 1 bắp chân

Dùng thước kẹp

24 Rộng 2 bắp chân R2bc Đo khoảng cách đường nằm ngang giữa hai cạnh của 1 bắp chân

Dùng thước kẹp

IV Nhóm kích thƣớc bề dầy, độ lõm

25 Dày eo Deo Đo bằng thước kẹp độ dày tại vị trí eo Dùng thước kẹp

26 Dày mông Dmong Đo bằng thước kẹp độ dày tại vị trí mông nở nhất.

Dùng thước kẹp

27 Độ lõm eo Xeo Khoảng cách từ cột mốc đến eo Thước rút

28 Độ lõm đầu gối Xgoi Khoảng cách từ cột mốc đến gối Thước rút

TT Kích thƣớc Kí hiệu Phƣơng pháp đo Dụng cụ đo

29 Vòng ngực Vn Đo chu vi nằm ngang vòng quanh ngực chỗ qua 2 núm vú

Thước dây

30 Vòng bụng Vb Đo chu vi vòng quanh eo phía trên rốn 2 cm

Thước dây

31 Vòng mông Vm Đo chu vi nằm ngang vòng quanh mông nơi nở nhất

Thước dây

32 Vòng đùi trên VđI Đo chu vi nằm ngang ở vị trí cao nhất của đùi (dưới nếp lằn mông)

Thước dây

33 Vòng đùi giữa VđII Đo chu vi nằm ngang ở vị trí lưng chừng giữa hông và đầu gối

Thước dây

34 Vòng gối Vg Đo chu vi nằm ngang của đầu gối Thước dây

35 Vòng bắp chân Vbc Đo chu vi nằm ngang của bắp chân nơi bắp chân lớn nhất

Thước dây

36 Vòng cẳng chân Vcc Đo chu vi nằm ngang của cẳng chân nơi nhỏ nhất (trên mắt cá chân)

Thước dây

37 Vòng mắt cá chân Vmcc Đo chu vi nằm ngang của cẳng chân nơi nhỏ nhất (trên mắt cá chân)

Thước dây

VI Thông số, kích thƣớc khác

38 Cân nặng Cn Đứng cả hai chân lên bàn cân

Cân kiểm tra sức

Các mốc đo nhân trắc

 Việc xác định các mốc đo là rất quan trọng nó ảnh hưởng đến độ chính xác của các số liệu đo. Các mốc đo được xác định là các điểm mấu xương (đốt sống cổ 7, mỏm cùng vai v.v...), cơ tương ứng hoặc các điểm cố định dễ nhìn, sờ thấy trên cơ thể (rốn, đầu ngực). Trong quá trình đo, các mốc đo phải được thống nhất giữa những người đo. Các mốc đốt sống cổ 7, góc cổ vai được đánh dấu bằng bút chì vẽ môi. Vị trí ngang eo được đánh dấu bằng dây chun.

 Dựa vào 38 dấu hiệu nhân trắc trên và theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) 5781- 2009: Phương pháp đo cơ thể người để xác định các mốc đo và được trình bày trong bảng 2.3 và minh họa ở hình 2.6.

Bảng 2.3 Mốc đo các kích thước trên cơ thể người và cách xác định

STT Mốc đo Cách xác định

1 Đỉnh đầu Điểm cao nhất của đỉnh đầu khi đầu ở tư thế chuẩn.

2 Đốt sống cổ 7 Đốt xương nằm trên đường chân cổ phía sau và trồi ra khi ta cúi đầu.

3 Mỏm cùng vai Điểm nhô xa nhất về phía bên ngoài của mỏm cùng xương vai. 4 Đỉnh vú Điểm ở ngay trên đầu núm vú.

5 Rốn Điểm nằm ngay giữa rốn.

6 Đường ngang eo Đường thẳng song song với mặt đất nằm trên rốn 2cm và đi qua nơi hẹp nhất của phần thân.

7 Điểm eo phía trước Giao điểm của đường giữa phía trước cơ thể với đường ngang eo và nằm trên đường ngang eo cơ thể.

8 Điểm eo phía sau Giao điểm của đường giữa phía sau cơ thể với đường ngang eo và nằm trên đường ngang eo cơ thể.

9 Điểm eo phía bên Giao điểm của đường ngang eo với đường viền bên hông cơ thể và nằm trên đường ngang eo cơ thể.

11 Điểm đáy chậu Điểm thấp nhất của phần xương chậu. Điểm xác định giới hạn phía trên cùng của đũng quần.

12 Điểm nếp lằn mông

Khi cơ thể người ở tư thế đứng ta thấy đường mông phía sau có nếp lằn, điểm nếp lằn mông là điểm thấp nhất của nếp lằn mông phía sau.

13 Điểm đầu gối Điểm chính giữa mặt trước xương bánh chè. 14 Mắt cá chân Điểm thấp nhất của mắt cá trong.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm kích thước phần thân dưới cơ thể phụ nữ thành phố hồ chí minh độ tuổi 25 45 (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)