Chiều cao ngồi cũng là một kích thước được dùng phổ biến sau chiều cao đứng. nó có ý nghĩa đối với việc tính toán thiết kế chỗ làm việc trong tư thế ngồi. chiều cao ngồi còn được dùng để thay thế cho chiều dài phần thân trên khi cần so sánh với chiều dài phần thân dưới. Tỷ lệ giũa hai phần thân trên và dưới phản ánh quy luật phát triển tỉ lệ của cơ thể trong các quần thể người. Tính trung bình cho cả ba miền địa lý, thì chiều cao ngồi của nữ giới là 79,5cm.
So với dẫn liệu trong “Hằng số sinh học người Việt Nam” (nam 84,1 cm, nữ 79,8 cm ) thì số trung bình của nam giới có cao hơn một chút còn số trung bình của nữ thấp hơn không nhiều. So với số liệu của Lê Gia Khải Bùi Thụ (1983: nam 85,5cm, nữ 79,6cm) thì số trung bình trong “Atlat nhân trắc học người Việt Nam trong lứa tuổi lao động”, cả nam và nữ đều thấp hơn (Bảng 1.3).
So sánh số đo trung bình về chiều cao ngồi giữa ba miền thì miền Trung (nam 84,0 cm; nữ 79,1cm) thấp nhất, rồi đến miền Bắc (nam 84,4 cm nữ 79,5cm) và miền Nam (nam 84,9cm nữ 79,6cm) (Bảng 1.4).
Khi xét riêng từng miền theo lớp tuổi thì thấy lớp tuổi có chiều cao ngồi lớn nhất cũng chính là lớp tuổi có chiều cao đứng cao nhất và ngược lại. Sự khác biệt về
chiều cao ngồi giữa các miền theo lớp tuổi không thể hiện giống như trường hợp chiều cao đứng. mức khác biệt tin cậy thống kê của chiều cao ngồi giữa các miền cũng không rõ rệt bằng trường hợp của chiều cao đứng. Trị số khác biệt tin cậy này xuất hiện giữa miền trung và miền nam nhiều hơn. Ở nam giới rõ hơn ở nữ giới, và rõ hơn cả là ở hai lớp tuổi 20 - 29 và 30 - 39.
Sự khác biệt về chiều cao ngồi giữa ba miền và giữa các lớp tuổi có ý nghĩa lớn khi tính đến tỷ lệ của chiều cao đứng ( tức là chỉ số thân) và của phần thân dưới đối với phần thân trên ( tức là chỉ số skelie). Các chỉ số được tính theo số đo trung bình cho từng miền, và theo lớp tuổi. Chỉ số thân nhằm đánh giá chiều dài thân hay phần thân trên. Chỉ số Skelie nhằm đánh giá chiều dài chi dưới. Ở nữ giới chỉ số thân trung bình cũng dao động từ 52,1 miền trung 52,3 miền nam và 52,7 miền bắc. Mức dao động nằm trong giới hạn của loại người có thân dài trung bình (từ 51,0 đến 52,9) tuy có phần lệch về phía thân dài, trong đó người miền bắc có phần thân dài hơn cả.
So với chỉ số thân, sự khác biệt về chỉ số Skelie có phần rõ hơn giữa miền bắc, chi dưới ngắn hơn cả (nam 90,5 cm nữ 89,8 cm) miền nam (90,7 và 91,9) miền trung có chi dưới dài hơn cả (92.8 và 92,0). Cũng như chiều cao ngồi, chỉ số thân và chỉ số Skelie không thể hiện rõ rệt các xu thế tăng giảm theo hướng bắc nam hoặc theo lớp tuổi già trẻ. Qua số liệu tính toán có thể nhận xét: người miền trung có thân dài hơn cả, mặc dù không phải là nhóm người cao nhất. So với miền bắc thì người miền nam có chiều cao lớn hơn và có tỷ lệ chân dài hơn [1].
Bảng 1.4 Chiều cao ngồi theo lớp tuổi giữa ba miền [1]
Lớp tuổi Bắc (cm) Trung (cm) Nam (cm) Trị số student
Bắc - Trung Bắc - Nam Trung - Nam
20-29 79,7 79,4 80,0 2,86 0,54 2,74 30-39 79,2 79,3 79,5 0,57 1,79 0,82 40-49 79,3 78.8 79,6 2,12 0,65 2,21