a. Đặc điểm họat động của hệ thần kinh:
Khi trưởng thành con người đã tích lũy nhiều kinh nghiệm thực tiễn và tri thức, khả năng nhận thức, lý giả, suy lý, phán đoán, phân tích sự vật đều được nâng cao, khả năng tuy duy có tính sáng tạo cũng đạt tới giai đọan nở rộ nhất của một đời
người. Người ở độ tuổi này sự hưng phấn và ức chế ở hệ thần kinh trung khu đều khá thăng bằng, tư duy và tình cảm khá bình ổn. Khi môi trường sống gây khó chịu cho tình cảm thì khả năng gạt bỏ nó khá mạnh. Những phản xạ có điều kiện mà họ đã xác lập được không dễ bị nhiễu bởi các nhân tố mới nảy sinh. Hiệu suất lao động trí óc và lao động chân tay của họ đều cao, có đặc điểm là dồi dào kinh nghiệm và tràn trề tinh lực. Phản ứng với những kích thích tình cảm ở họ không mãnh liệt như ở thanh thiếu niên.
Khá thăng bằng trong hưng phấn và ứng chế, nên họ giữ được hưng phấn đầy đủ lúc ban ngày và, ức chế đầy đủ về đêm. Nhưng, cùng theo với tuổi, quá trình ức chế ở tuổi trung niên giảm dần, thời gian để ngủ giảm dần dễ tỉnh giấc. Ở tuổi thanh niên là thời kỳ có trí nhớ tốt nhất nhưng khi qua tuổi trung niên, sức nhớ máy móc giảm dần, nhưng kinh nghiệm sống và tri thức mọi mặt phong phú nên khả năng lý giải tăng lên rất rõ rệt. Loại ghi nhớ có chọn lọc này tăng lên đã bù đắp cho sức nhớ máy móc giảm súc. Bởi vậy, người chăm suy nghĩ động não, khi bước vào tuổi trung niên không lộ ra sự sút kém sức nhớ. Gần đây còn biết được sắc tố nâu của sản phẩm chuyển hóa ở tế bào não tăng lên theo tuổi, nên nó ảnh hưởng đến chức năng bình thường của tế bào não, dẫn đến năng lực trí óc giảm sút và những hiện tượng khác như giấc ngủ chập chờn v.v… 17].
b. Đặc điểm chức năng mạch máu vùng tim:
Phụ nữ ở độ tuổi 25 – 45, chức năng của mạch máu vùng tim ở cuối kỳ thanh xuân đạt tới đỉnh cao nhất trong một đời người, sau đó yếu dần, lượng máu bơm qua tim từ tuổi 30 đến tuổi 80, yếu đi chừng 30%. Người đứng tuổi khi vận động hoặc làm việc nặng nhọc khác thì độ tăng nhịp tim đập và lượng máu bơm qua tim đều kém hơn người trẻ tuổi, khi ngừng nghỉ thì thời gian hồi phục cũng dài hơn, sức chịu đựng và cường độ lao động ở người đứng tuổi đều thua thanh niên. Có người đứng tuổi không biết đặc điểm này, nên có thể vì lao lực quá sức hoặc tinh thần căng thẳng cao độ, có thể làm tăng quá trình sự chuyển hóa ở cơ tim và lượng ôxi cần cho nó, động mạch vành cấp không đủ máu, nhịp đập tim bị lọan, có thể bị trụy tim đó là nguyên nhân quan trọng sinh ra đột tử ở người đứng tuổi. Hàm lượng
canxi ở thành động mạch tăng lên theo tuổi, độ co giản của thành mạch kém đi, áp lực co rút từ sau tuổi trung niên sẽ tăng dần lên theo tuổi, trung bình cứ tăng lên 10 tuổi thì tăng cao 13,3kb tức 10mm cột thủy ngân, đây vẫn coi là hiện tượng sinh lý bình thường.
M74 máu ở người đứng tuổi cũng tăng cao theo tuổi. trong đông đảo những người khoảng 35 tuổi có đến 1/3 động mạch chủ của họ có những mẩn chun cứng xệt như cháo, đấy là chất mỡ vón đọng ở màng trong của động mạch. Lao động trí óc thì tỷ lệ phát sinh chứng hẹp động mạch vành cao gấp đôi những người lao động chân tay. Trái tim nhờ động mạch hình chiếc vành cao gấp đôi những người lao động chân tay. Trái tim nhờ động mạch hình chiếc vành cung cấp máu và dưỡng khí (oxi), khi động mạch vành bị hẹp hoặc do những mẫu mỡ rơi rụng trong mạch sẽ sinh đau quặn tim hoặc tim bị chẹn cứng. Nếu những mẩu mỡ rơi rụng chẹn đừng máu ở não, sẽ làm tắc “đút nút” mạch máu não. Bởi những đặc điểm ấy, tỷ lệ phát sinh bệnh tật về hệ mạch máu tim não ở người trung niên tăng cao, cần có sự quan tâm thích đáng [17].
c. Đặc điểm của chức năng hô hấp và chức năng tiêu hóa:
Ở thời kỳ này, chức năng hô hấp ở số đông đều rất khỏe. Theo tuổi đời, đường kính trước sau của lồng ngực cũng tăng dần, rồi họat động của lồng ngực dần dần bị hạn chế, tính đàn hồi của tổ chức phổi giảm dần, niêm mạc màng nhớt của đường hô hấp co rút dần, chức năng của đám lông nhung niêm mạc và tính nhạy cảm bảo vệ “phản xạ hắt hơi” cũng giảm sút, nước nhớt tiết ra ở khí quản bị ngưng trệ, nên dễ dẫn đến chứng viêm khí quản mãn tính. Trong rèn luyện thể dục, lượng không khí của phổi có thể tăng từ vài đến mười mấy lần, thu nhận được nhiều dưỡng khí (O2) hơn, thải ra được nhiều thán khí (CO2) hơn, chức năng hô hấp do đó được cải thiện. Bởi vậy, những người chăm rèn luyện thể dục chức năng tim phổi được tăng cường và thường là tình hình sức khỏe toàn thân đều tốt. Khi bước vào tuổi trung niên thì phương thức lao động đã được định hình, các loại thức ăn và thức uống và số lượng của chúng ổ định. Ở giữa thời kỳ trung niên, hóa trình chuyển hóa
hợp thành và chuyển hóa phân giải cũng đều ở trạng thái thăng bằng, chức năng của dạ dày và ruột cũng ở tình trạng khá ổ định [17].
d. Đặc điểm về trao đổi chất:
Khi bước vào tuổi 25 – 45 thì, chuyển hóa hợp thành (sức tiêu hóa, hấp thụ, chuyển vận chất dinh dưỡng của cơ thể và chuyển biết thành một phần tổ chức của cơ thể) nhìn chung lớn hơn chuyển hóa phân giải (tổ chức tế bào phân giải, vận chuyển vật chất và, thải cặn bã ra ngoài cơ thể). Như thế, sự lớn lên và phát triển của cơ thể nhận được sự đảm bảo vật chất. Khi gần bước vào tuổi trung niên, phân giải và hợp thành đi dần đến cân bằng. Lúc này chức năng của các tổ chức, cơ quan ở trạng thái tốt đẹp nhất, thể trạng khá ổn định, tinh lực khá dồi dào, thân cường tráng. Rồi theo tuổi, nhất là thời kỳ có trung niên thì, chuyển hóa phân giải lớn hơn chuyển hóa hợp thành, và chuyển hóa cơ bản (cơ sở) tức năng lượng tiêu hao ở điều kiện tỉnh táo, nằm yên trống bụng và nhịp độ phòng ở chừng 200
C v.v…, bình quân suy giảm mỗi năm với tốc độ 0,5%, họat tính của các loại men (enzin oxi hóa) ảnh hưởng đến khả năng chuyển hóa sẽ theo tuổi mà giảm sút trong hầu hất các tổ chức cơ thể. Dễ thấy nhất là chức năng lá lách của tuyến tụy liên quan đến chuyển hóa đường, sẽ giảm đi theo tuổi. Chức năng này giảm sút, kích tố do nó tiết ra ít đi, đường trong máu rất dễ cao lên.
Chuyển hóa bị giảm sút có liên quan với kích tố của tuyến nội tiết, nhất là có sự liên quan đến sự yếu kém khả năng họat động của tuyến giáp trạng và tuyến giới tính, cũng liên quan đến lượng kích tố trên vùng tế bào cũng suy giảm theo tuổi [17].
e. Đặc điểm chức năng bài tiết và sinh dục:
Chức năng tiết niệu và sinh dục của cơ thể người tốt nhất ở tuổi thành niên và sẽ giảm sút theo tuổi. Theo nghiên cứu, ở người 40 tuổi trở lên, tỷ suất quan lọc của tiểu cầu thận (đây là chỉ tiêu quan trọng phản ảnh chức năng bài tiết nước tiểu) mỗi năm giảm chừng 1%. Nữ ở tuổi 45 buồng trứng bắt đầu co nhỏ, kinh huyệt dần dần thất thường. Lúc này, có đến 75% phụ nữ có hiện tượng mặt đỏ bừng từng lúc hâm hấp nóng, đổ mồ hôi, đau đầu, tê tay bực bội, huyết áp tăng cao v.v…, hiện
tượng này gọi là “các chứng bệnh chờ thời sang tuổi”. Thường phải mất hai năm hiện tượng này mới mất đi, có người phải chịu đựng lâu hơn. Kinh nguyệt thì từ chỗ không quy tắt, thời gian kéo dài, cho đến lúc ngưng hẳn, gọi là tuyệt kinh (tắt kinh). Như thế có nghĩa là buồn trứng thôi rụng trứng, hết khả năng sinh đẻ.
Tuổi này với những đổi thay về sinh lý, dẫn đến đổi thay về tâm lý khiến nhiều chị em gặp khó khăn trong giao tiếp, khó giữ cân bằng trong tình cảm, dẫn đến gặp khó khăn trong công việc. Vì thế, mỗi chị em cần hiểu về tình trạng sức khỏe và tâm lý của mình để vượt qua [17].
1.2.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển tâm sinh lý của phụ nữ ở độ tuổi 25 - 45
Các yếu tố bên trong:
Gia đình: Cùng trong một gia đình, thời kỳ này sự phát triển, suy giảm, tâm sinh lý của chị em phụ nữ không hoàn toàn giống nhau.
Giới tính: Phụ nữ thời kỳ này phát triển tâm sinh lý sớm hơn nam giới. Di truyền: Phụ nữ thời kỳ này sinh con có nhiều vấn đề phát triển tâm
sinh lý di truyền từ mẹ sang con.
Chủng tộc giống nòi: Phát triển tâm sinh lý không giống nhau. Các yếu tố bên ngoài:
Khí hậu môi trường: Ảnh hưởng nhiều đến phát triển tâm sinh lý, người sống trong môi trường có khí hậu ôn hòa thuận lợi sẽ phát triển tâm sinh lý tốt hơn người sống trong môi trường khí hậu khắc nghiệt.
Điều kiện sống: Gia dình hạnh phúc, công việc thuận lợi, thu nhập kinh tế cao, tập thể dục thường xuyên và có chế độ ăn uống khoa học v.v… phát triển tâm sinh lý tốt hơn người có điều kiện sống khó khăn [17].
1.2.2.4 Kết luận về đặc điểm tâm sinh lý
Nói tóm lại đây là thời kỳ ổn định và kiện toàn, nhưng sinh lý bắt đầu suy thoái phần lớn tùy thuộc có hay không có chú ý giữ gìn sức khỏe, chăm chỉ rèn luyện thể dục, có thể trì hoãn được sự suy thoái, nâng cao được các chức năng sinh lý. Tăng cường đọc sách, suy ngẫm và những hoạt động tư duy có tính sáng tạo,
cũng có thể trì hoãn sự suy thoái của óc. Trì hoãn có hiệu quả sự suy thoái thể lực và não lực, giúp ta sống những năm tháng quý báu nhiều ý nghĩa của tuổi thanh xuân một đời người.
Phát triển tâm sinh lý tốt cần có chế độ nghỉ ngơi, tập luyện. Ngoài chế độ ăn uống đủ dinh dưỡng, bổ sung các vi chất và khoáng chất, một chế độ nghỉ ngơi và tập luyện thể thao sẽ giúp tinh thần chị em sảng khoái hơn. Với công việc cơ quan và gia đình, chị em nên sắp xếp khoa học để có thể giải quyết hiệu quả, tránh để mình bị stress. Cuối tuần, chị em nên dành ra một buổi đi chơi với chồng, con và người thân. Hoặc giải trí bằng việc đi xem phim, mua sắm, đọc sách. Riêng luyện tập thể thao, chị em không nên chọn những môn tập vận động nhiều, vận động mạnh mà nên chọn những môn tập nhẹ nhàng, uyển chuyển như dưỡng sinh, nhất là môn tập Yoga là rất phù hợp. Tập môn Yoga này đem lại sự tĩnh lặng về tinh thần, giúp trấn tĩnh bản thân và làm cho tinh thần thanh thản, khỏe mạnh [17].
1.3 Đặc điểm kích thƣớc phần thân dƣới cơ thể phụ nữ Việt Nam khu vực phía nam độ tuổi 25-45 nam độ tuổi 25-45
1.3.1 Chiều cao đứng
Chiều cao đứng là một trong những kích thước được phổ biến nhất trong hầu hết các cuộc điều tra cơ bản về hình thái học, nhân chủng học và y học. Chiều cao biểu hiện tầm vóc con người, thường thay đổi theo chủng tộc, giới tính, và cũng chịu một phần ảnh hưởng của môi trường, hoàn cảnh sống, xã hội. Chiều cao đứng còn là đặc điểm rất quan trọng trong ứng dụng nhân trắc học vào nghiên cứu thiết kế ecgônômi [1].
Tính trung bình cho cả ba miền thì nữ giới cao 151,6cm, như vậy người việt nam thuộc loại trung bình thấp (Bảng 1.1).
Bảng 1.1 Chiều cao đứng theo lớp tuổi giữa ba miền [1]
Lớp tuổi Bắc (cm) Trung (cm) Nam (cm) Trị số student
Bắc - Trung Bắc - Nam Trung - Nam
20-29 151,5 152,1 252,7 141.40 144,72 160,58
39-39 150,9 152,0 152,6 138,81 142,97 162,31
Tính trung bình cho từng miền địa lý, số đo chiều cao đứng nữ giới đều cao dần từ miền bắc (150,9cm) đến miền trung (151,9cm) và miền nam (152,1cm), chiều cao đứng người lao động nữ giới ở miền bắc và miền trung sự khác biệt không lớn, nhưng miền bắc và miền nam mức chênh lệch đạt tới 1,2cm. Khi so sánh chiều cao đứng theo lớp tuổi giữa ba miền địa lý, xu hướng tăng dần từ bắc vào nam, Sự khác biệt về chiều cao đứng giữa các lớp tuổi già và tuổi trẻ thể hiện đều khắp cả ba miền, mức chênh lệch ở nữ giới từ 1,6cm đến 1,9cm. Quan sát chiều cao đứng qua từng lớp tuổi ở cả ba miền, có thể thấy sự khác biệt giữa hai lớp tuổi trẻ (17 - 19 và 20 - 29), và hai lớp tuổi già (40 - 49 và 50 - 55) so với lớp tuổi giữa (30 - 39) [1].
Bảng 1.2 Dấu hiệu nhân trắc chiều cao đứng từ 20 đến 49 tuổi [2]
Giới tính Miền địa lý Lớp tuổi n X σ m Percentil 1% 5% 95% 99% Nữ Nam 20-29 400 152,65 4,82 0,24 141.40 144,72 160,58 163,90 30-39 444 152,64 5,88 0,28 138,81 142,97 162,31 166,37 40-49 240 151,71 4,07 0,26 142,42 145,3 158,39 161,18
Sự sai khác ở người Việt Nam trong thời gian qua cũng phù hợp với nhiều tài liệu bàn về sự gia bội (acceleration) về chiều cao đứng của nhiều quần thể người trên thế giới với mức trung bình dao động trong khoảng trên dưới 2cm trong vòng 15 – 20 năm [1].
Ở nước ta đã có nhiều công trình nghiên cứu chiều cao với những kết quả rất khác nhau. Số liệu chiều cao của nữ giới trong cuốn “Hằng số sinh học người việt nam’’ (Nguyễn Tấn Ghi Trọng và CTV, 1975) ghi chiều cao nữ giới là 150,0cm. Tác phẩm của Lê Gia Khải và Bùi Thụ (1983), Võ Hưng (1981) ghi chiều cao nữ giới là 150,5cm (Bảng 1.3).
Bảng1.3 Số đo trung bình của một số dấu hiệu nhân trắc theo các tác giả khác nhau [1] Dấu hiệu Nữ Bắc (cm) Trung (cm) Nam (cm) Hằng số sinh học (1975) (cm)
Lê Gia Khải Và Bùi Thụ (1983) (cm) Cao đứng Cao ngồi Rộng mông Dài chân Vòng đùi Nặng 150,9 79,5 29,6 78,5 46,0 43,5 151,9 79,1 29,5 78,6 46,4 43,3 152,1 79,6 29,3 79,3 46,5 44,1 150,0 79,8 28,9 - 41,0 44,0 150,3 79,9 28,8 - 48,3 44,6
1.3.2 Chiều cao ngồi
Chiều cao ngồi cũng là một kích thước được dùng phổ biến sau chiều cao đứng. nó có ý nghĩa đối với việc tính toán thiết kế chỗ làm việc trong tư thế ngồi. chiều cao ngồi còn được dùng để thay thế cho chiều dài phần thân trên khi cần so sánh với chiều dài phần thân dưới. Tỷ lệ giũa hai phần thân trên và dưới phản ánh quy luật phát triển tỉ lệ của cơ thể trong các quần thể người. Tính trung bình cho cả ba miền địa lý, thì chiều cao ngồi của nữ giới là 79,5cm.
So với dẫn liệu trong “Hằng số sinh học người Việt Nam” (nam 84,1 cm, nữ 79,8 cm ) thì số trung bình của nam giới có cao hơn một chút còn số trung bình của nữ thấp hơn không nhiều. So với số liệu của Lê Gia Khải Bùi Thụ (1983: nam 85,5cm, nữ 79,6cm) thì số trung bình trong “Atlat nhân trắc học người Việt Nam trong lứa tuổi lao động”, cả nam và nữ đều thấp hơn (Bảng 1.3).
So sánh số đo trung bình về chiều cao ngồi giữa ba miền thì miền Trung (nam 84,0 cm; nữ 79,1cm) thấp nhất, rồi đến miền Bắc (nam 84,4 cm nữ 79,5cm) và miền Nam (nam 84,9cm nữ 79,6cm) (Bảng 1.4).
Khi xét riêng từng miền theo lớp tuổi thì thấy lớp tuổi có chiều cao ngồi lớn nhất cũng chính là lớp tuổi có chiều cao đứng cao nhất và ngược lại. Sự khác biệt về
chiều cao ngồi giữa các miền theo lớp tuổi không thể hiện giống như trường hợp chiều cao đứng. mức khác biệt tin cậy thống kê của chiều cao ngồi giữa các miền cũng không rõ rệt bằng trường hợp của chiều cao đứng. Trị số khác biệt tin cậy này xuất hiện giữa miền trung và miền nam nhiều hơn. Ở nam giới rõ hơn ở nữ giới, và