Vật liệu hấp phụ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xử lý zn và cr trong nước bằng sinh khối khô của thực vật (Trang 40 - 42)

a) Mô hình động học bậc

2.1.2. Vật liệu hấp phụ

Sinh khối khô của thực vật có khả năng hấp thu ion kim loại do có một số nhóm chức của protein, polysacarit, lignin và xenlluloza. Các nhóm chức này trong cấu trúc chứa gốc cacboxyl, hydroxyl, cacbonyl, sunfonat, thioeste, amin, imin, amit, photphat, pyrophotphat,... có thể liên kết với ion kim loại. Hiệu quả xử lý kim loại phụ thuộc số tâm hấp phụ, khả năng kết hợp, trạng thái hóa học, ái lực giữa vật liệu hấp phụ và kim loại.

Việt Nam là nƣớc nông nghiệp nên sinh khối khô của thực vật nhƣ thân cây vừng, lạc, đỗ rất dễ kiếm, phong phú trong tự nhiên và ít giá trị kinh tế nên giá thành thấp. Hơn thế nữa, những vật liệu này cho hiệu quả xử lý tốt, hầu nhƣ không sử dụng hóa chất, chất thải không lớn và dễ xử lý; có thể tái sử dụng vật liệu hấp phụ và thu hồi kim loại. Sau khi tiến hành nghiên cứu thăm dò khả năng xử lý Zn(II) và Cr(VI) bởi sinh khối của các cây nhƣ lạc, vừng, đậu, sinh khối của một số lá cây nhƣ bàng, chùm ruột,... lá cây cao su đã đƣợc lựa chọn để tập trung nghiên cứu.

Vật liệu hấp phụ đƣợc sử dụng trong quá trình khảo sát thực nghiệm là sinh khối khô của lá cây cao su.

Cây cao su có tên khoa học là Heavea brasilliensis. Theo Phạm Hoàng Hộ [14], đây là loài thân gỗ; lá phụ 3, phiến bầu dục, không lông, cuống chung dài; hoa đơn, màu vàng, nhỏ, không cánh hoa, hoa đực bao quanh hoa cái, đài dính thành đĩa năm răng. Quả nang có 3 mảnh vỏ ghép thành 3 buồng; mỗi nang tròn, to 3÷4 cm; hạt hình cầu hoặc bầu dục, nâu láng, đƣờng kính hạt 17÷18 mm.

Cây cao su đƣợc du nhập vào nƣớc ta từ năm 1897, đƣợc trồng nhiều ở vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Mùa vụ thu hoạch nhựa mủ cao su từ tháng 3 tới tháng 12 âm lịch. Lá cây cao su sẽ rụng và thay lá vào mùa xuân, khoảng tháng 01 đến tháng 3 âm lịch.

Lá cây cao su sử dụng trong thực nghiệm đƣợc thu gom ở ấp Bàu Bàng, xã Lai Uyên, huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dƣơng vào tháng 3/2014 (mùa rụng lá). Lá cây sau khi đƣợc thu gom đƣợc rửa sạch, phơi khô, sau đó đƣợc nghiền và sàng đến kích thƣớc 63 µm ≤ d ≤ 2000 µm. Tiếp đó, sinh khối khô đƣợc rửa bằng nƣớc sôi để loại bỏ các chất màu có trong vật liệu. Sau khi rửa, sinh khối đƣợc tách, rửa bằng nƣớc cất và sấy khô ở 80oC đến khối lƣợng không đổi (đƣợc ký hiệu là HBL), bảo quản trong lọ plastic và giữ trong bình hút ẩm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xử lý zn và cr trong nước bằng sinh khối khô của thực vật (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)