Xử lý thống kê và biểu diễn các số liệu thực nghiệm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xử lý zn và cr trong nước bằng sinh khối khô của thực vật (Trang 46 - 48)

a) Mô hình động học bậc

2.5. Xử lý thống kê và biểu diễn các số liệu thực nghiệm

Bất kỳ kết quả thực nghiệm nào cũng gặp sai số. Tùy theo nguồn gốc xuất hiện sai số, có thể chia thành hai loại gồm sai số hệ thống và sai số ngẫu nhiên [31].

Sai số hệ thống có thể loại trừ bằng cách điều chỉnh các sai số dụng cụ khi định kỳ chuẩn hóa máy đo và phân tích. Các thiết bị đƣợc sử dụng trong nghiên cứu bao gồm cân phân tích, máy đo pH, đƣợc bảo dƣỡng và hiệu chuẩn định kỳ bằng cách đo và phân tích các mẫu chuẩn, phân tích mẫu trắng.

Sai số ngẫu nhiên rất phức tạp và chỉ có thể cố gắng giảm nó đến mức tối thiểu bằng cách phân tích cẩn thận nhiều lần và xử lý thống kê toán học các số liệu thu đƣợc [9]. Trong nghiên cứu, sai số ngẫu nhiên đƣợc giảm thiểu bằng cách tiến hành thí nghiệm lặp lại và lấy kết quả trung bình để đảm bảo độ tin cậy của các kết quả thực nghiệm.

Các số liệu thực nghiệm trong nghiên cứu đƣợc biểu diễn bằng phƣơng pháp đồ họa sử dụng phần mềm Excel và các thanh sai số đƣợc bỏ đi vì sai số các điểm thực nghiệm đƣợc báo cáo đều nhỏ (< 5 ) hoặc rất nhỏ và không làm ảnh hƣởng đến khuynh hƣớng các đồ thị biểu diễn. Vì vậy, trong các đồ thị biểu diễn thành sai số vì chúng làm cho đồ thị nhìn không rõ và làm nhiều các điểm thực nghiệm.

Chƣơng 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LU N 3.1. Xác định đặc tính của vật liệu

Thực nghiệm đƣợc tiến hành với vật liệu HBL có diện tích bề mặt 0,53 m2/g, thể tích mao quản là 0,005222 cm3/g, kích thƣớc 0,6 < d < 1,0 mm. Bề mặt vật liệu đƣợc chụp trên kính hiển vi điện tử quét SEM (Scanning Electronic Microscope), tại phòng thí nghiệm BKEMMA - AIST (Viện tiên tiến khoa học và công nghệ - HUST) với độ phóng đại 2.000 và 15.000 lần đƣợc thể hiện trên hình 3.1 cho thấy bề mặt vật liệu có nhiều nếp gấp có dạng sợi lƣợn sóng, gồ ghề và không đồng nhất.

Hình 3.1. nh SEM của vật liệu HBL với độ phóng đại 2000 lần và 15000 lần Để định tính và xác định những nhóm chức chủ yếu có thể tham gia vào quá trình xử lý kim loại, phổ hồng ngoại (FTIR) của vật liệu hấp phụ đƣợc đo theo phƣơng pháp ép KBr tại Phòng thí nghiệm công nghệ lọc hóa dầu và vật liệu xúc tác hấp phụ - Viện Kỹ thuật hóa học, HUST đƣợc thể hiện trên hình 3.2.

Phổ hồng ngoại trong khoảng số sóng 400÷4000 cm-1

cho thấy nhóm chức cacboxyl, hydroxyl, amin trên HBL. Dải phổ rộng tại khoảng 3432,8 cm-1

do nhóm OH bị kéo căng và nhóm OH có mặt trong xenluloza, lignin và nƣớc hoặc cũng có thể ứng với dao động hóa trị N-H ở amin (bậc 1 và bậc 2) và nhóm cacbonhydrat trong các hợp chất cao phân tử [60].

Hình 3.2. Phổ hồng ngoại của vật liệu HBL

Peak 2921 và 2852 cm-1 cho thấy sự có mặt của nhóm OH liên kết với gốc metyl và metylen, dao động biến dạng của liên kết C-H [60]. Tại khoảng 1727÷1658 cm-1 có sự dao động của nhóm C=O của nhóm cacbonyl có trong hemixenluloza và vùng giữa 1633,8÷1515,7 cm-1 biểu hiện liên kết C=C kéo căng của vòng thơm và liên kết C=O. Dao động xung quanh peak 1163 cm-1

có thể do nhóm C-O trong lacton [60]. Vùng 669÷512,9 cm-1 cho thấy cấu trúc của vòng thơm [48].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xử lý zn và cr trong nước bằng sinh khối khô của thực vật (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)