Chiều dài chân

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm kích thước phần thân dưới cơ thể phụ nữ thành phố hồ chí minh độ tuổi 25 45 (Trang 42)

Chiều dài chân (Bảng 1.4) có sự phát triển tương ứng với chiều cao đứng và có số đo trung bình lớn nhất ở các lớp tuổi trẻ (17 -19, 20 -29) là các lớp tuổi có chiều cao đứng lớn nhất và nhỏ dần qua các lớp tuổi lớn hơn.

Tuy nhiên, sự thay đổi qua các lớp tuổi không nhiều và sự khác biệt giữa hầu hết các lớp tuổi cũng như các miền đều không có ý nghĩa thống kê. Sự chênh lệch giới tính của chiều dài tay là 4,7 cm và chiều dài chân là 7,2 cm. Sự chênh lệch tối đa của chiều dài tay giữa các miền ở nam giới (0,8 cm) lớn hơn ở nữ giới (0,5 cm). Đặc điểm này cũng tương tự như vậy đối với chiều dài chân với chênh lệch ở nam giới (2cm) lớn hơn nữ giới (0,8cm).

So với dẫn liệu của các tác giả gần đây thì chiều dài tay trong Atlat có số đo trung bình ở nam giới lớn hơn từ 1,0cm đến 1,4cm và ở nữ giới từ 1,5cm đến 1,7cm. Chiều dài chân tương ứng với chiều cao đến mấu chuyển lớn [1].

1.3.6 Trọng lượng cơ thể

Trọng lượng cơ thể không nói lên tầm vóc, nhưng vì nó phát triển liên quan đến nhiều kích thước khác nên thường được khảo sát đồng thời nhằm đánh giá thể lực chung.

Trọng lượng cũng như chiều cao, là số đo thường được làm trong tất cả các công tác điều tra cơ bản cũng như thường ngày. Một phần vì nó không đòi hỏi một kỹ thuật nào cả. Về dụng cụ cũng đơn giản, chỉ cần một cân bất kỳ.

Tuy nhiên mức độ chính xác không phải là cao lắm. Cùng là một người nhưng trong cùng một ngày, buổi sáng cân nhẹ hơn hẳn buổi chiều. Sau một buổi lao động nặng nhọc, hoặc một buổi tập luyện quân sự hoặc thi đấu thể thao căng thẳng thì trọng lượng cơ thể giảm xuống rõ rệt do sự bốc hơi nước trong cơ thể ra ngoài [10].

Trọng lượng cơ thể của mỗi người nói lên được mức độ và tỷ lệ giữa sự hấp thụ và tiêu hao. Một người được dinh dưỡng tốt thì sẽ tăng cân, do đó cân nặng nói lên phần nào thể lực.

Cân nặng của mỗi người đều có 2 phần:

- Phần cố định, chiếm 1/3 tổng số cân nặng, gồm xương, da, các tạng và thần kinh.

- Phần thay đổi, chiếm 2/3 tổng số cân nặng, trong đó bao gồm ¾ là trọng lượng của cơ, và ¼ là mỡ và nước.

Điều này cũng xác định thêm là tăng cân là tăng phần cân thay đổi trong đó chiếm 3/4, vì vậy, tăng cân nói lên phần nào trình độ tăng thể lực cơ thể [10].

Nói tổng quát là người việt nam tương đối nhẹ cân. Miền nam đỉnh cao của trọng lượng cơ thể ở lớp tuổi già (40 - 49).chênh lệch giới tính khoảng 4,8kg, so sánh số liệu của Lê Gia Khải – Bùi Thụ 1983 và Hằng số sinh học người việt nam (1975) với Atlat nhân trắc học người việt nam trong lứa tuổi lao động (Bảng1.3) thì trọng lượng cơ thể đều có sự chênh lệch nhưng sự chênh lệch giữa các miền, các lớp tuổi không nhiều và không có khác biệt đủ tin cậy thống kê [1].

Bảng 1.6 Dấu hiệu nhân trắc cân nặng từ 20 đến 49 tuổi [1] Giới tính Miền địa lý Lớp tuổi n X σ m Percentil 1% 5% 95% 99% Nữ Nam 29-29 400 44,12 3,29 0,16 36,47 38,71 49,53 51,77 39-39 444 44,85 3,47 0,16 36,78 39,14 50,56 52,92 40-49 240 43,75 3,04 0,20 36,68 38,75 48,75 50,82 1.3.7 Các kích thước khác  Vòng ngực

Muốn đánh giá vòng ngực, người ta có thể làm 3 số đo: vòng ngực, đường kính ngực trước – sau và đường kính ngang ngực [10].

Trong ba số đo này, vòng ngực là kích thước được đo nhiều nhất, một phần vì dễ làm, phần vì cùng với chiều cao đứng và cân nặng, nó là số đo thường được dùng để tính toán thể lực và các hệ số tương quan giữa 3 số đo đó. Tuy nhiên, vòng ngực cũng như các đường vòng khác đo bằng thước dây là một số đo kém chính xác. Khi đo lấy vòng ngực trung bình, nghĩa là vòng ngực lúc thở bình thường. Cũng có thể đo vòng ngực lúc thở ra hết sức và lúc hít vào hết sức rồi lấy trung bình cộng hai lần đo [10].

+ Các kích thước ngực cho phép đánh giá thể lực của một người, một người có một vòng ngực rộng thì thể lực tốt.

+ Chỉ số ngực: người ta thường tính chỉ số ngực như sau: (Đường kính trước – sau ngực/ Đường kình ngang ngực)*100.

Chỉ số đó nói nên hình dáng của lồng ngực. Ở tuổi trưởng thành chỉ số ít thay đổi.

Như vậy hình dáng ngực phát triển cân đối theo tuổi từng độ tuổi.  Vòng bụng

Muốn đánh giá mức độ béo của cơ thể và do đó đánh giá được mức độ dinh dưỡng và khả năng hấp thu của cơ thể, người ta đo vòng bụng hoặc bề dày của các lớp mỡ dưới da [10].

Vòng bụng cũng đo bằng thước dây kim loại như vòng ngực, và vì không có một thành xương chắc chắn như thành ngực, nên độ chính xác lại càng kém. Mốc thường dùng là vòng bụng qua rốn. Cũng có người đo vòng bụng ở giữa khoảng cách mào chậu – bờ sườn, hoặc dưới rốn 2 cm (là nơi mỡ tập trung nhiều).

Kết quả làm trên lớp mỡ cạnh rốn ở người Việt Nam cho thấy bề dày lớp mỡ dưới da trung bình là 1 cm (hai lần bề dày lớp mỡ dưới da) [10].

 Đường kính hông

Ở chậu hông, người ta đo các đường kính của chậu hông lớn, đường kính liên mào chậu, liên gai chậu trước trên, liên mấu chuyển xương đùi và đường kính Baudelocque.

Ba đường kính trên sờ mốc tương đối dễ. Còn đường kính Baudelocque tương đối khó hơn, khi sờ khớp giữa đốt thắt lưng 5 và xương cùng. Cả bốn đường kính đều đo bằng compa bề dày.

Các đường kính ở hông nói lên các kích thước hông. Đối với sản khoa, đo các đường kính chậu hông lớn rất cần để biết độ lớn của khung chậu, làm cơ sở cho các nhà sản khoa đánh giá một khung chậu hẹp hay rộng. So sánh đường kính liên mỏm cùng với các đường kính liên mào hoặc liên mấu chuyển, cho phép đánh giá mức độ nam tính hoặc nữ tính của một người [10].

Tanner (1951), (theo Vandervael) tính chỉ số: I = (3 đường kính liên mỏm cùng – đường kính liên mào chậu).

Ở nam Việt Nam, chỉ số trung bình là 85,1 3, và nữ Việt Nam là 75,9 6 (theo Nguyễn Quang Tuyền và cộng tác – 1964).

 Chiều dài của chi dưới

+ Chiều dài chi dưới tính từ ụ ngồi có thể đo gián tiếp bằng cách lấy chiều cao đừng trừ đi chiều cao khi ngồi, hoặc trực tiếp bằng cách đo từ đất tới mặt phẳng đáy chậu (để đối tượng đứng), hoặc để đối tượng ngồi tựa sát lưng vào tường, chi dưới duỗi thẳng và đo khoảng cách từ tường tới mặt phẳng gan chân.

Mốc trên là một trong những mốc vừa nói trên, thường lấy gốc là gai chậu trước trên. Mốc dưới thường là đường khớp gối trong.

+ Chiều dài của cẳng chân

Là khoảng cách giữa đường khớp nối trong và đầu mắt cá trong. + Các kích thước bàn chân.

Các kích thước bàn chân được đo: là chiều dài, chiều dày và tỷ số [10].  Các vòng chi

Các vòng chi có thể chia làm hai loại: một loại vòng biểu hiện sự tăng cơ, là các vòng đo ở những chỗ có nhiều thân cơ tập trung như: vòng đùi, vòng bắp chân v.v…chỗ to nhất. Loại vòng chi thứ hai biểu hiện sự phát triển xương to ra và sát vào da như vòng đầu gối, vòng cổ chân qua hai mắt cá v.v…

Các vòng cơ ở chi biểu hiện sự phát triển của ba yếu tố: xương, cơ và tổ chức mỡ dưới da. Có thể nói khi đo các vòng cơ ở chi cho phép ta đánh giá tình trạng phát triển cơ thể nói chung, và nhất là tình trạng tập luyện và dinh dưỡng của cơ thể.

Các vòng này cũng có ý nghĩa giống như cân nặng do đó tương quan chặt chẽ

với cân nặng, các vòng chi biểu hiện sự phát triển cơ rõ hơn cân nặng [10]. 1.4 Qui luật phát triển kích thước phần thân dưới cơ thể phụ nữ Việt Nam khu vực

phía nam độ tuổi 25-45

1.4.1 Đặc điểm tỉ lệ cơ thể người

Việc xác định tỷ lệ cơ thể người dựa trên cơ sở khoa học của sự so sánh giữa các bộ phận bằng phương pháp đo.

Con người ta có tỷ lệ rất khác nhau, do hoàn cảnh sống, khí hậu, địa lý, nòi giống. Ngay trong cùng một dân tộc, ở cùng một vùng, con người cũng không giống nhau về tỷ lệ bởi vậy tỷ lệ người không hẳn như một công thức, một định luật hay một mực thước thật chính xác mà nó chỉ mang tính khái quát, ước lệ một cách tương đối.

Nói như vậy không có nghĩa là không thể đề ra tiêu chuẩn chung về một tỷ lệ cơ thể đẹp. Mỗi thời kỳ có một tiêu chuẩn hoàn hảo riêng. Thường thì người ta dùng đầu làm đơn vị so sánh với toàn bộ cơ thể.

Đơn vị: Đầu được từ đỉnh đầu đến cằm ở mặt trước và từ đỉnh đầu đến ngang gáy ở mặt sau cơ thể. Ví như thời Hy Lạp, tỷ lệ người trưởng thành có chiều cao 8 đầu, gần như biểu thị một vẻ đẹp lý tưởng và tỷ lệ này được áp dụng cho nghệ thuật tạo hình. Ở Việt Nam, tỷ lệ chung đạt khoảng trên dưới 7 đầu rưỡi. Trong nghệ thuật tạo hình các hoạ sỹ cũng áp dụng tỷ lệ đó cho cả nam lẫn nữ [3,18].

Tỷ lệ phụ nữ ở tuổi trưởng thành:

 Tỷ lệ mặt người trưởng thành chính diện

- Đường phân đôi đầu: (Từ đỉnh đầu đến cằm) ở khoảng ngang mắt. - Mặt: Từ chân tóc đến cằm được chia làm ba phần bằng nhau:

+ Từ chân tóc đến lông mày + Từ lông mày đến chân mũi + Từ chân mũi đến cằm.

- Bề ngang của một con mắt dài bằng khoảng cách giữa hai con mắt ; chiều cao của mắt bằng khoảng cách giữa mắt và lông mày.

- Bề ngang của mũi (Từ cánh mũi này đến cánh mũi kia) rộng hơn bề ngang của mắt một ít.

- Bề rộng của miệng (Từ mép này sang mép kia) rộng hơn bề ngang mũi một ít.

- Bề ngang của mặt (Không kể tai) bằng từ chân tóc đến chân mũi.

- Vị trí của tai nằm gọn giữa hai đường ngang, một đường qua lông mày, một đường qua chân mũi [3,18].

 Thân (Kể cả đầu): Chiều dài của thân đo từ đỉnh đầu đến hết bộ phận sinh dục đo được bốn đầu.

Mặt trước: - Từ đỉnh đầu đến cằm - Từ cằm đến núm vú - Từ núm vú đến khoảng rốn - Từ khoảng rốn đến hết bộ phận sinh dục Mặt sau:

- Từ đỉnh đầu đến ngang gáy - Từ ngang gáy đến góc xương vai - Từ góc xương vai đến cạnh trên mông - Từ cạnh trên mông đến ngấn mông

 Chân: Chiều dài của chân đo từ mặt đất đến ngấn bẹn: Đo được 4 đầu

- Mặt trước: Đo từ mặt đất đến khớp gối (Chỏm xương bánh chè) bằng 2 đầu.

Từ khớp gối đến ngấn bẹn (Trên mấu chuyển lớn xương đùi và một đốt xương ngón tay) bằng 2 đầu.

- Mặt sau: Đo từ mặt đất đến ngấn mông bằng 3 đầu rưỡi.  Tay: Đo chiều dài

- Từ mỏm cùng vai đến hết đầu ngón tay giữa khoảng hơn 3 đầu (Chưa được 3 đầu rưỡi).

- Từ mỏm khuỷu đến đầu ngón tay giữa bằng 2 đầu.

 Vai: Chiều ngang vai đo từ mỏm cùng vai bên trái qua phải gần được 2 đầu.  Hông: Chiều ngang hông đo từ bên đầu mấu chuyển lớn bên trái qua phải

Hình 1.15 Tỷ lệ phụ nữ ở tuổi trưởng thành [18]

Tỷ lệ phụ nữ ở tuổi trưởng thành cơ bản như nam giới, tính bằng 7 đầu rưỡi. Nhưng giữa nam và nữ có những điểm khác nhau cơ bản sau đây:

Khi đứng thẳng, toàn bộ thân nam có thể quy vào hình thang, trên rộng, dưới hẹp, còn phần thân nữ quy vào hình chữ nhật. Như vậy ở nam: Ngang vai rộng hơn hông, ở nữ ngang vai bằng hông, do đó người ta có cảm giác hông nữ rộng hơn hông nam. Điều đó phù hợp với chức năng sinh sản ở phụ nữ [3,18].

1.4.2 Các thời kỳ phát triển

Căn cứ vào nhiều dấu hiệu hình thái (các kích thước tổng thể), giải phẫu, men răng, cốt hóa xương, sự chín sinh dục, hoạt động toàn thân và vận động...(Gunđobin NP, 1906, Straz chi...1921, Martin R và Saller K...1928, 1958, Bunak...1965). Các tác giả đã phân kỳ giai đoạn tăng trưởng và phát triển cơ thể, chia cuộc đời con người từ khi sinh đến khi chết thành 3 giai đoạn: tăng tiến, ổn định và thoái triển. Đáng chú ý là sơ đồ phát triển sau khi đẻ của con người (Tính theo Nhikitin B.A và tresov V.P -1983), thông qua tại hội nghị lần thứ 7 Liên Xô về các vấn đề sinh hóa, sinh lý và hình thái lứa tuổi, được áp dụng rộng rãi trong nhân học, nhi khoa và giáo dục học. Với sơ đồ này người ta mô tả khá chi tiết sự tăng trưởng và phát triển của con người ở mỗi giai đoạn [10].

Sự phát triển cơ thể bấy lâu vẫn được xem là chỉ số về tình trạng sức khỏe dân cư nói chung và trẻ em nói riêng trong đó các thông số về hình thái như: chiều

cao, cân nặng, vòng ngực v.v… là các chỉ tiêu quan trọng nhất. Tất nhiên quan hệ các chỉ số phát triển cơ thể và sức khỏe (hiểu toàn diện) thì phức tạp.

Để biểu thị mối quan hệ giữa các đặc điểm đặc trưng nhất trong sự phát triển cơ thể người ta thường dùng các chỉ số thể lực, đó là tổng hợp các tương quan của nhiều dấu hiện hình theo đó dạng công thức toán học, loại chỉ số đơn giản nhất gồm hai kích thước: cao đứng và cân nặng như chỉ số Brôca, Quetelet, Kauprohrer, livi... Sự phân chia các thời kỳ phát triển của một đời người đã được nhiều tác giả nêu ra. Có tác giả phân chia theo sự phát triển toàn diện, có tác giả phân chia theo giai đoạn mọc răng và phát triển xương. Cơ sở của sự phân chia dựa vào đặc điểm hình thái, chức năng sinh lý của các hệ cơ quan ở mỗi thời kỳ có sự khác nhau. Cách phân chia lứa tuổi phổ biến hiện nay là theo hệ thống 0-9, tức 10 năm là một lớp, vừa đủ để nhận ra được những thay đổi, biến dị hình thái, kích thước cơ thể, tiện cho việc sử lý và ứng dụng [10].

Vì vậy trong quá trình nghiên cứu đối tượng khảo sát ở độ tuổi từ 25 đến 45 được chia thành hai lớp tuổi: 25 - 35, 36 - 45.

Phụ nữ ở độ tuổi từ 25 đến 45 đây là thời kỳ cơ thể phát triển toàn diện, đầy đủ và tiến tới ổn định. Qua tuổi 25 thì sức lớn ở giai đoạn này tăng lên rất chậm hoặc hầu như không tăng nữa. Đây cũng chính là những lứa tuổi lao động chủ yếu, là lực lượng chính trong các nghành công nghiệp hiện nay [10,1].

1.5 Kết luận

1.5.1 Kết luận phần tổng quan

Ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đang trên đường phát triển mạnh mẽ để đáp ứng nhu cầu trong và ngoài nước. Tuy nhiên ngành May Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế về việc nghiên cứu, ứng dụng nhân trắc học xây dựng mới hệ thống cỡ số trang phục cho người Việt Nam nhằm tạo nền tảng cho ngành công nghiệp dệt may phát triển mạnh.

Nghiên cứu khảo sát đặc điểm kích thước cơ thể người là yếu tố góp phần định hình chủng loại, kiểu dáng sản phẩm phù hợp cho từng nhóm người. Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu từ hình thái chung nhất đến cụ thể từng bộ

phận như bàn tay, chân, phần đầu v.v… Việt Nam trong những năm gần đây, Viện Dệt May đã và đang tiến hành quá trình đo đạc, thu thập số liệu kích thước cơ thể người Việt Nam, xử lý số liệu theo đúng phương pháp luận tiêu chuẩn thế giới để hình thành nên hệ thống cỡ số tiêu chuẩn cho người Việt Nam, Nhưng Việt Nam vẫn còn hạn chế trong công việc nghiên cứu phân loại đặc điểm từng bộ phận cơ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm kích thước phần thân dưới cơ thể phụ nữ thành phố hồ chí minh độ tuổi 25 45 (Trang 42)